29 tháng 6, 2010

Xao xuyến ngắm nhìn sơn nữ Tây Bắc tắm suối

Người ta vẫn kháo nhau, lên Tây Bắc mà xem con gái Thái tắm tiên. Con gái Thái da trắng như hoa ban, uyển chuyển với những đường cong tuyệt mỹ. Con gái Thái dịu dàng, hiền thục…
>> Tiếng Hà Nội hay nên... hiếm
>> Sự tinh tế trong thưởng trà của người Hà thành xưa
>> Nhà ống phố cổ và tài hoa người Hà Nội 

Mới nghe có vẻ như thô và phàm tục, nhưng với những người đã từng ở Tây Bắc, hoặc am hiểu văn hóa Thái thì cảnh con gái Thái tắm tiên là một phần không thể tách rời trong văn hóa Thái và nếu thiếu cảnh trữ tình, nên thơ ấy, suối ngàn Tây Bắc sẽ kém đi vẻ lung linh huyền ảo. Tây Bắc sẽ phần nào kém đi vẻ đẹp dung dị nhưng vô cùng lãng mạn, nên thơ.
Người ta đi ngắm các cô gái hòa mình với thiên nhiên đậm chất hoang sơ và huyền thoại như ngắm ánh bình minh trong sương sớm, ngắm hoa ban khoe sắc mùa xuân, hay thả hồn trong một tiếng chim lảnh lót đầu non… chẳng khác nào được nồng say trong vũ điệu xòe, hay lâng lâng trong men rượu cần ngọt lịm, một điệu khắp trữ tình… để rồi tự lúc nào thấy mình trong sáng hơn, biết trân trọng nâng niu những gì mà tạo hóa đã ban cho con người, giúp con người hướng thiện hơn, có thêm nghị lực, niềm tin, vươn lên trong cuộc sống.
Các cô gái Thái ngay từ lúc còn nhỏ đã được các bà, các mẹ dạy cho cách thắt khăn nơi thắt lưng - “xài yêu” -  để có được thân hình tuyệt đẹp theo tiêu chí: “Eo kíu manh po” – nghĩa là thắt đáy lưng con tò vò, giống như thắt đáy lưng ong của các cô gái miền xuôi. Còn mái tóc luôn được chăm chút gội bằng các loại lá thơm như hương nhu, sả, bồ kết… và chải chuốt bằng nước vo gạo nếp. Lại được tắm mình trong không khí trong lành của thiên nhiên hùng vĩ, bởi vậy cô gái Thái nào cũng cao ráo, trắng hồng, mái tóc đen dài mềm mại.
Cảnh con gái Thái tắm tiên là một phần không thể tách rời trong văn hóa Thái.
Không những thế, các cô còn rất giỏi trong những công việc nội trợ như làm ruộng, quay xa, thêu thùa, dệt vải, múa xòe… mà những câu dân ca Thái đã miêu tả được phần nào: “Nướng quả ớt thơm mùi đĩa chéo/ Đụng vào khung cửi vải thành hoa/ Tung nắm tấm thành ra đàn gà…”, “Úp bàn tay trái đã thành hoa đào/ Ngửa bàn tay phải đã thành hoa tươi đất Mường Hỏ/ Ngồi xổm thêu được thành hình chim phượng hoàng/ Ngồi nghiêng quay sợi thành chùm hoa so se” (dân ca Thái). Vẻ đẹp chân chất, trong sáng đến mức thánh thiện của các cô gái Thái đã trở thành nguồn đề tài và cảm hứng vô tận cũng như làm nên sức sống cho bao tác phẩm thơ, ca, nhạc, họa…
Bởi vậy, khi ngắm các cô gái Thái dịu dàng trong trang phục truyền thống: váy đen bó sát người, “xửa cỏm” - áo ngắn lung linh đôi hàng “mák pém” - cúc bạc hình bướm, khăn piêu bồng bềnh trên đầu như áng mây xuân sớm tôn sắc hồng má đào thiếu nữ, một dải khăn xanh là điểm nhấn nơi thắt lưng và dây xà tích bạc buông lơi bên hông, mỗi người đều như thấy ngân rung trong lòng một cảm giác thanh cao trước một vẻ đẹp hoàn mỹ đến mức thật khó đặt tên, cứ dư ba trong lòng người và chợt thổn thức dâng dâng trong ký ức mỗi khi xa nhớ về Tây Bắc…
Sau mỗi buổi lao động về, các cô gái nghỉ chân bên suối, làn nước mát lành làm sạch sẽ bụi bặm, trả lại nước da trắng ngần của mẹ, của cha và tinh hoa của núi ngàn chung đúc hàng ngàn năm mới có được. Bao nỗi mệt nhọc trôi theo dòng nước, con người như được tiếp thêm nguồn năng lượng mới.
Nếu các chàng trai thường chọn nơi vực sâu, nước xiết để vẫy vùng thỏa sức trai thì các cô gái lại tìm nơi dòng chảy nông hơn, kín đáo. Các cô quay mặt vào bờ, ý tứ cởi cúc áo, chiếc váy lúc này được kéo cao che kín khuôn ngực thanh tân, lội xuống nước tới đâu váy được nâng dần lên đến đó. Cho đến khi dòng nước đủ che kín thân mình, các cô gái khéo léo quấn chặt váy trên đầu như một bông hoa, dù bơi lội, đùa nghịch, chiếc váy vẫn không thể rơi được.
Thân hình tuyệt mỹ của các cô gái ẩn hiện dưới dòng nước biếc, thực đấy mà ảo đấy. Các cô hồn nhiên té nước, trong ánh chiều Tây Bắc, từ những bàn tay như bông hoa ban huyền thoại tung lên muôn ánh cầu vồng. Dòng suối như lòng mẹ ôm ấp vuốt ve tấm thân tuyệt mỹ, sỏi đá nơi lòng suối thêm rạng ngời ngần trắng, chim rừng ngưng hót, gió như ngừng thổi, chỉ còn xanh ngắt đến thẫn thờ ngàn con mắt lá của đại ngàn. Tất cả như lặng đi trước kiệt tác của núi ngàn Tây Bắc…
Những dòng suối của khắp vùng Tây Bắc thường có những cái tên vô cùng thơ mộng, chở đầy khát vọng về cuộc sống ấm no hạnh phúc, về tình yêu trắng trong chung thủy: Suối Tiên, Suối Mơ, Suối Xuân…
Không biết có phải từ khi các cô gái Thái khỏa mình trong dòng biếc, những dòng suối già nua trầm mặc chợt nhận ra mình có một trái tim nồng cháy và tâm hồn trẻ trung,  rồi cứ mộng mơ, khao khát một cuộc sống bình dị, yên vui – ước mơ cháy bỏng của bao đời? Để rồi những ai được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của suối nguồn Tây Bắc trong một chiều các cô gái Thái tắm tiên, chợt thấy mình trong sáng hơn, thanh cao hơn, như được hòa mình cùng đất và người của Tây Bắc huyền thoại…
Trần Vân Hạc

