24 tháng 3, 2014

Mấy cây mai cổ thụ

Có ông bạn ở Đà Nẵng gọi điện ngõ ý khảo sát vài cây mai cổ.  Gửi mail không được đành đăng tạm vào đây, cũng là cách để lưu giữ hình ảnh.

Xem thêm: https://www.facebook.com/Comaihoa/media_set?set=a.545076605608379.1073741843.100003181330714&type=1

Cây 1: Mai đọt xanh miền trung, có hoa 5 cánh rất lớn. Bông hoa to hơn chiếc ly uống rượu. Bộ gốc nỗi rễ, rất đẹp. Thế bạt phong, xiêu hẳn về một bên. Ngọn đứng. Hoành gốc trên đầu rễ khoảng 70cm. Cao khoảng 2,5m. Giá khoảng 30 triệu.


Cây 2: Cũng loại đọt xanh miền trung, hoa 5 cánh vừa, kín, đậm, thơm, đẹp. Bộ gốc trung bình. Thế trực hài hóa. Hoành 85cm. Cao 2,5m. Giá khoảng 25 triệu.


Cây 3: Cũng là đọt xanh, hoa 5 cánh vừa, kín, đẹp. Bộ gốc nỗi ấn tượng (ảnh chụp nhìn không rõ). Thế nghiêng – đứng. Hoành 80cm. Cao 1,8m. Giá khoảng 25 triệu.


Cây 4: Đọt xanh, hoa 5 cánh vừa, kín, đẹp. Bộ gốc 24 giờ, nỗi đều. Thế trực cân đối. Hoành 85cm. Cao 2,2m. Giá khoảng 40 triệu.



Cây 5: Thuộc loài Giảo Tân An. Đọt tím, hoa 6-10 cánh, nhiều tầng. Gốc khá. Nỗi đẹp. Thế xiêu – trực. Hoành 100cm. Cao 3m. Giá khoảng 60 triệu.


19 tháng 3, 2014

Bí quyết nhà vườn: Điều chế phân hữu cơ vi sinh từ bánh dầu

Comaihoa: Tình cờ "nhặt" được bài viết trên mạng về cách điều chế phân hữu cơ vi sinh từ bánh dầu khá hay và dễ làm. Xin trình bày lại bài viết theo bố cục dễ đọc hơn và giới thiệu để các bạn tham khảo.

Không quên cảm ơn tác giả Nguyễn Huy Thông về bài viết hữu ích.

CÔNG THỨC VÀ KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ:
Bước 1: 
Thùng 30L nước + 100cc Acid phosphoric trộn lại và quậy đều bằng đũa tre, xong thêm 10 kg bánh dầu xay nhỏ vào và quậy tiếp cho mau hòa tan, đậy nắp và mỗi ngày quậy 1 chút cho mau hòa tan.

Bước 2: 
7 ngày sau bổ sung thêm 150g Super lân và 700- 800 cc men thứ cấp (1), sau đó quậy thật đều và đậy nắp.

Bước 3:
10 ngày sau thêm 100cc Enzim Proteaz (men phân rã protein) (2) tiếp tục trộn đều và đậy nắp. Cứ 10 ngày ta quậy đều 1 lần. Đến ngày thứ 45 là hoàn tất, ta sẽ có được 25 L phân bánh dầu đậm đặc và quan trọng là “thơm” nữa.

Ghi chú:
(1): Cách làm men thứ cấp: 1L nước + 100g EM2 (2) + 3cc nước mắm + 20g rỉ đường (dùng đường tán là OK) quậy và để 24 tiếng cho ra men thứ cấp.

(2) Emzim proteaz và EM2: mua tại cửa hàng bán thuốc thủy hải sản. Trong đó, 
EM2: là chế phẩm khử mùi hôi 

CÁCH DÙNG:
Tưới cây:
+ Pha 20-30 cc/lít nước: tưới bonsai, hoa cảnh.
+ Pha 3-4 cc/lít nước: tưới Lan.


Theo: Nguyễn Huy Thông. 

