25 tháng 3, 2013

RƯỢU HƯƠNG MAI – HƯƠNG VỊ CỦA ĐẤT TRỜI VÀO XUÂN...

Để từng giọt rượu Hương mai tự tan ra trên đầu lưỡi…
Tất cả như hòa quyện lại, đồng hành cùng với sự đẫm - thoảng - tan - bay qua làn hương huyền ảo, thoáng hiện, rất riêng của một loài hoa cao quý… (Cổ Mai Hoa)

Để có được bầu rượu Hương mai đón giao thừa, ngay từ đầu năm bạn phải chọn cho được ít nhất một cây mai cổ thụ, có khả năng ra hoa đều, chắc và nhất thiết hoa phải có hương thơm để chăm chút, nuôi dưỡng cẩn thận trong suốt quá trình sinh trưởng của cây trong một năm ròng. Theo khảo sát của tác giả từ các loại mai từ nhiều vùng miền khác nhau, mai đọt xanh miền trung là loài mai thường có nhiều cây cho hoa có hương thơm đậm hơn cả. Các loài mai khác như mai Bình Đình, Giảo Thủ Đức, Giảo Tân Châu, Huỳnh Tỷ v.v… thỉnh thoảng vẫn có cây có hoa cho hương nhưng ít gặp. 
Tại vườn nhà, hàng năm tôi chỉ riêng dành một cây mai cổ thụ cao lớn, được trồng ngoài đất vườn để lấy hoa. Đây là cây mai quý được đưa về từ Đại Lộc, quê tôi. Là loài mai đọt xanh có hoa vàng 5 cánh, kín, đậm và đặc biệt là nó có mùi hương rất đậm và đặc trưng. Cây mai đó, trong suốt 5 năm qua, đã giúp tôi hàng năm điều chế, ít nhất mỗi mùa được khoảng 2 lít rượu Hương Mai để tiếp bạn tri âm, tri kỷ vào những giờ khắc thiêng liêng giao mùa…

Đọc thêm: Kim quýt, loài cây không chỉ để làm cảnh

21 tháng 3, 2013

Nọc ong có thể ngăn chặn virus HIV

Chất độc trong nọc ong có thể được sử dụng để 
ngăn ngừa lây lan virus HIV (Photo: Comaihoa).


Tiến sĩ Joshua L Hood và các cộng sự thuộc trường đại học Y khoa Washington (Mỹ) đã phát hiện thấy rằng chất độc trong nọc ong có thể tiêu diệt virus HIV và không làm hại các tế bào xung quanh. 

Các nhà khoa học tin tưởng đây là bước tiến quan trọng để phát triển một loại gel có thể ngăn chặn sự lây lan virus HIV.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy chất melittin trong nọc ong có khả năng xuyên thủng lớp bảo vệ bên ngoài của virus HIV và dần dần phá hủy lớp bảo vệ này, khiến virus không còn khả năng phát triển.
Các nhà khoa học đã tiêm chất melittin vào trong các phần tử nano. Các phần tử này được lập trình có thể nhận biết và bỏ qua các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Nhưng khi gặp virus HIV, chất độc trong các phần tử nano sẽ được phóng ra để xuyên thủng màng bảo vệ của virus.

“Chuyện ấy” ở thực vật như thế nào?


Nếu không tính đến những yếu tố mang tính xã hội, phức tạp như tình một đêm hay kén cá chọn canh thì thực ra cây cỏ cũng làm “chuyện ấy” như động vật.


Khi con người ngắm nhìn một loài hoa hay ăn một loại rau nào đó, họ thực ra đã quên hẳn cơ quan sinh sản của thực vật. Phần “đực” của hoa chính là nhị hoa chứa đầy phấn, trong khi phần nhụy hoa ấp trứng chính là bộ phận giống “cái”.

Đa số các loài thực vật sẽ nở hoa “nhị tính” (có cả bộ phận đực lẫn cái trên cùng một hoa), nhưng cũng có loài như quả bí lại mọc hoa “đực” riêng, hoa “cái” riêng. Và như các nhà sinh học tiến hóa đã phát hiện ra, những loài thực vật đơm hoa đơn tính sẽ tạo ra nhiều hạt hơn.
Lý do vì sao thì vẫn còn là một bí ẩn mà khoa học chưa có lời giản, nhưng có lẽ là vì hoa “đực” ngốn ít năng lượng của cây hơn, trang Life’s Little Mysteries giả định.
Câu hỏi tiếp theo là các loài hoa tiến hành “chuyện ấy” như thế nào?

Phát hiện 3 loài cây giúp hấp thu khí độc trong nhà


Lần đầu tiên các nhà khoa học thuộc trường Đại học Lâm Nghiệp nghiên cứu thành công một số loài cây vừa có tác dụng làm cảnh đẹp vừa có khả năng xử lý khí độc.