28 tháng 6, 2010

Loài sen kỳ lạ ở Đồng Tháp

Sen lạ lá to hơn cái nia, một người nặng khoảng 60 kg có thể đứng lên lá mà chỉ làm chao nhẹ mặt nước. Chuyện tưởng chừng như lời đồn thổi nhưng lại có thật ở chùa Phước Kiển, xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, Đồng Tháp.

Ngôi chùa nhỏ Phước Kiển nằm ở một xã vùng sâu của huyện Châu Thành, nơi từng là căn cứ kháng chiến, nằm cách thị trấn Nha Mân hơn 15 km. Ở đây có một loài sen rất lạ, được đặt cho nhiều cái tên khác nhau như sen vua, sen nia, sen nong tằm... bởi không ai biết tên thật của nó là gì.
Giống sen lạ ở chùa PHước Kiến thuộc loài sen Victoria Regia (Nam Mỹ).

Trong ao chùa, loài sen lạ mọc, nở hoa, lá sen khổng lồ như những cái nia to cong vành gần cả tấc, rất đẹp mắt. Nếu không tận mắt nhìn thấy thì sẽ hồ nghi rằng, bên dưới lá sen nia khổng lồ chắc là có sắt thép chống đỡ nên người nặng trên 50 kg mới đứng trên được.

