31 tháng 12, 2011

Chúc Mừng Năm Mới



Nhân dịp Năm mới 2012 - Nhâm Thìn, Nhà vườn Cổ Mai Hoa xin trân trọng gửi đến Bạn bè, Thân hữu Gần xa lời Chúc Mừng Năm Mới 2012 An Khang - Thịnh Vượng!

Làm lộc, đón xuân cho cây lộc vừng lá "rí", thác đổ.

     


Mới nhìn nếu không để ý rất dễ nhầm đây là cây chè, do lá của nó lớn nhất cũng chỉ bằng… lá chè.

cây lộc vừng này, 10 năm nay được nuôi dưỡng trong vườn, sau đó thì đưa vào chậu cao để làm thác đổ (3 năm).

Cây be bé. Thân gốc chỗ to nhất, trên cổ rễ bằng cỡ chiếc cốc uống bia. Do được cắt giật nhiều lần, thân chính được gút nhỏ dần một cách rất tự nhiên  liền lặn. Mọi vết cắt đều đã liền da khó có thể nhận ra, chỉ còn lại những vết thẹo điệu nghệ cùng với các dấu vết của địa y, nấm… lâu ngày hằn ghi trên thân cây tạo nên một hiệu ứng rõ ràng v thời gian.  

26 tháng 12, 2011


25 tháng 12, 2011

Tác phẩm độc đáo Việt Nam: “Rồng Việt” .

Từ khối đá bán quý nặng 5,7 tấn (lớn nhất được tìm thấy ở Tây Nguyên từ trước tới nay), qua bàn tay tài hoa của những người thợ, đã hình thành nên tác phẩm “Rồng Việt” được đánh giá là độc đáo và công phu nhất Việt Nam.
Tác phẩm "Rồng Việt" có chiều dài 3,33m, nặng 1,8 tấn.
Trước đó, khi được khai thác tại Tây Nguyên, khối đã Mã não có tên khoa học là là Chacedone (Lộc Bắc) với 2 màu xanh và vàng đặc trưng (thuộc dòng đá bán quý) nặng 5,7 tấn, dài gần 5m đã từng gây xôn xao trong giới chơi đá cảnh. Khối đá này không chỉ đạt độ “khủng” về trọng lượng mà còn có màu sắc, đường vân độc nhất vô nhị. Bởi từ trước tới nay, những khối đá dùng chế tác có trọng lượng tối đa khoảng 2,5 tấn trở lại đã được xếp vào hàng “độc”.

Món ngon độc quyền: Rượu Hương mai.



