30 tháng 5, 2011

Video: Cuộc hỗn chiến giữa mèo và rắn

Cuộc chiến giữa những con vật luôn mang lại cho người xem những bất ngờ thú vị. Sau đây là cuộc hỗn chiến giữa mèo và rắn.



Theo VNN, Youtube

25 tháng 5, 2011

Làm việc theo nhóm giúp kiến lửa thoát chết trong lũ lụt


Kiến lửa biết dùng chính cơ thể của mình kết nối với các cá thể kiến khác để tạo thành bè cứu sinh, có khả năng nổi trên mặt nước giúp chúng sống sót khi nước dâng cao.

Nghiên cứu mới tìm hiểu tính chất vật lý của những chiếc bè cứu hộ được tạo ra bởi sự liên kết của các con kiến lửa, phương tiện vận tải bằng đường thủy của các con kiến lửa là chiếc bè kiến đôi khi có chứa tới hàng chục ngàn ấu trùng, lênh đênh trên sóng nước. Liên kết với nhau,những con kiến có thể dùng cơ thể của chính mình và bạn bè để tạo thành chiếc bè cứu sinh kín nước giữ cho chúng không bị chết đuối, kết quả nghiên cứu của các kỹ sư đến từ Viện công nghệ Georgia, ở Atlanta, Hoa kỳ, đã được đăng tải trên tạp chí của học viện khoa học quốc gia Hoa Kỳ, số ra ngày 25 tháng 4 năm 2011.
Bạn chỉ nhận thấy một tổng thể những con kiến trong một khối thống nhất thay vì từng phần riêng biệt, theo Julia Parrish, nhà động vật học, làm việc tại trường Đại học Washington, ở Seattle, Hoa Kỳ: "Đặc tính làm việc theo nhóm của kiến chỉ có thể nhận ra khi bạn quan sát các con kiến trên một bình diện cả nhóm, cả ổ kiến chứ bạn hoàn toàn không thể tiên đoán được điều gì khi bạn chỉ quan sát một cá thể kiến".

Kiến lửa tạo thành chiếc bè trên mặt nước
Những con Kiến lửa Nam Mỹ (có tên khoa học là Solenopsis invicta), là một trong những loài sinh vật xâm hại nguy hiểm, đã có sự chuẩn bị tốt cho thảm họa. Chẳng hạn, khi xảy ra lũ lụt ở Braxin, để bảo vệ lẫn nhau, tất cả các con kiến lửa thành viên bao gồm: Kiến chúa, kiến lính và kiến thợ chuyên chở ấu trùng – tạo thành một nhóm kiến lớn giống như bè cứu sinh lênh đênh trên sóng nước. Chúng phải ở sát bên nhau thành nhóm lớn để sống sót, theo Nathan Mlot, đồng tác giả nghiên cứu, làm việc tại Viện công nghệ Georgia, ở Atlanta, Hoa kỳ. Chiếc bè kiến lửa gồm có 2 lớp, khoảng ½ số lượng kiến kiên kết ở phần trên mặt nước đóng vai trò như đáy bè, chúng liên kết với ½ số lượng kiến còn lại ở bên trên, chiếc bè kiến có thể nhấp nhô theo sóng nước trong nhiều ngày hay thậm chí là nhiều tuần.
Khả năng trôi nổi thành công của kiến được xem là quan trọng nhất cả ở các quy mô nhỏ lẫn lớn. Trên quy mô nhỏ, một con kiến duy nhất cũng có thể đi bộ trên mặt nước, ít nhất ở một mức độ, giống như que tăm nổi , hoặc sải chân côn trùng trên nước. Khi bị ướt, kiến lửa cũng có thể tranh thủ được bọt khí nhỏ xíu, có lẽ nhờ nhiều lớp sừng mỏng bọc ngoài cơ thể chúng, đã giúp cho những thủy thủ gan dạ này có thêm sức nổi trên mặt nước.
Trên quy mô lớn, các cá nhân kiến đã liên kết với nhau rất chặt chẽ bởi hình thức: con kiến này cắn chân con kiến kia, con kiến kia lại cắn vào chân của con kiến hàng xóm,... đã khiến cho nước không thể thấm qua chiếc bè kiến này được. Đây là chính là lý do, tại sao loài kiến tạo nên lớp vỏ của thuyền cứu hộ có thể chạm nước nhưng không bao giờ chìm.
Để kiểm tra mức độ linh hoạt, sự dẻo dai, sức chịu đựng sóng gió của chiếc bè kiến. Mlot và các đồng nghiệp đã quay phim cảnh xây dựng bè cứu sinh, khi mà họ thả một quả bóng đông cứng lên chiếc bè kiến vốn có tới hơn 7000 con kiến đang lênh đênh trên sóng nước. Kết quả là bất kể chiếc bè kiến này chở thêm bao nhiêu ấu trùng đi nữa, thì cấu trúc của chiếc bè này vẫn không thay đổi, chỉ dày khoảng 8 milimét, và có hình dạng giống "bánh kép". Khi ta ngắt nhóm kiến phía trên ra, thì những con kiến khác sẽ bò lên từ phía dưới để lấp đầy lổ hổng.