Loài sen có ở ao này từ năm 1992, không biết nguồn gốc từ đâu. Ao nước này ngày xưa là hố bom Mỹ, bởi nơi đây từng là xưởng công binh cách mạng. Có người nói mấy chục năm trước đã có sen mọc rồi nhưng do nước cạn nên sen chết sạch, sau này mới mọc trở lại. Một dạo, có mấy nhà khoa học từ Cần Thơ lên nghiên cứu, định lấy giống sen quý về trồng ở khu di tích cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Hồ Chủ tịch) tại thành phố Cao Lãnh và khu di tích bác Tôn bên cù lao Mỹ Hòa Hưng (thành phố Long Xuyên) nhưng không thành công. Có lần họ còn mang theo cả đất, bùn, nước ao nhưng sen vẫn không sống.
Một người nặng khoảng 60 kg có thể đứng lên lá sen mà chỉ làm chao nhẹ mặt nước.

Năm 1998, ao cạn nước làm chết sạch các loài sen, súng đang trồng. Nhưng không ngờ, năm sau khi nước lên, sen lạ lại mọc và nở hoa. Hoa sen lạ này khi mới nở có màu trắng, sau 12 giờ trưa đổi sang màu hồng và chỉ nở trong 2-3 ngày thì tàn.

Theo tài liệu tra cứu, đây là loài sen Victoria Regia, mọc rất nhiều ở khu vực sông Amazon, Nam Mỹ. Loài sen này từng gây xôn xao khi xuất hiện tại công viên thực vật Tây An, Trung Quốc, nó được mang từ Paraguay sang dự triển lãm quốc tế về các loài hoa. Hình ảnh một phụ nữ Trung Quốc cùng hai cậu con nhỏ ngồi trên lá sen gây chấn động về một loài sen lạ. 
Loài sen Victoria Regia.
Mặt trên của lá có màu diệp lục, hình các vảy chồng nhau như hình vảy ngói âm dương, mặt dưới màu nâu đỏ với rất nhiều gân to, gai nhọn. Lớp gân và các “khung xương” nằm dưới to, dày bằng hai lóng tay, tạo nên kết cấu khá vững chắc. Thân và mặt dưới lá có rất nhiều lông và gai nhọn. Hạt sen nhỏ như hạt đậu ván, mềm, ăn khá ngon nên thổ dân da đỏ vùng sông Amazon gọi là “ngô trong nước”.
Sư trụ trì Thích Huệ Từ mang trong nhà ra một tấm mặt bàn bằng thiếc mỏng, thả xuống lá sen như một cái nia khổng lồ. Có lá đường kính to trên 3 m. Mùa nước nổi là lúc sen no nước, mỗi ngày lá lớn ra trông thấy. Chị Hà, một du khách đến từ Rạch Giá - Kiên Giang, rất hăm hở nhảy xuống lá sen, chấp tay niệm Phật để làm mẫu chụp ảnh. “Ai nặng cỡ 60 kg trở xuống đứng lên lá chỉ làm lay động nhẹ thôi”, sư Huệ Từ giải thích. Vì cẩn thận, đảm bảo an toàn cho khách nên chùa hạn chế lượt khách muốn xuống ngồi lá sen chụp ảnh, quay phim.