 Tự bao giờ Mùa Xuân Đất Việt đã luôn gắn liền với hình ảnh của những đóa hoa mai vàng rực rỡ. Và cũng không biết tự bao giờ những cánh hoa đầy thiêng liêng vàng rực, e ấp kia đã in sâu vào lòng người dân đất Việt với tất cả những tinh túy cô đọng và diệu kỳ của Mùa Xuân.
Tết này, xin giới thiệu với bạn đọc vài món ngon Đất Quảng. Một món rượu và một món nhấm đặc sắc của vùng quê này mà không phải ai cũng có cái duyên may được nhấm thử nếu không ít nhất một lần về thăm quê xứ...
 1. RƯỢU HƯƠNG MAI – HƯƠNG VỊ CỦA ĐẤT TRỜI VÀO XUÂN
Để có được một bầu rượu hương mai đặc sắc chúc Tết, ngay từ đầu năm bạn phải chọn cho được vài cây mai đọt xanh cổ thụ ra hoa đều và chắc để “nuôi”. Đó là cây mai vàng, đọt xanh, có hoa 5 cánh và có hương thơm (loài mai vàng đặc trưng của xứ lạnh miền trung). Sau đó trong suốt một năm trời nuôi dưỡng, tuyệt đối bạn không được dùng bất cứ loại thuốc hóa học nào cho cây. Trong trượng hợp nguy cấp, cần phải cứu cây thì bạn cũng chỉ được phép dùng các chế phẩm sinh học vốn hiền lành với con người mà thôi. Nhưng chỉ là để cứu cây chứ vẫn không nên dùng hoa của cây này điều chế rượu. Sau quá trình nuôi dưỡng, có được một cây mai hương đọt xanh khỏe mạnh rồi thì bạn phải dùng các biện pháp kỹ thuật đặc biệt để cây mai này trổ hoa sớm mà không phải lặt lá, trước Tết khoảng một tháng là vừa.
 Đến cỡ đầu tháng chạp âm lịch, trong không khí rộn ràng phải chuẩn bị nhiều thứ cho một cái tết, bạn phải canh chừng ngày mai nỡ để điều chế Rượu Hương mai. Trước ngày mai nỡ, ngoài chuyện chăm sóc bình thường bạn phải lưu ý thường xuyên tưới tắm để giữ cho cây thật sạch. Đến ngày mai nỡ, bạn phải thức dậy từ 4 giờ sáng, trước giờ lũ ong đi kiếm mật để hái những bông hoa mai vừa mới nỡ, khi sương mai còn đọng. Những đoá mai hàm tiếu xinh xinh vừa mới hé nhuỵ được cho ngay vào bầu rượu trắng tinh khiết và chính hiệu. Thường đó là rượu Voka Hà Nội, loại chai lớn hoặc rượu Bàu đá (Bình định) chính hiệu thì mới đủ độ tinh và đô mạnh nhằm vừa có thể lấy hết được hương hoa, vừa giữ được sự tinh khiết của mùi hương quý.
 Sau khoảng 30 ngày, cũng là lúc đất trời vào xuân, là thời điểm thiêng liêng nhất để bạn mở bầu rượu Hương mai đón tết. Giọt rượu Hương mai vàng lánh, sóng sánh, trong vắt tuyệt vời. Nhưng càng tuyệt vời hơn thế là một hương vị rất quen mà rất lạ của hương mai. Bạn sẽ cảm nhận được tất thảy những giá trị sâu sắc của hoa mai. Không chỉ là một khí tiết anh hùng đang trào dâng trong bạn, không chỉ là cảm xúc về quy luật đất trời, thời gian đang vận động, không chỉ là cả một mùa xuân huyền diệu, đẫm, thoảng, tan, bay… qua làn hương huyền ảo, thoáng hiện từ ly rượu Hương mai Tết.
Giọt rượu Hương mai vàng lánh, sóng sánh, trong vắt tuyệt vời…
 Bảo đảm với bạn rằng rượu này hoàn toàn vô hại nếu không uống… quá nhiều, thậm chí rất tốt cho sức khoẻ. Theo lời một chuyên gia y tế trả lời người viết bài, tác dụng của rượu Hương mai cũng sẽ là tác dụng vốn vô cùng quý của phấn hoa rừng. Nhưng hơn cả những điều đó là một cảm xúc vừa thiêng liêng, vừa huyền ảo như ta vừa được uống cả thiên nhiên đất trời, và xuân về sẽ len lõi vào trong từng tế bào, mao mạch của bạn bằng người dẫn đường bất hủ - Rượu Hương mai…
Thật là thú vị phải không bạn. Nào xin mời bạn…
2. CÁ NIÊN QUẢNG NAM – MÓN NHẤM HAI LẦN ĐƯA BẠN LÊN “MÂY XANH”.
Đó là một loài cá hầu như chỉ có ở các khu vực khe suối vùng núi cao Bằng Am (Đại Lộc) hay Sông Tranh (Trà My, Quảng Nam). Một số vùng núi cao khác lân cận cũng có nhưng không nhiều. thuộc Đà Nẵng Những năm gần đây, do tính “cầu” quyết định, con cá niên đã được “di thực” rất mạnh xuống tận Tam Kỳ, Đà Nẵng. Tuy nhiên, không phải nhà hàng nào cũng có. Điều đặc biệt là loài cá này chỉ sống ở khu vực suối có nước trong chảy quanh năm và đá tai mèo. (loại đá sỏi cứng màu xanh sẫm hoặc đen có nhiều ở các vùng núi trung trung bộ, loại đá thỉnh thoảng có những viên có hình thù hoặc hoa văn đẹp nếu được phát hiện sẽ lập tức biến thành tác phẩm đá nghệ thuật ngay). Không rõ sự kết hợp giữa độ cao của núi, nước suối trong và đá tai mèo tạo nên những sự tương tác diệu kỳ nào mà nếu thiếu một trong 3 điều kiện đó là không thể tìm thấy được một con cá niên nào, dù bé. Để bắt được chúng người dân tộc Cơ – tu phải lặn lội băng rừng vào những đêm khuya tối trời. Họ soi bằng đèn và úp bằng cái nơm dày. Đặc biệt, do tính khôn ranh, nhạy cảm với môi trường, họa hoằn lắm mới bắt được chúng bằng phương pháp câu. Thế nên, người đồng bào dân tộc vùng cao luôn quan niệm đây là loài cá siêu sạch và tinh khôn. Phải chăng điều đó đã làm nên những mùi vị tuyệt vời của món cá niên nướng mà tôi sắp kể với bạn sau đây (?).
Lại nói về món nhậu bất hủ từ con cá niên.
Do tính vừa quý lại vừa hiếm, nên con cá niên chỉ được dân địa phương chế biến 2 món đơn giản: nướng hoặc hấp. Tất nhiên những món khác như nấu canh hay nấu cháo là quá ngon nhưng ăn như thế sẽ bị bà con địa phương cho là … phí của trời!
Cá để nguyên con chỉ cần rữa qua vài nước là sạch. Đem mỗ bụng, dùng cái thìa nhỏ múc toàn bộ nội tạng, cẩn thận bỏ riêng vào cái bát sạch. Xong đem thân cá hấp hoặc nướng bình thường. Riêng bộ phận nội tạng gồm ruột, gan, tim … được đánh đều với trứng gà con so thả vườn (1 phần nội tạng + 2 phần trứng, theo thể tích) rồi chưng cách thuỷ.
Cá niên nướng, món nhấm 2 lần đưa bạn lên mây 