Kiến lửa Nam Mỹ - Solenopsis invicta
Cấu trúc năng động này đã làm hiện ra hoàn toàn những manh mối cơ bản, Mlot nghi ngờ. Nói cách khác, các con kiến đã không cần suy nghĩ về chuyện chúng đang làm. Nếu có lỗ trống, thì chúng sẽ leo lên hàn kín lại. "Mỗi con kiến hoạt động theo một vài quy tắc đơn giản", Mlot nói.
Với các quy tắc đơn giản này, những con kiến đã có thể xây dựng một cấu trúc phi thường, theo Eric Klavins, nhà khoa học máy tính, làm việc tại trường Đại học Washington, Hoa Kỳ. Trong khi, nhiều kỹ sư lại xây dựng Robot theo hình ảnh riêng mà họ nghĩ ra: to lớn cồng kềnh và với nhiều khả năng xử lý. Tuy nhiên sau khi nghiên cứu cách thức các con kiến tương tác với nhau, các kỹ sư đã có thể thiết kế Robot hoạt động dựa trên bộ vi xử lý nhỏ hơn và có thể làm việc trong điều kiện cần sự phối hợp, để xây dựng khẩn cấp những cây cầu chẳng hạn, Klavins nói: "thật tuyệt vời, những con kiến này tài thật".
Khi bị lũ lụt tấn công, những con kiến đã cùng nhau vượt qua cơn bão trong một chiếc bè kiến tự lắp ráp. Trong nghiên cứu này, nhóm kiến từ 1.000 đến 7.000 con đã trải dài ra trên mặt nước để tạo thành một chiếc bè kiến có độ dày bằng nhau.
Hồ Duy Bình (Theo Sciencenews))

Kỳ lạ cậu bé hút kim loại như nam châm


Cậu bé Ivan Stoiljkovic, 6 tuổi, đang sống tại thành phố Koprivnica (Croatia), có khả năng đặc biệt là hút các vật bằng kim loại dính vào cơ thể.

Ivan Stoiljkovic, 6 tuổi, có khả năng đặc biệt là hút các vật bằng kim loại dính vào cơ thể.
Ảnh: Sipa Press.
Nhìn bề ngoài, Ivan Stoiljkovic giống như bất cứ cậu bé 6 tuổi khác ở thành phố Koprivnica (Croatia). Em thích chơi đá bóng trong vườn nhà và thích học chơi đàn phong cầm.
Tuy nhiên, điều đặc biệt ở Ivan là, cơ thể cậu bé giống như một nam châm có thể hút dính kim loại. Khi không mặc quần áo, Ivan có thể hút các vật bằng kim loại như thìa, điện thoại di động và thậm chí cả chảo rán dính vào cơ thể mình.

Cậu bé có thể hút dính tổng cộng 25kg kim loại vào thân mình. Ảnh: Sipa Press.
Tờ Daily Mail dẫn lời gia đinh của Ivan cho biết, cậu bé 6 tuổi này có thể hút dính tổng cộng 25kg kim loại vào thân mình. Ngoài ra, Ivan còn có khả năng sử dụng từ trường trong cơ thể mình để làm giảm cơn đau dạ dày cho ông nội và giảm đau cho một người hàng xóm bị gãy chân sau tai nạn máy kéo.

Gia đình Ivan nói, ngoài khả năng hút dính kim loại như nam châm, cậu bé còn có
sức khỏe phi thường và khả năng chữa trị vết thương. Ảnh: Sipa Press.
Ivo Stoiljkovic - ông nội của Ivan kể, khi cậu bé đưa tay xoa lên vùng bụng, ông cảm thấy rất nóng và những cơn đau tan biến ngay sau đó. Hơn thế nữa, Ivan còn có một sức khỏe phi thường so với những cậu bé cùng tuổi. Ivan có thể dễ dàng nâng những bao xi măng nặng tới 22,6 kg.
Theo Vietnamnet

Kỳ lạ khỉ nuôi mèo

Một chú khỉ trong khu rừng gần Bali, Indonesia đang nuôi dưỡng và bảo vệ một chú mèo nhỏ giống như con ruột của mình.

Theo Funnyanimals, nhân viên bảo vệ rừng nhìn thấy một chú mèo hoang đi lạc vào địa phận của những chú khỉ, anh này nghĩ rằng đàn khỉ sẽ đuổi mèo đi nhưng chú mèo không tỏ ra sợ hãi mà còn quấn quýt với các gia đình nhà khỉ.
Ngày hôm sau, khi quay lại đây, người bảo vệ phát hiện ra chú mèo đã nằm ngoan ngoãn trong lòng một chú khỉ xám và được chú khỉ này cho ăn cũng như bảo vệ khỏi các con thú khác.
Mèo và Khỉ
Chú mèo tỏ ra âu yếm với chú khỉ.
Mèo và Khỉ
Chú mèo hoang thường bám chặt lấy chú khỉ và cả hai cùng đi khắp nơi trong rừng.
Mèo và Khỉ
Những chú khỉ khác cũng không xua đuổi chú mèo lạc.
Mèo và Khỉ
Chú khỉ xám thường chơi đùa và bế mèo đi chơi.
Mèo và Khỉ
Ban ngày, khỉ thường ngồi ôm mèo trong lòng.
Theo Ngôi sao