Theo Phụ Nữ Việt Nam

Phấn hoa đẹp lung linh qua kính hiển vi

Mắt thường khó có thể nhận thấy phấn hoa bay trong không khí nhưng qua kính hiển vi, chúng đẹp lung linh đến khó tả.
Nhiếp ảnh gia Martin Oeggerli, người Thụy Sĩ, đã sử dụng chiếc kính hiển vi rất đắt tiền để ghi lại những hình ảnh cực kỳ giá trị này. Theo anh thì đó là sự kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học, đòi hỏi rất nhiều sự chuẩn bị công phu và kỹ năng tinh xảo.
Phấn hoa mà mắt thường không nhìn thấy này cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người bị sốt ở Anh. Tuy vậy, vẫn phải thừa nhận rằng chúng rất đẹp qua kính hiển vi.
Phấn hoa đẹp lung linh qua kính hiển vi
Phấn hoa violet rơi trên lá với kích thước siêu nhỏ 0,006 mm.
Phấn hoa đẹp lung linh qua kính hiển vi
Phấn hoa ô rô (một loại hoa ở Anh).
Phấn hoa đẹp lung linh qua kính hiển vi
Phấn hoa đẹp lung linh qua kính hiển vi
Phấn hoa violet ở một góc nhìn khác.
Phấn hoa đẹp lung linh qua kính hiển vi
Phấn hoa đẹp lung linh qua kính hiển vi
Phấn hoa liễu.
Phấn hoa đẹp lung linh qua kính hiển vi
Phấn hoa đẹp lung linh qua kính hiển vi
Phấn hoa đẹp lung linh qua kính hiển vi
Phấn hoa đẹp lung linh qua kính hiển vi
Phấn hoa đẹp lung linh qua kính hiển vi
Phấn hoa đẹp lung linh qua kính hiển vi
Phấn hoa đẹp lung linh qua kính hiển vi
Phấn hoa đẹp lung linh qua kính hiển vi
Phấn hoa đẹp lung linh qua kính hiển vi
Thoạt nhìn chúng giống sò biển nhưng thực chất là phấn hoa được phóng to.
ĐỖ QUYÊN
Theo DM

27 tháng 6, 2010

Sửa sang nhà vườn khi hè đến

Mỗi khi hè sang, nhu cầu về ngoại ô nghỉ ngơi càng tăng lên. Căn nhà vườn của bạn cần được sửa sang lại để còn đón khách đến thăm.


Mùa hè nóng nực đã đến, bạn có một ngôi nhà nghỉ ngoại ô bỏ hoang bấy lâu và giờ bạn muốn sửa sang để đưa bạn bề về chơi trong những ngày nghỉ cuối tuần. Phải bắt đầu công việc đó như thế nào?

Sửa sang cửa ngõ

Lối vào đẹp
Lối vào đẹp

Một lối vào đẹp sẽ là một lời chào vô cùng giá trị. Những người khách của bạn sẽ thấy được sự đón tiếp nồng hậu ngay từ những cánh cổng đẹp đẽ và mang tính chào mời.

Chăm chút từng chi tiết

Những chi tiết  của tường rào, các công trình điêu khắc bạn có trong vườn đều cần được chăm sóc chu đáo
Những chi tiết  của tường rào, các công trình điêu khắc bạn có trong vườn đều cần được chăm sóc chu đáo

Những chi tiết của tường rào, các công trình điêu khắc bạn có trong vườn đều cần được chăm sóc chu đáo. Đừng bỏ qua bất kỳ chi tiết nào, chúng có thể tố cáo với mọi người về sự lười biếng của bạn.

Tận dụng những gì sẵn có

Bến đậu tuyệt vời
Bến đậu tuyệt vời

Nếu trong vườn có sẵn một số những vật thể hình khối kỳ lạ, hãy sử dụng chúng như những điểm nhấn cho khu vườn. Như hòn đá này có thể là một chỗ đậu rất thoải mái cho những chú chim vô gia cư.

Mặc sức sáng tạo

Không gian xanh êm đềm
Không gian xanh êm đềm

Nếu bạn có một chút năng khiếu nghệ thuật, bạn nên bỏ ra một chút thời gian để biến những đồ vật thông thường thành những tác phẩm điêu khắc đẹp mắt. Mọi người có dịp chiêm ngưỡng những kiệt tác có một không hai này và sẽ rất ngạc nhiên về khả năng của bạn.

Đặt thêm chỗ ngồi

Không gian nghỉ ngơi trong vườn
Không gian nghỉ ngơi trong vườn

Thêm một vài chiếc ghế đá hoặc ghế sắt rải rác trong khu vườn. Những du khách mỏi chân có thể ngồi nghỉ ngay dưới những tán cây xanh mát.

Patio và hơn thế nữa

Không gian ngoài trời tràn ngập trong sắc lá
Không gian ngoài trời tràn ngập trong sắc lá...

Tạo ra những khu patio (sân trong; hiên hè, hành lang lộ thiên hay sân không có mái che) nhỏ xinh trong khu vườn của bạn. Một bữa barbecue là một phần không thể thiếu trong những buổi về ngoại ô như thế này.