__________________________________________________
         

Tự sản xuất phân cá giá thành rẻ




Chế phẩm vi sinh EM 2-3-3
 Phân cá (fish fertilizer) là phân được sản xuất từ nguồn nguyên liệu cá tươi (fresh fish). Loại phân này chứa khá nhiều vitamin có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Hiện nay, phân cá được chế biến theo hướng công nghiệp và phân phối trên thị trường với nhiều nhãn mác khác nhau. Nổi bật hơn là phân cá của công ty Growmore và VAC Tiền Giang. Tuy nhiên giá bán quá cao (82.000 – 95.000 đ/lít). Với giá bán như vậy, ắt hẳn suất đầu tư đầu vào sẽ tăng, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cho sản phẩm nông nghiệp.
Trước bức xúc đó, đa số nông dân bắt đầu tự sản xuất phân cá bằng cách: Mua phế phẩm cá tươi từ các chợ, sau đó tiến hành ngâm (giống như ngâm cá để sản xuất nước mắm). Sau một thời gian, phế phẩm này thối rữa, bà con đem ra tưới cho cây trồng và được xem như phân cá tự chế, thay cho phân cá có bán trên thị trường.
Cách chế biến này không đem lại hiệu quả cho cây trồng. Bởi lẽ: Proteine trong cá tươi là hợp chất cao năng, cây trồng khó hấp thu. Do vậy, cần phân giải chúng thành hợp chất dễ tiêu thì cây trồng mới hấp thu được. Mặc khác, cách ngâm như vậy làm mất thời gian rất lâu (từ 4 – 6 tháng) và tạo mùi hôi thối rất khó chịu, gây ô nhiễm cho môi trường khi sử dụng.
 Để giúp bà con tự sản xuất phân cá phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng, không gây mùi hôi thối, ít tốn thời gian. Xin chuyển giao cách chế biến phân cá gồm các bước như sau:
-Bước 1:  Dùng nguyên liệu là cá tươi, hoặc các phế phẩm từ cá tươi như: đầu cá, vi cá, ruột cá, mang cá…(nếu chọn được cá nước ngọt thì tuyệt vời hơn).
-Bước 2: Cho khoảng 100kg cá tươi vào thùng bằng nhựa, hoặc bằng gốm sứ. Khối lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng.
-Bước 3: Dùng sản phẩm EM (effective microorganism) (đây là sản phẩm có chứa nhiều vi sinh vật có tác dụng phân hủy xác bã hữu cơ và khử mùi hôi) cho vào thùng có chứa cá với liều lượng: 0,5 lít sản phẩm EM/100kg cá tươi. Sau khi đổ EM 3 – 4 ngày, xác cá sẽ bị thủy phân hoàn toàn thành nước và không có mùi hôi thối.
-Bước 4: Dùng men protease (men phân hủy protease) để phân phủy các hợp chất proteine cao năng thành các hợp chất dễ tiêu. Tuy nhiên, ở điều kiện bình thường men không hoạt động. Vì vậy cần kích hoạt men bằng nhiệt độ.
Kích hoạt men như sau: Lấy 200g men protease cho vào 15 kg dung dịch cá đã ngâm EM, đun nóng ở nhiệt độ 52 độ C, trong 10 – 15 phút (lưu ý phải dùng nhiệt kế để duy trì nhiệt độ 52 độ C, điều chỉnh lửa cho phù hợp để duy trì nhiệt độ và đảo (khuấy) liên tục để men được trộn đều với dung dịch cá). Sau 10 – 15 phút đun nóng, cho toàn bộ dung dịch này vào thùng dung dịch cá (đã sử dụng EM).
-Bước 5:  Sau khi thực hiện xong từ bước 1 đến bước 4, bà con đậy kín nắp thùng và tiếp tục ngâm khoảng 30 – 40 ngày thì đem ra sử dụng (lưu ý: bảo quản thùng chứa phân cá ở nơi khô ráo, không được để nước rơi vào).
-Bước 6:  Pha loãng phân cá để phun (tưới) cho cây trồng. Dùng 1 lít dung dịch phân cá hòa tan vào 300 lít nước lã để phun hoặc tưới vào gốc cho cây trồng sẽ giúp cây phát triển cực mạnh, năng suất cao (nhất là cây mai ghép, phong lan và kiểng bonsai) (lưu ý: trước khi pha loãng phân cá, cần dùng phễu lưới để loại bỏ tạp chất, tránh trường hợp ngẹt đầu bét bình phun).
Bằng cách chế biến như trên, giá thành tạo ra 1 lít phân cá khoảng 7.000 đ, giảm gấp 10 lần so với giá phân cá đang bán trên thị trường.
Th.S Nguyễn Văn Phong
(Báo Nông nghiệpVN)

Xem Thêm: