* Tiêu điểm:
- Cây cảnh nghệ thuật Việt Nam
Cây cảnh triệu năm tuổi
Lý do chọn nhà vườn
Loài cây 100 năm mới ra hoa 1 lần
Kỳ hoa dị thảo Việt Nam
Loài sen lạ
Ngắm những cây cảnh độc nhất vô nhị
- Cây quái nghệ thuật
Cây lộc vừng: Thác lộc - Long thăng
Cây đẳng: Nhớ đồng
- Chuyện lạ nghệ thuật
Choáng với sinh vật cảnh triệu đô bày ở Mỹ Đình
25 bức tượng lạ thế giới
Những tác phẩm nghệ thuật siêu nhỏ
Bé sơ sinh trong lòng bàn tay
Bí ẩn khúc gỗ và giếng lạ…
Nuy và hoa…
Những chiếc nhẫn vàng bạc đẹp khó tin
Vẽ đẹp của người phụ nữ qua lịch sử mỹ thuật thế giới
Kiệt tác Mona Lisa ghép từ 100.000 viên đá quý
Vẻ đẹp nguyên sơ của “khu vườn bị thất lạc”
Như chưa hề chia ly... trong cây cảnh!
Hàng loạt cây cảnh chứa chất độc chết người
Cây tự tưới nước để sống
* Tác phẩm tiêu biểu
- Cây cảnh nghệ thuật Việt Nam
Cây cảnh triệu năm tuổi
Lý do chọn nhà vườn
Loài cây 100 năm mới ra hoa 1 lần
Kỳ hoa dị thảo Việt Nam
Loài sen lạ
Ngắm những cây cảnh độc nhất vô nhị
- Cây quái nghệ thuật
Cây lộc vừng: Thác lộc - Long thăng
Cây đẳng: Nhớ đồng
- Chuyện lạ nghệ thuật
Choáng với sinh vật cảnh triệu đô bày ở Mỹ Đình
25 bức tượng lạ thế giới
Những tác phẩm nghệ thuật siêu nhỏ
Bé sơ sinh trong lòng bàn tay
Bí ẩn khúc gỗ và giếng lạ…
Nuy và hoa…
Những chiếc nhẫn vàng bạc đẹp khó tin
Vẽ đẹp của người phụ nữ qua lịch sử mỹ thuật thế giới
Kiệt tác Mona Lisa ghép từ 100.000 viên đá quý
Vẻ đẹp nguyên sơ của “khu vườn bị thất lạc”
Như chưa hề chia ly... trong cây cảnh!
Hàng loạt cây cảnh chứa chất độc chết người
Cây tự tưới nước để sống
* Tác phẩm tiêu biểu
Tuy chưa phải là những tác phẩm hàng "triệu đô" như báo chí gần đây đăng tải, cũng hoàn toàn chưa đến mức gia bảo để đời nhưng với những cây cảnh nghệ thuật hiện có, CLB Cổ Mai Hoa rất vui và hạnh phúc khi được sở hữu và giờ đây được giới thiệu với tất cả các đối tác, bạn bè chơi cây xa gần những tác phẩm máu thịt của mình.
1. Nhớ đồng - Cây cảnh lạ và hiếm:
Đây là một cây đẳng có nguồn gốc hoang dại được trồng trong chậu để làm cảnh rất độc đáo, có hình thù vừa lạ, vừa đẹp vì trông nó giống hệt một con trâu mộng, với đầy đủ đầu, tai, sừng, mình, chân, đuôi ... Chiều cao của cây khoảng 80 cm, dài 100 cm. Khối lượng cả cây và chậu (đường kính chậu 1,2 m) nặng khoảng 700 kg. Đặc biệt là sự xuất hiện của nó lại trùng hợp vào dịp Tết Kỷ Sửu 2009 - Tết Con Trâu.
Được biết, trước đây cây này mọc hoang ở vùng núi Đại Sơn, Đại Lộc, Quảng Nam được người dân địa phương lấy về làm củi. Sau đó một ông lão làm nghề lái xe (ở Ái Nghĩa, Đại Lộc) phát hiện và mua lại từ… một đống củi tạp mới khai thác. Về sau, anh T đã mua lại để trồng làm cảnh. Nó thuộc loài cây đẳng, là loại cây sống nhiều ở vùng núi đồi Quảng Nam , có thân gỗ, lớn, sức tái sinh mạnh, thường được người dân thích đốn về làm củi đun. Điều kỳ lạ hiếm thấy là các chi tiết đặc trưng của của con trâu trên cây đẳng này đều do chính lũ trâu, bò được người dân nuôi thả rông trên đồi núi mà cây mọc dẫm đạp lâu ngày mà tạo thành. Chủ nhân sau khi mang về chỉ chỉnh sửa lại đôi chút cho hoàn thiện hơn mà thôi. Đây là tác phẩm do chính lũ trâu, bò thả rông đã tự tạc tượng cho mình. Quan sát kỹ cây không khác gì một con trâu bằng cây rất sống động đang nghếch mõm, nhìn về một cõi xa, như tiếc nuối một điều gì. Đó cũng là hình tượng tạo cảm xúc để đặt tên cho tác phẩm là “Nhớ đồng”.
Ảnh: Cây lúc còn sơ khai
Cây lộc vừng thế xiêu, bạt phong. Cân đối hài hòa. Thân gốc rất già với rất nhiều u nỗi liền sẹo. Chi cành được uốn, tỉa kỹ càng, công phu. Được phối đá thấm thủy trên chậu cạn, chơi nước 90x160 cm.
Cây lộc vừng dáng thác đổ, có tên là: THÁC LỘC – LONG THĂNG.
Tức là hình ảnh một dòng thác lộc chảy ra và cũng là hình thượng con rồng từ dưới đất bay lên. Hình tượng này đã khẳng định cái quý hiếm của cây, mang lại nhiều cảm xúc tích cực và cả sự may mắn cho người thưởng lãm và gia chủ.
Cây uốn lượn hình chữ Z, từ gốc vươn lên (thăng) một cách ngạo ngễ rồi phóng mình vươn ra khỏi chậu, quay đầu rất ngoạn mục.
Gốc và thân có đường kính khoảng 17 cm. Chậu vuông 45 x 45 cm, cao chưa kể phần đế là 60 cm.
Cây uốn lượn hình chữ Z, từ gốc vươn lên (thăng) một cách ngạo ngễ rồi phóng mình vươn ra khỏi chậu, quay đầu rất ngoạn mục.
Gốc và thân có đường kính khoảng 17 cm. Chậu vuông 45 x 45 cm, cao chưa kể phần đế là 60 cm.
Ảnh cây lúc còn sơ khai:
4. Cây lộc vừng dáng đa đầu làng quen thuộc
Cây có bộ gốc rễ nỗi và nhô cao, tạo một cảm giác vô cùng vững chãi và điệu nghệ. Chi cành nguyên thủy, tuyệt đối không có sự uốn nắn nào những vẫn thể hiện được một dáng dấp lung linh, uyển chuyển vô cùng sinh động.
Đường kính bộ gốc rễ khoảng 80 cm, đường kính chậu là 1,1 mét.
4. Cây lộc vừng dáng đa đầu làng quen thuộc
Cây có bộ gốc rễ nỗi và nhô cao, tạo một cảm giác vô cùng vững chãi và điệu nghệ. Chi cành nguyên thủy, tuyệt đối không có sự uốn nắn nào những vẫn thể hiện được một dáng dấp lung linh, uyển chuyển vô cùng sinh động.
Đường kính bộ gốc rễ khoảng 80 cm, đường kính chậu là 1,1 mét.
5. Cây lộc vừng thế trực
Cây lộc vừng này có tuổi khoảng 35 năm. Được một cụ ông ở Đại Nghĩa, Đại Lộc, Quảng Nam trồng từ cây con vào chậu nhỏ những năm đầu sau ngày "giải phóng" (1975). Do nhiều năm trong chậu nhỏ bộ gốc rễ được chậu nén chặt thành một khổi hình trụ, đường kính khoảng 40 cm. Sau này nhờ duyên chúng tôi rước được cây về và sang chậu mới, lớn hơn (ĐK 65cm) như trên hình.
Cây cao khoảng 1,8 mét tình từ mặt chậu. Thân cành rất già. Đặc biệt là rất sai hoa.
Chúng tôi đang có ý định đưa cây sang chậu cạn nuôi nước để làm đẹp cho cây khi những đài hoa lung linh sẽ cùng với con người thả hồn lóng lãnh trên mặt nước hữu tình...