Theo Archi

Độc đáo bức chân dung làm từ… xác kiến khô

Thay vì các chất liệu màu như những bức tranh bình thường khác, nghệ sĩ Chris Trueman, người Mỹ, dùng 200.000 con kiến chết để tạo thành bức chân dung Cậu bé cầm súng.
Độc đáo bức chân dung làm từ… xác kiến khô
Bức chân dung được làm từ những xác kiến khô.
Trong bức tranh là hình ảnh một cậu bé cao bồi tay cầm súng. Thoạt nhìn, bức tranh không gây được ấn tượng lắm bởi màu vàng ố của xác kiến nhưng nhìn gần, rất nhiều người thích thú với ý tưởng sáng tạo của Chris.
Để có được tác phẩm độc đáo này là cả một quá trình công phu, không hề đơn giản. Trước tiên là tìm đâu ra nhiều kiến đến như vậy? Chris đã đặt mua qua mạng của một người nuôi kiến. Thế rồi những xác kiến khô có những con bị rời ra. Phải nghiên cứu một thời gian dài, Chris mới tìm ra những chỗ ít chú ý đến tiểu tiết thì dùng những xác kiến bị đứt đoạn.
Mặc dù bị 'xì-trét' và mất rất nhiều thời gian để làm ra bức tranh nhưng Chris cảm thấy rất vui khi bức tranh hoàn thành. Bức chân dung có giá 35.000 đô la Mỹ và đang được trưng bày tại một triển lãm nghệ thuật ở San Diego.
Độc đáo bức chân dung làm từ… xác kiến khô
Cận cảnh các mảng xếp kiến khô trong bức tranh.
Độc đáo bức chân dung làm từ… xác kiến khô
Độc đáo bức chân dung làm từ… xác kiến khô
ĐỖ QUYÊN
Theo Alonews

24 tháng 6, 2010

Thú chơi đá cảnh:Thiên nhiên lắm vật hữu tình


    … Cùng một viên đá, có người thấy nhưng cho là tầm thường, bỏ qua, người khác cảm được vẻ đẹp của nó mới giữ lấy. Có khi tìm được đá nhưng người ta chưa nhìn ra ngay cái “thần”, phải chiêm ngắm cả mấy tháng trời mới ngộ ra được vẻ đẹp ẩn giấu…
    Ngoạn thạch hay còn gọi là chơi đá cảnh là một thú chơi nghệ thuật đã có từ lâu đời. Người xưa quan niệm đá có hình dạng sống động, hài hòa, màu sắc đẹp là nhờ sự kết tinh linh khí của trời đất mà thành.
    Ở TP.HCM, nói đến chơi đá, nhiều người biết đến anh Bùi Đức Tầm - một trong những người chơi đá đã khá lâu và còn góp phần hình thành nên phong trào chơi đá suiseki (đá tự nhiên) một cách bài bản. Nghe anh nói chuyện say mê về đá, người ngoại đạo cũng ngộ ra nhiều điều và thấy đá không chỉ là đá nữa…
Tình yêu với đá
    Mê đá đến mất ăn mất ngủ, với anh Tầm, không có gì sướng bằng được đi săn lùng, được tận tay tìm nhặt những viên đá đẹp để mang về nâng niu, ngắm nghía. Anh nhớ lại, lúc hơn mười tuổi, trong lần đi chơi, anh tình cờ nhặt được trong đống cát một hòn sỏi nhỏ bằng ngón tay có hình dáng khá lạ.