Khoảng vài mươi phút sau, cả 2 món cá đều xong là lúc bạn bè xúm xít quay quần thưởng thức món cái ngon vào hàng tuyệt chiêu của đất Quảng. Cách dùng món cá niên hết sức đơn giản. Dẻ một miếng thịt cá, kèm với chút rau thơm và chút rau ngỗ điết chấm vào dĩa nước mắm nguyên chất (không pha chế gia vị khác) đưa lên miệng nhâm nhi cùng với quả ớt hiễm. Hương vị rất đặc biệt của cá niên hoà quyện trong vị mặn của nuớc mắm nhĩ chính hiệu, cùng với cái cay quay quắt của quả ớt hiễm, tất cả sẽ dần tan ra trong miệng, lưu dẫn đến từng thớ thịt, từng sợi thần kinh mà dẫu là người có thần kinh thép cũng phải kinh ngạc mà sửng sốt. Nếu đây là làn đầu tiên bạn dùng món ngon này hẳn bạn phải mơ hồ nghĩ rằng trên đời lại còn có cảm giác đê mê kỳ lạ đến thế. Đây là lúc cá niên đã đưa bạn “lên mây” lần đầu.
Nhưng chưa hết. Còn cái chén nội tạng cá niên hấp vẫn chưa mang lên kia mà. Xin hãy dừng câu chuyện lại để nhấm chút này. Yên tâm đi bạn vì nó rất sạch. Cá niên (còn gọi là cá tiên cơ mà) chỉ ăn rêu bám đá ở vùng suối đá núi cao. 
Một hương vị rất lạ tan ra trong miệng bạn. Đắng? Không phải đâu. Đó là vị ngọt đấy. Bạn không tin ư? Vậy bạn đã biết chuyện này chưa: Cái ngọt đậm quá sẽ biến thành vị đắng. Nếu có lúc nào đó bạn thử nhấm chút đường hoá học, có độ ngọt cao hàng trăm lần đường bình thường thì bạn mới biết cái đắng của ngọt đậm nó như thế nào. Nhưng không, chỉ nói để bạn hình dung thôi chứ hai cái đắng hoàn toàn khác nhau đấy. Cái đắng của đường hoá học là cái đắng nhân tạo, đằng sau nó là bao nhiêu độc hại khiến ta phải bận tâm. Còn cái đắng này, là một cái đắng hoàn toàn khác về bản chất. Nó sẽ khiến bạn nhớ mãi, sau khi đã đưa bạn được lên cả … mây xanh lần nữa. 
Nhưng chưa đâu bạn ơi. Lúc này ta hãy mời nhau ly bia hay ly rượu đi. Ừ mà mùa xuân mà. Không cớ gì ta lại không mời nhau ly rượu Hương mai? Phút chốc bạn sẽ cảm nhận được một điều chưa từng thấy trong đời. Cốc bia hay chén rượu mà bạn vừa uống có một vị ngọt vô cùng tuyệt diệu. Cũng với Hương xuân hòa quyện đất trời có trong ly rượu Hương mai, món cá niên sẽ đưa bạn lên mây lần thứ hai.
Đất Quảng Nam hảo sảng và hiếu khách. Xin mời các bạn khắp mọi miền đất nước hãy ghé thăm chúng tôi, ít nhất một lần trong đời, để biết thế nào là sự tinh túy cô đọng của đất trời từ ly rượu Hương mai  và để được lên mây cùng món cá niên danh bất hư truyền.
Viết tại Tam Kỳ, 12/2010
Lê Thạnh – Dailoc
(Bài được đăng trên Chuyên san Đại Lộc - Số Xuân Tân Mão/2011)

_____________________________________

Xem thêm:
Rượu Hương mai - Hương vị của đất trời vào xuân

22 tháng 12, 2011

Chuyện lạ cây cối: Cây lim khổng lồ… tự nguyện “hiến xác” để trùng tu di tích Vua Lê


(Comaihoa): Ở khu di tích Lam Kinh (Thanh Hoá) còn nhiều chuyện lạ có thật mang sắc màu huyền bí. Cùng với câu chuyện về cây ổi biết “vui đùa” với quan khách, cây lim khổng lồ biết “tự nguyện hiến xác” để trùng tu di tích là một câu chuyện khá ly kỳ...
Comaihoa xin giới thiệu bài viết đăng trên VTC. (tiêu đề bài viết do chúng tôi đặt lại)

Quái dị chuyện cây lim khổng lồ 600 tuổi... tự tử!
Hướng dẫn viên giới thiệu về cây đa và cây thị chung gốc. 
Cây đa và thị cổ chung một gốc

Cô hướng dẫn viên du lịch Lê Thị Lan thướt tha tà áo dài, tự hào giới thiệu mãi với du khách về một cây cổ thụ có tên nôm na là cây Đa Thị, nằm ngay phía Tây Nam sân rồng của di tích Lam Kinh. 

Cây đa này cao chừng 50m, cành gốc xum xuê, phủ bóng rợp một góc sân. Cứ theo lời Lan, cây Đa Thị đặc biệt ở chỗ gốc đa ôm lấy gốc thị. Tuy là hai cây cho hai loại quả nhưng chỉ có chung một gốc, cùng bạc phếch màu như đã lẫn thân vào thành một khối. 


Những năm trước đây, cây thị vẫn cho nhiều quả, tuy nhỏ và có vị chát nhưng rất thơm. Căn cứ theo những biến cố thăng trầm của Lam Kinh, cây đa được ước tính chừng 300 tuổi.

21 tháng 12, 2011

Chuyện lạ cây cối: Cây ổi biết “cười vui” ở Thanh Hoá


           (Comaihoa): Thế giới từng biết đến một số cá thể cây cối biết phản ứng với sự tác động của con người, qua một số trang báo nước ngoài. Tuy nhiên, điều đó từ lâu đã không còn là lạ với người dân sống gần Khu di tích Lam Kinh, nơi có các lăng mộ của các vua Nhà Lê ở Thanh Hoá với những cây ổi biết… cười vui đón chào quan khách. Comaihoa xin giới thiệu với bạn đọc bài báo này vừa được đăng trên VTV.vn.