Khí độc trong nhà


Thiết mộc lan có thể hấp thu khí toluene trong nhà.
Theo TS Phùng Văn Khoa, Phó Chủ nhiệm Khoa sau đại học, trường Đại học Lâm nghiệp (Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội), toluene là một dung môi hữu cơ dễ bay hơi và được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp. Trong nhà, khí toluene có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau như sơn, khói thuốc lá, chất tẩy rửa, hoặc có thể bị khuếch tán từ ngoài trời vào trong nhà.
Ghi nhận thực tế cho thấy, trong nhà thoáng của dân, hàm lượng này chưa đến mức nguy hiểm. Tuy nhiên, tại những khu nhà mới hoặc gần các nhà máy sản xuất, gần đường giao thông thì hàm lượng khí này tương đối cao.
Theo các nghiên cứu, đây là một trong những chất gây ô nhiễm không khí trong nhà rất nguy hiểm. Bởi nó có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, làm người ở trong nhà có cảm giác buồn ngủ, đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt... Khi ở nồng độ cao, khí toluene có thể ảnh hưởng đến não bộ, gây bất tỉnh và thậm chí gây tử vong.
"Việc lựa chọn được giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu các chất khí độc hại như toluene ở môi trường trong nhà là điều hết sức cần thiết và cấp bách. Một trong những giải pháp thân thiện nhất với môi trường đã được biết đến đó là dùng thực vật để hấp thu chất ô nhiễm (Phytoremediation) đồng thời có tác dụng làm cảnh đẹp", TS Phùng Văn Khoa cho biết.

Vườn cây trong lọ thủy tinh

            

Những cây trong một lọ thủy tinh lớn vẫn phát triển bình thường dù chủ nhân của chúng đã bịt kín miệng lọ trong hơn 40 năm qua.

David Latimer - một cựu kỹ sư điện ở làng Cranleigh, hạt Surrey, Anh - bắt đầu trồng những cây thài lài trong lọ thủy tinh cỡ lớn vào năm 1960. Sau khi tưới nước lần thứ hai vào năm 1972, ông quyết định bịt kín miệng lọ và đặt nó bên dưới cầu thang, gần một cửa sổ để cây có thể đón ánh sáng tự nhiên. Dù không được chăm sóc và tưới, những cây trong lọ vẫn tiếp tục phát triển tới tận ngày nay, BNPS đưa tin.
Cựu kỹ sư điện David Latimer chỉ tưới cây đúng hai lần từ năm 1960 tới nay. (Ảnh: BNPS)

20 tháng 3, 2013

Thuốc từ hoa xuân: ăn mai uống đào


SGTT.VN - Những ngày tết Nguyên đán, trong gia đình của mỗi người dân Việt Nam đều chưng một cây mai (người miền Nam) hoặc đào (miền Bắc). Chúng ta thường nghĩ hoa tết chỉ để làm cảnh, chưng cho đẹp, mấy ai biết lúc thiếu rau, khi ăn uống không tiêu, khi ho… chúng ta có thể hái nó xuống ăn hoặc dùng làm thuốc.

Hoa mai: khơi lòng nhẹ ngực
Hoa mai trắng. Ảnh: Q. Như
Cần phân biệt cây mai vàng (có tên khoa học là Ochna integerrima (Lour) Merr) với cây mai trắng (tên khoa học là Prunus armeniaca L). Trong y học cổ truyền, hoa mai trắng được dùng làm thuốc phổ biến hơn.
Hoa mai trắng (ở ta chính là hoa của cây mơ, còn gọi là lạp mai, bạch mai, tuyết lý hoa…) chứa nhiều tinh dầu như cineole, borneol, linalool, benzyl alcohol, farnesol, terpineol, indol... và một số chất khác như meratin, calycanthine, caroten... Nghiên cứu hiện đại cho thấy, hoa mai trắng có tác dụng thúc đẩy bài tiết dịch mật, ức chế một số loại vi khuẩn như coli, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn lao... Theo dược học cổ truyền, hoa mai trắng vị ngọt hơi đắng, tính ấm, không độc, có công dụng giải thử sinh tân, khai vị tán uất, hoá đàm, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt cao phiền khát, tức ngực, ho, hầu họng sưng đau, bỏng, lao hạch, chán ăn, chóng mặt... Các y thư cổ đều ghi lại nhiều phương thuốc dùng hoa mai:

4 tháng 3, 2013

Vui, vui



Sinh ra làm chú cầy tơ
Trước sau rồi cũng… lá mơ, sả, riềng…
Xếp hàng vào quán... xào, chiên
May ra sớm được quy tiên, chầu trời!

LT