Xem tinh tinh than khóc đồng loại

Các nhà nghiên cứu vừa công bố một đoạn video chưa từng thấy trước đó về phản ứng của một cộng đồng tinh tinh ở Zambia trước cái chết của hai thành viên trong nhóm. Đoạn băng ghi hình tạo cho người xem ấn tượng rằng, loài linh trưởng này cũng biết tỏ lòng thương tiếc đối với đồng loại bị chết như con người.

Theo tạp chí National Geographic, một con tinh tinh đực 9 năm tuổi bị chết ở Trại mồ côi dành cho động vật hoang dã Chimfunshi tại Zambia mùa thu năm ngoái. Những người quản lý khu bảo tồn này phát hiện ra thi thể con vật xấu số lần đầu tiên gần hàng rào của trại.
Trại Chimfunshi là nơi nuôi dưỡng một cộng đồng gồm 43 con tinh tinh với diện tích gần 80 héc-ta. Khu vực bán hoang dã này được bảo vệ bằng một hệ thống hàng rào. Các nhà khoa học thường tới nơi này để nghiên cứu về loài linh trưởng được coi là họ hàng gần gũi với con người.
Edwin van Leeuwen, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Ngôn ngữ tâm lý học Max Planck, cho biết: "Vào thời điểm chúng tôi bắt đầu ghi hình, có 2 - 3 cá thể tinh tinh xuất hiện và trong vòng 17 - 18 phút sau đó, 36 - 38 con tinh tinh thực sự đã ít nhất một lần ghé thăm hoặc ở rất gần thi thể đồng loại đã chết suốt 17 phút".
Tinh tinh
Cộng đồng tinh tinh tại trại Chimfunshi ở Zambia có 43 con. Ảnh: NatGeo.
"Chúng tôi quan sát thấy, những con tinh tinh cùng tụ họp trong một không gian rất nhỏ, xung quanh thi thể đồng loại đã chết. Chúng tôi chưa từng thấy những con tinh tinh này cùng họp mặt trong một không gian nhỏ tới như vậy hay vô cùng trật tự và bình tĩnh tiến tới gần nhau hoặc gần thi thể con vật đã chết đến như thế", Katherine Cronin, một nhà nghiên cứu khác cũng thuộc Viện Max Planck, nói thêm.
Đoạn video ghi được cảnh các con tinh tinh nhẹ nhàng chạm vào thi thể thành viên đã chết, ngửi và quan sát. Nhiều thành viên của cộng đồng tinh tinh vào thời điểm đó đang mắc phải một căn bệnh hô hấp và bạn thực sự có thể nghe thấy một vài con ho. Việc khám nghiệm tử thi xác định con tinh tinh 9 năm tuổi có tên Thomas bị chết vì viêm phổi.
Trong vòng khoảng 2 phút, một con tinh tinh mẹ cũng có con gái sơ sinh bị chết thời gian gần đấy, mang xác đứa con xấu số của mình tới và dừng bước cách thi thể của chàng tinh tinh đực khoảng trên dưới 1 mét. Con tinh tinh mẹ có tên Masya này từng là chủ điểm của một nghiên cứu công bố hồi đầu năm nay trên tạp chí Động vật linh trưởng. Một video ghi hình từ một ngày trước đó cho thấy, Masya và một đứa con gái khác của nó đã kiểm tra xác của cá thể ruột thịt đã chết. Các con tinh tinh khác cũng tham gia hoạt động này.
Một điểm thú vị nữa là, có một con tinh tinh đực tới viếng thăm thi thể Thomas ít nhất 4 lần, kiểm tra xác chết và nổi cơn giận dữ vào một thời điểm cụ thể nào đó. Con tinh tinh này gào rú và bước qua xác Thomas rất nhanh. Theo những người quản lý khu bảo tồn, con tinh tinh đực trên có quan hệ rất khăng khít với con vật đã chết và từng chăm sóc cho Thomas hơn 4 năm.
Nhóm nghiên cứu không đưa ra kết luận rằng tinh tinh cũng tỏ lòng thương tiếc trước cái chết của đồng loại. Tuy nhiên, họ đã cho công bố đoạn video chưa từng thấy trên với hy vọng các nhà nghiên cứu khác sẽ xem nó và có cơ hội ghi hình được những cảnh tượng tương tự. Các nhà khoa học lạc quan rằng, việc nghiên cứu các dữ liệu và bằng chứng video có thể giúp trả lời những câu hỏi về loài linh trưởng họ hàng với con người cũng như việc liệu chúng có thể có suy nghĩ tương tự như chúng ta về cái chết hay không.
Xem video:
Theo Vietnamnet