Cổ mai hoa


Bài viết theo chủ đề: CỔ MAI HOA (nhấn vào đây)

        * Tiêu điểm Cổ Mai Hoa:

MÃNH MAI KỲ MỘC

Tác phẩm quý: CỤ MAI DẢO Ở QUẢNG NAM

Rượu Hương mai - Xuân Nhâm Thìn

CỔ MAI HOA TẾT NHÂM THÌN

Tin nóng: Nhận định nhanh tình hình thời tiết để lặt lá mai

Cây về…

Hành hương Yên Tử, chiêm bái … Mai vàng

Giới thiệu về mai vàng Yên Tử

Thông tin về xuất khẩu mai vàng qua Mỹ:

Mai Hoa – Tân Mẹo

Tổng hợp nghiên cứu về mai vàng

Kỹ thuật chiết cây mai vàng cổ thụ

Hoàng mai và bản sắc văn hoá Huế

Món ngon quê nhà: Rượu hương mai Đại Lộc, Cá niên đại ngàn Quảng Nam

THÚ CHƠI MAI CỔ Ở ĐẠI LỘC

Làng mai Đại Lộc

Huyền thoại cổ mai

Cổ Mai Hoa ở Đại Lộc.


Mai Hoa biểu tượng của mùa Xuân, quy luật đất trời, đạo đức và khí tiết người Anh hùng...

Cây hoa mai vàng (dưới đây gọi là mai hoa) có tên khoa học là Ochna integerrima, là loài cây hoa cảnh gắn liền với Tết – Xuân, tự bao đời đã trở nên vừa thân thuộc, vừa thiêng liêng với mọi tầng lớp người dân Việt. Từ cổ chí kim, ở Việt Nam, mai hoa, nhất là cây mai cổ thụ nhiều tuổi, từ dáng thế, màu sắc và cả các đặc tính sinh học của nó được cho là chứa đựng nhiều bí ẩn, biểu hiện những ý nghĩa triết lý nhân sinh sâu sắc.
Lịch sử dân tộc ta từng ghi nhận rất nhiều bậc anh hùng, tiền bối đã không tiếc lời ca ngợi, tôn thờ những giá trị thâm hậu mà cây hoa mai mang lại. Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) xem mai hoa như một biểu tượng của đạo đức và khí tiết: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Truyện Kiều); là bạn tri âm, tri kỹ “Mai là bạn cũ, Hạc là người quen” .
Còn Mãn Giác Thiền sư (1052-1096), trong một bài kệ, tương truyền được viết ngay trước khi Sư viên tịch tại chùa Sùng Nghiêm, năm 1096:
“... Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.”  
(Cáo tật thị chúng)
Tạm dịch: Chớ tưởng xuân tàn hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một nhành mai. Ở đây sức sống mãnh liệt của hoa mai được đẩy lên đến độ cao trào. Ta hãy hình dung chỉ sau một đêm xuân, trước thềm bỗng xuất hiện - không chỉ một, vài bông hoa - mà là một nhành mai nhất loạt vàng bông rực rỡ, như một sự thăng hoa tuyệt diệu, sự chuyển hoá biến đổi của đất trời.

Tuy nhiên, trong những áng văn, thơ viết về mai hoa do người xưa để lại, nỗi tiếng hơn cả phải là bài thơ bất hủ của Chu Thần - Cao Bá Quát (1809-1855). Bài thơ vốn đã là “slogan”, là “tuyên ngôn nghệ thuật” của không ít nghệ nhân mai cổ thời nay. Xin được trích dẫn nguyên văn:

經世有才皆百鍊
 讀書無字不千金 
十載論交求古劍 
一生低首拜梅花
Phiên âm Hán - Việt:
Kinh thế hữu tài giai bách luyện
Độc thư vô tự bất thiên kim 
Thập tải luân giao cầu Cổ Kiếm 
Nhất sinh đê thủ bái Mai Hoa  
(Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Wikipedia) 

Thập tải luân giao cầu Cổ kiếm. Nhất sinh đê thủ bái Mai hoa” - Người anh hùng có mười năm giao du trong thiên hạ để cầu thanh gươm cổ cùng một đời chỉ biết cúi lạy hoa mai! Ta sẽ thấm thía hơn cái triết lý nhân sinh sâu sắc chuyển tải trong hai câu thơ nỗi tiếng của Cao Bá Quát nếu như ta đặt nó trong ngữ cảnh của cuộc đời kỳ lạ của ông, cuộc đời của một người Anh hùng không hề biết nễ sợ một ai, trong một giai đoạn lịch sử rất đặc biệt của các thời đại cuối cùng nhà Nguyễn. Khi không còn tin vào Triều thần, Người Anh hùng trong ông có mười năm đi “cầu cổ kiếm”, như kiếm tìm một kế sách để cứu dân, cứu nước. Và ông đã tự đặt mười năm đó vào thế cảnh của một đời chỉ biết“bái mai hoa”! …
Thế mới biết Mai Hoa không chỉ là biểu hiện của mùa xuân, quy luật đất trời, đạo đức, mà còn là biểu tượng cho khí tiết bất diệt của người Anh hùng.

(Trích bài Cổ mai hoa ở Đại Lộc, tác giả Thanh Lê (Lê Thạnh), báo Công an Nhân dân)