Lúc dừng chân bên một chân tảng cột cái có đế vuông mỗi cạnh 0,84m, đường kính gương tảng 0,75m, tại nền móng Chính điện của Khu Di tích lịch sử Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa), cô hướng dẫn viên du lịch Lê Thị Lan hồ hởi giới thiệu những câu chuyện lạ lùng, kỳ bí đến khó tin về các loại cây.


Theo cái lý thông thường, thì chẳng ai có thể tin được lời cô nói, rằng, cây lim già tự nguyện rụng lá, chết buồn thảm, khi mọi người bàn tính hạ cây để lấy gỗ. Rồi chuyện lạ lùng hơn nữa, cô hứa sẽ thử cho mọi người biết, đó là những cây ổi biết… “cười”!


Quái lạ những cây ổi cứ chạm vào là  “cười” ở Thanh Hóa
Chính điện Lam Kinh sẽ được phỏng dựng theo nền móng cũ. 



14 tháng 12, 2011

Loài hoa "khủng" nhất thế giới

Rafflesia arnoldi hay còn gọi là hoa đại vương, là bông hoa lớn nhất, nặng nhất, hiếm nhất và có mùi "khó ngửi" nhất trên thế giới.


Tên của loài hoa "khủng" này được đặt theo tên của hai người thành lập thuộc địa Anh ở Singapore Stamford Raffles và James Arnold. Cả hai người đều từng thám hiểm rừng rậm Indonesia năm 1818. Bông hoa lớn nhất thế giới nặng tầm 10kg và đạt đến đường kính 1 mét khi nở ra hết cỡ.
Hai bông hoa đại vương đã được phát hiện ở khu bảo tồn thiên nhiên Taba Penanjung, tỉnh Bengkulu, Indonesia. Hai bông hoa nằm cách nhau gần chục mét và nở cùng một lúc.
Hoa đại vương là hoa của một cây ký sinh. Cây này không có lá và thân nhưng rễ ăn sâu vào thân cây chủ. Chỉ khi các chồi cây xuất hiện trên cây chủ thì mới có thể nhìn thấy cây bằng mắt thường. Phải mất 9 - 12 tháng sau chồi mới phát triển đến kích cỡ của một bắp cải lớn rồi thành hoa. Quá trình phát triển này diễn vào nửa đêm trong suốt mùa mưa.
Hoa có mùi rất khó ngửi nhưng kỳ lạ thay, lại thu hút rất nhiều ong, bướm, côn trùng. Tuy nhiên, chỉ có 20-30% chồi phát triển thành hoa. Rất hiếm khi hoa cái và hoa đực nở cùng một lúc. Hoa đại vương còn được được tìm thấy ở các cánh rừng nhiệt đới ở Malaysia, Java, nam Thái Lan và nam Philippines.
Theo Xã luận

Tin nóng: Nhận định nhanh tình hình thời tiết để lặt lá mai

Chọn thời điểm lặt lá để hoa mai nở đúng tết luôn là nỗi lo của mọi nhà vườn và người yêu mai. Xin giới thiệu nhận định thời tiết để lặt lá mai năm nay của chúng tôi để các bạn tham khảo… (Comaihoa)


Nếu như thời tiết bình thường của những năm trước xa, tháng 11 và 12 âm lịch có khoảng 50% ngày nắng thì ngày lặt lá mai tại địa phương sẽ là trước tết khoảng 30 ngày.
Tuy nhiên, những năm gần đây tình hình đã khác đi nhiều, nhất là khu vực miền trung và miền bắc, mưa lạnh cuối năm ngày càng kéo dài hơn. Còn nhớ Tết Tân Mẹo – 2011, hầu như cả 2 tháng cuối năm chỉ có khoảng 10 ngày nắng sát trước tết. Thế nên, hầu như toàn bộ mai chậu, mai vườn địa bàn này đều phải… ăn tết muộn. Hoạ hoằn lắm, lát lát có vài cây của một số nhà vườn gặp may, nỡ đúng tết.