20 tháng 4, 2012

MÃNH MAI KỲ MỘC

Mãnh mai!
Xin đừng vội cho là tôi viết sai chính tả. Tôi viết “mãnh mai” là sự cố ý để diễn đạt một… mãnh gỗ của cây mai, chứ chưa phải là sự “mảnh mai” như cách hiểu thông thường về một điều "trông có vẻ yếu nhưng dễ ưa" (Từ điển Tiếng Việt).

Đúng vậy. Đây thật sự là một mãnh gỗ của cây còn sót lại sau khi bị một sự cố cưa cắt nghiêm trọng nào đó. Nhưng điểm khác biệt chính là ở chỗ mãnh gỗ này lại có đầy đủ các yếu tố của một thực thể sống, đang trên đà phát triển để tạo thành một... tác phẩm nghệ thuật gây nhiều cảm xúc. Tôi phát hiện ra nó trong vườn bạn tôi, bỏ quên lâu ngày. Đó là một cây mai cổ thụ, thời chiến tranh ngày xưa  đã bị đạn bom  phát cắt ngang thân. Sau đó phần gốc còn lại cũng bị mối tấn công đến nỗi chỉ còn một mãnh gỗ. Và kỳ diệu thay, cái mãnh gỗ còn sót lại đó đã bất chấp tất cả để vươn lên trở thành một thực thể sống hiên ngang, cho tới bây giờ…

 Khi tôi mang cây từ vườn bạn về, cây còn hoang sơ lắm. Sau vài năm chăm tỉa bây giờ cây đã khẳng định được một sự tồn tại và vươn lên rất kỳ diệu của mình: Mãnh Mai Kỳ Mộc!

15 tháng 4, 2012

Kỳ công hơn 7.200 ngày chăm cây lục bình "độc"

Lục bình độc - Tác phẩm tâm huyết cả một đời của ông Hội
20 năm qua, ông Nguyễn Hữu Hội, ở thôn 2, xã Hải An, Tĩnh Gia, Thanh Hóa, chỉ uốn một cây duy nhất. Ông đã mày mò tìm hiểu đủ các thế cây, nâng niu, chăm chút từng cành nhỏ cho “tác phẩm” tâm huyết của cả đời mình.

Theo tiếng đồn của người dân, chúng tôi tìm về thôn 2, xã Hải An, huyện Tĩnh Gia để được tận mắt chiêm ngưỡng cây lục bình “độc” của gia đình ông Nguyễn Hữu Hội.

3 tháng 4, 2012

Linh sam cổ thụ...


Gọi là "cổ thụ" có lẽ cùng không ngoa, khi cây có những chỉ số về kích thước khá ấn tượng: hoành gốc khoảng 45 cm, cao khoảng 120 cm, tàn có đường kính khoảng 100 cm, lũa nguyên bản (jin), thế xiêu lượn. Chậu cạn khoảng 50 x 100.
Cây đã ra hoa rộ nhiều năm. Mùa hoa năm trước, là thời điểm cây đã làm hoàn thiện tạo hình như bây giờ nhưng điều đáng tiếc là chỗ để cây chật hẹp không thể chụp được một tấm hình như ý. Hẹn các bạn mùa hoa năm nay, dự kiến khoảng vài tháng nữa (tháng 6 DL)... 








Ảnh chụp 03/2012.

Lê Thạnh - Cổ Mai Hoa
0914.026.345 - Comaihoa@gmail.com

2 tháng 4, 2012

Loài cây biết… ngũ!

Say giấc nồng (12 giờ khuya)


 Đó là một loài cây khá quen thuộc ở các vùng nông thôn Việt Nam. Nhờ đặc tính tái sinh mạnh mẽ, ngày xưa người ta thường trồng loại cây này để rào vườn, vừa có thể thu hoạch hàng năm để làm củi đun. Ngoài ra, trái cây còn được dùng như một vị thuốc tẩy giun cho trẻ nhỏ, lá để làm thức ăn gia súc rất tốt…

Nhưng chỉ có thế vẫn chưa phản ánh hết sự đặc sắc của cây. Với loại lá kép, mọc đối, mỗi khi ánh chiều buông xuống, cũng là lúc cây chuẩn bị để… ngũ, sau một ngày giúp ích cho đời. Nhưng vốn đa đoan, chỉ mới hơn 4 giờ sang thôi, cây đã hé màng, tĩnh giấc. 5 giờ 30 là lúc nàng tỉnh tảo hẳn để bắt đầu một ngày mới…

Quê tôi (Đại Lộc – Quảng Nam) người ta gọi cây này là cây keo. Trên nhiều tài liệu, gọi cây này là cây “keo dậu”, cây táo nhơn, bình linh ...

Cổ Mai Hoa xin  giới thiệu một nàng Keo Dậu tại vườn nhà:
Hoành gốc khoảng 40 cm, thân chính bằng cổ tay người lớn. Cao khoảng 80cm. Vào chậu khoảng 5 năm.


Vén màng choàng dậy lúc bình minh
Và một ngày mới lại bắt đầu...