7 tháng 7, 2014

Quảng Nam hay cãi (3)

Bài 3: Cãi như... đặc sản


Người Quảng khác người cả trong... chuyện chơi.
Rắn Mừng Xuân Quý Tỵ, TP làm từ đá và cây gỗ nguyên bản (không chế tác)
TP Lê Thạnh
Ít có tính cách nào riết róng, thâm thúy, bực mà thương, cười mà giận... đến mức thành "đặc sản" của một tính cách như chuyện cãi cọ của người Quảng Nam. Nhưng nó cũng là tiền đề đầu tiên của cải cách, tiền phong: "Cãi để luôn luôn đổi mới và phát triển"...

Nói về tính cách hay cãi của người Quảng Nam có lẽ không ai có những nhận định sâu sắc như nhà văn Nguyễn Văn Xuân. Ông được xem là nhà Quảng Nam Học với rất nhiều nghiên cứu khảo sát, tinh tường thú vị đến… sợ! Cuộc đời với bao biến thiên thăng trầm của ông ít nhiều cũng là âm ba của một nhân cách ngay thẳng âm thầm, hoặc cương trực đấu tranh trực tiếp hay gián tiếp về  lẽ phải của sự cãi.
Tôi được biết nhà văn, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Xuân qua cha tôi. Ông là một nhân cách lớn. Hay cụ thể, một nhân cách Quảng. Mọi nghiên cứu về Quảng Nam mà không "bước qua" những gì Nguyễn Văn Xuân đã viết, đã để lại là... vô giá trị!.

Quảng Nam hay cãi (2)

Bài 2: Mở miệng ra là cãi

 Trần Cao Vân lập thuyết Trung thiên dịch, cãi nhau về thiên – địa – nhân. Phan Khôi viết Việt ngữ nghiên cứu tranh cãi về ngôn ngữ tiếng Việt. Phan Chu Trinh cãi lại các nhà cứu nước cũ bằng tư tưởng duy tân… Đó là một trong số ít những người Quảng Nam hay cãi lừng lẫy vĩ đại đã đi vào lịch sử.


Quảng Nam hay cãi là một chủ đề rộng lớn, chưa ai có một công trình nghiên cứu toàn diện giải mã phương ngữ Quảng Nam, tính cách Quảng Nam dưới góc nhìn nhân học.
Chúng tôi chỉ đề cập đến cái cách “mở miệng ra là cãi” của người Quảng Nam trong giao tiếp hàng ngày.
Câu hỏi thể nghi vấn luôn luôn thường trực khi người Quảng mở miệng ra bằng những phương ngữ đặc trưng như bài thơ của Phan Khôi từng viết:
Làm sao cũng chẳng làm sao
Dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi
Làm chi cũng chẳng làm chi
Dẫu có làm gì cũng chẳng làm sao
Thiên nhiên hùng vĩ có làm nên tính cách con người Đất Quảng?
Ảnh: LT cùng nhà thư pháp Hồ Công Khanh trong chuyến tìm đá ở đầu nguồn Mò - O , Đại Sơn, Đại Lộc - tháng 02/2009.
Cái chi? Cây chi? Con Chi? Làm chi? Răng rứa? Mô? Mà răng?... là những câu trả lời trước một vấn đề được đặt ra trong đối thoại cho tới khi vấn đề sáng tỏ thì người Quảng mới chịu kết thúc bằng “Rứa hỉ!”.
Không bao giờ bằng lòng với một câu khẳng định, dù đó là sự thật, nên trong cuộc sống hàng ngày có lẽ người Quảng hay cãi “moi” được nhiều thông tin nhất.
Có thể chia người Quảng hay cãi thành hai loại là “Người Quảng hoài nghi” và “Người Quảng hàm hồ”.

Quảng Nam hay cãi

Bài 1: Quảng Nam hay cãi, do đâu?

 

Đã có nhiều giả định về nguyên nhân nguồn gốc của tập quán nầy. Phần lớn các giả định tỏ ra không mấy thiện cảm, có thiên hướng tiêu cực về tính hay cãi nầy. Thậm chí có người cho rằng dân vùng Quảng Nam tính tình hung hãn hung hăng, nóng nảy nên hay cự cãi.

TP Bonsai ngược ( Inversely bonsai / Upside down bonsai ), do Lê Thạnh thực hiện, một hướng đi mới cho nghệ thuật bonsai đang chờ sự đón nhận của giới bonsai-cây cảnh. Liệu "chất cãi" của người Quảng Nam có là tác nhân chính cho một lối làm cây ... ngược đời, hổng giống ai như thế này ?
Người viết bài nầy mạo muội đưa ra giả định cho rằng tính hay cãi của người Quảng Nam có liên quan đến hoàn cảnh, vị trí địa lý của đất Quảng Nam. Đó là mối liên quan giữa đất và người. Điều nầy dễ nhận ra ở đất và cây. Tùy theo thổ nhưỡng thổ ngơi mà cây ra trái lại có vị khác nhau. Quýt ở Giang Nam vốn ngọt nhưng nếu bứng đem trồng ở Giang Bắc thì "có giỏi tay trồng cũng hóa chua" (thơ Hoàng Lộc).

Phong tục, tập quán của người dân Quảng Nam gắn liền với phong cảnh, phong thổ, thổ nhưỡng, thổ ngơi của đất Quảng Nam. Quảng Nam có những con sông lớn như Cẩm Lệ, Thu Bồn... bồi đắp phù sa màu mỡ cho những nương dâu, ruộng lúa phì nhiêu tươi tốt. Sông sâu, nước trong, núi non hùng vĩ đã hun đúc nên con người Quảng Nam có tư chất thâm trầm, nói năng bộc trực, tính tình thẳng thắn, thật thà chất phác.