Vịnh Hạ Long thu nhỏ

    Với trí tưởng tượng của mình, cậu bé Tầm nhìn thấy nó có hình khuôn mặt người. Viên sỏi đó được anh gìn giữ cẩn thận và theo anh rất lâu, tiếc là sau mấy lần anh dời nhà, nó bị thất lạc. Bây giờ nhắc lại, dù đã sở hữu một bộ sưu tập đá công phu, anh vẫn tiếc ngẩn ngơ viên sỏi nhỏ ấy. Đó là kỷ niệm đầu tiên khiến sau này anh bén duyên với đá.
    Trong nhà anh, đá được dành đặt tại những chỗ trang trọng nhất. Nhưng vì không đủ chỗ, anh phải xếp cả ở gầm cầu thang, bởi nguyên một phòng trên lầu chỉ dành cho đá cũng đã trở nên chật chội. Vì thế, anh có ý định muốn về quê ở Long An cất một ngôi nhà theo kiểu xưa để làm chỗ trưng bày đá, rủ rê bạn bè đến thưởng ngoạn, bình về đá.
    Tỉ mẩn lau chùi, xịt nước lên từng viên đá, anh nói: “Chơi đá cảnh không cầu kỳ và tốn nhiều công chăm chút như với hoa, bonsai, chim chóc…, nhưng vẫn phải bảo dưỡng để có viên đá đẹp. Tôi cũng đã từng chơi vài thứ khác như phong lan, cây khô…, nhưng chỉ khi đến với đá, tôi mới thấy nó khơi đúng niềm đam mê của mình. Cái sướng của người chơi đá chính là việc sở hữu được những viên đá độc bản. Bởi đã chơi đá suiseki phải tôn trọng tuyệt đối tính tự nhiên của đá, hoàn toàn không có sự can thiệp của bàn tay con người vào việc tạo hình dáng, màu sắc cho đá”.
Anh Bùi Đức Tầm và công việc chăm sóc đá, phun nước, lau chùi cho đá bóng, đẹp

    Những tạo tác của thiên nhiên quả là món quà vô giá, có khi phải mất hàng mấy chục năm, thậm chí qua sự biến thiên hàng trăm năm mới tạo ra được một viên đá đẹp.     “Dưỡng thạch như dưỡng tâm”, muốn làm liền những vết nứt, rạn trên đá, người chơi phải phơi sương, ngâm bùn, phải phun nước cho đá trơn mịn.
    Nếu chưa được anh Tầm giới thiệu, chúng tôi khó tin được những khối đá có hình dạng giống như khuôn mặt người khi thì cười tươi, khi lại trầm buồn, hình tượng Phật, hình cảnh vật sông núi, con vật, trái cây… hay những hoa văn trên đá có hình như một bức tranh thủy mặc hoàn toàn do thiên nhiên tạo ra.
Vật vô ngôn nhưng hữu tình
    Với người chơi đá, ai cũng biết đá là vật vô ngôn nhưng lại rất hữu tình. Tình yêu đá tùy vào khả năng cảm nhận của từng người. Ai “ngộ” được đá thì nhìn đá không là một vật vô tri nữa, cũng không thấy đá lúc nào cũng cứng răën mà có khi rất mềm mại. Đá có thể nói chuyện với người. Nếu tinh tế, chỉ cần thay đổi hướng nắng hoặc không gian trưng bày là thay đổi vẻ đẹp của đá.

Đá có hình dáng như trái tim

    Trong bộ sưu tập của anh Tầm, đá có đủ hình dạng, màu sắc mà mỗi viên là một câu chuyện. “Khó có thể tưởng tượng được sự kỳ diệu của thiên nhiên khi tạo ra dáng đá. Hầu như trong trời đất có cảnh vật gì thì đá đều có hình dáng như thế. Chỉ sợ mình không có duyên gặp và giữ được những viên đá đẹp mà thôi” - anh nói và hướng dẫn chúng tôi xem.
    Có viên đá nhìn phía trước giống như đầu con chim cú, nhưng nếu xoay ra phía sau lại là một con lân! Phiến đá khác chỉ bằng bàn tay, khi để đứng có dáng người đang đứng, để nằm ngang lại như hình một dãy núi và nếu lật ngược lại thì ra một chiếc thuyền. Rồi một bộ ba hòn đá kết có hình các ông Phước - Lộc - Thọ. Lại có những viên đá “thấu thạch” tạo thành một tiểu cảnh ao hồ, có cầu bắc ngang, có hang động, chiếc cổng trời.
Khối đá nhìn phía sau có hình con lân

    Rất nhiều phiến đá có hình dạng núi, cả bộ linga và yoni. Những phiến đá phẳng có hình hoa văn đồ thị thì như một bức tranh thiếu nữ, ông già câu cá... cũng chẳng thiếu. Anh rất thích phiến đá đen nhám ở giữa nổi gờ mà anh gọi là “dãy Trường Sơn”, phiến đá có hoa văn như tranh Picasso, tảng đá như vịnh Hạ Long, hình núi bậc thang… Nhiều đêm, bên ấm trà, anh ngồi săm soi từng viên đá, có khi phải nhắm mắt lại, đặt tay chạm nhẹ vào đá để cảm nhận từng chất đá.
Hoa văn như tác phẩm của Picasso

    Anh phân trần: “Nhiều người hay nói rằng “thổi hồn cho đá”, nhưng tôi không đồng ý với ý kiến đó vì thấy không đúng. Bản thân đá đã có hồn, người chơi đá chỉ phát hiện ra vẻ đẹp cũng như hồn của đá mà thôi”. Tuy do thiên nhiên tạo ra nhưng đã là đá suiseki thì phải thỏa mãn các tiêu chí: Thứ nhất là thạch ý, tức hình dạng đá phải có ý nghĩa, đường nét phải rõ ràng. Thứ hai là thạch chất, tức là đá phải đúng độ răën.  Thứ ba là thạch sắc, đá phải có màu sắc đậm đà. Các loại đá được chuộng có các loại sáp vàng, huyền vũ, vỏ lê, vỏ dưa, hóa thạch, trầm tích, mai rùa, vân thạch (đá có vân)…
Hoa văn đồ thị như những bức tranh

    Để có được những viên đá có một không hai, người chơi đá đều tin rằng không phải do công giỏi tìm kiếm mà do có “nhân duyên”. Có khi bỏ thời gian làm một chuyến đi, cất công tìm mà không được viên đá nào, còn những lần rất ngẫu nhiên lại có được những tác phẩm ưng ý. Cùng một viên đá, có người thấy nhưng cho là tầm thường, bỏ qua, người khác cảm được vẻ đẹp của nó mới giữ lấy. Có khi tìm được đá nhưng người ta chưa nhìn ra ngay cái “thần”, phải chiêm ngắm cả mấy tháng trời mới ngộ ra được vẻ đẹp ẩn giấu.
Như dáng một người ngồi cúi đầu

    Trong giới chơi đá, có những câu chuyện về “hoàn thạch” thường được truyền tai nhau, không biết thực hư thế nào nhưng có luật bất thành văn là không bao giờ lấy đá ở các di tích lịch sử, nơi tôn nghiêm, danh lam thắng cảnh… chỉ lấy đá tồn tại tự nhiên như quà thiên nhiên ban tặng chứ không làm tổn hại đến thiên nhiên. Đó cũng là một thứ đạo của người chơi đá.
Để chuyên nghiệp hơn một thú chơi
    Bắt đầu chơi đá từ sau năm 1975, nhưng thời gian mà anh tìm được nhiều đá nhất là khoảng những năm 1990-1995. Do làm việc tại Hãng phim Giải Phóng, thường xuyên theo đoàn làm phim đi quay ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung, anh hay tranh thủ những chuyến đi ấy để tìm đá. Nghe vùng nào có đá là anh tìm đến. Có khi ở nhà mà anh “bỗng dưng biến mất”, đó là anh lang thang đi Nha Trang, Đà Lạt một mình bằng xe máy cũng chỉ để tìm đá.
Thấu thạch

     Lúc đầu anh chơi đá theo cảm tính, thích là giữ lấy chứ không theo tiêu chí nào, vì không có tài liệu nào hướng dẫn cho người chơi đá. Dần dà, anh tự rút kinh nghiệm và được giới thiệu với Hội Chơi đá cảnh Đài Loan, được tiếp xúc với những người có cách chơi đá khá bài bản. Đến khi phong trào chơi đá cảnh ở TP.HCM được hình thành từ những nhóm chơi nhỏ lẻ, anh tham gia và đoạt được một số giải thưởng ở Hội hoa Xuân Tao Đàn.
   Sau đó, anh mày mò tìm hiểu và chủ động trao đổi hiểu biết về đá cảnh với những ai cùng có niềm say mê đá. Năm 2005, Bùi Đức Tầm được kết nạp vào Hội Đá cảnh châu Âu. Hiện anh là trưởng nhóm chơi đá thuộc Câu lạc bộ Bonsai của Trường đại học Khoa học Tự nhiên. Hình như cái tên cũng chính là số phận của anh, luôn lấy việc tìm kiếm đá làm thú vui.
Theo tintuc.timnhanh.com