Cập nhật ảnh 26/11/2010, lại đổ hoa:
8. Cây Lạ và Quái…
Lê Thạnh - Cổ Mai Hoa
Cây lộc vừng này có tuổi khoảng 35 năm. Được một cụ ông ở Đại Nghĩa, Đại Lộc, Quảng Nam trồng từ cây con vào chậu nhỏ những năm đầu sau ngày "giải phóng" (1975). Do nhiều năm trong chậu nhỏ bộ gốc rễ được chậu nén chặt thành một khổi hình trụ, đường kính khoảng 40 cm. Sau này nhờ duyên chúng tôi rước được cây về và sang chậu mới, lớn hơn (ĐK 65cm) như trên hình.
Cây cao khoảng 1,8 mét tình từ mặt chậu. Thân cành rất già. Đặc biệt là rất sai hoa.
Chúng tôi đang có ý định đưa cây sang chậu cạn nuôi nước để làm đẹp cho cây khi những đài hoa lung linh sẽ cùng với con người thả hồn lóng lãnh trên mặt nước hữu tình...
Cập nhật ảnh 26/11/2010, lại đổ hoa:
30/11/2010:
Ảnh chụp ngày 5/12/2010 (10 ngày ra hoa):
Ảnh chụp ngày 18/12:
(Ngày 04/11/2010)
Trong một lần đi lang thang dã ngoại, tìm cây trong ngày nghỉ, tôi đã phát hiện ra cây lộc vừng này. Đó là một cây thế nghiêng được trồng chậu cạn. Vốn mê thế thác đổ nhất là đối với cây lộc vừng có thể tạo nên một sự tương tác giữa chủng loại và dáng thế, hẳn sẽ tạo nên một hiệu quả bất ngờ…
Tôi đặt vấn đề ngay mà không có sự phản đối nào từ phía anh Trí (Tam Ngọc), người chủ cây.
Mang cây về, ngay lập tứ ý tưởng biến thành biện thực. Thế là tôi có ngay một chậu lộc vừng đỗ treo, một thế lạ và đẹp. Một ngày nào đó cây thả hoa, chắc hẳn sẽ là một điều kỳ diệu khi từ trên cao đổ xuống một thân cây uyển chuyển như dòng thác chảy. Nhưng chưa hết, từ bên dưới sẽ là sự lung linh huyền ảo của những dây hoa óng ánh đỏ…
Cây có kích thước vừa phải. Thân gốc đường kính khoảng 8 cm. Tàng đổ khoảng 1,2 mét. Chậu cao 60cm có đường kính miệng chậu là 40 cm.
7. Cây sung hình con lân
Do dáng quái gây nhiều ấn tượng nên tôi đã rước cây này về ngay sau khi bắt gặp được nó. Các bạn thấy đó, dáng dấp trông nó rất giống một con thú rừng. Nhưng gọi thú rừng thì “uổng” quá nên tối đã gội nó là con Lân trong bộ Lân – Long - Quy - Phụng, cho… oai vậy!.
Do dáng quái gây nhiều ấn tượng nên tôi đã rước cây này về ngay sau khi bắt gặp được nó. Các bạn thấy đó, dáng dấp trông nó rất giống một con thú rừng. Nhưng gọi thú rừng thì “uổng” quá nên tối đã gội nó là con Lân trong bộ Lân – Long - Quy - Phụng, cho… oai vậy!.
Điều đáng tiếc là do chỗ chật, hơn 1 năm qua, tôi vẫn còn gửi cây nơi khác nên việc chăm sóc tạo tác cũng rất hạn chế. Trước đây khi còn ở vườn chủ cũ cây đã ra trái chi chít rồi nhưng khi sang tay về chủ mới, tôi ít “đầu tư” cho cây nên chưa ra trái trở lại. Dự định nay mai sẽ chuyển về, hy vọng là cây sẽ không phụ lòng ta...
Tại chỗ vết lõm này, tôi định sẽ nhờ thợ điêu khắc gỗ làm cho một cái đầu lân ấn tượng để gắn vào, phủ lên đó một lớp son giả gỗ, tương thích với da cây. Tất nhiên là phải bằng gỗ tốt thì mới bền theo cây được.
Trong cây cảnh nghệ thuật, nếu được chọn lại cây, dĩ nhiên người ta sẽ chọn các loại cây “có tên tuổi”, đã khẳng định được giá trị. Tuy nhiên, nếu có loài cây lạ nào đó lại đáp ứng được những tiêu chuẩn nghệ thuật cây cảnh thì vẫn cứ quý như thường.
Đây là một cây như thế...
Trước đây nó thuộc về anh Đinh Văn Tới, Ái Nghĩa, Đại Lộc. Là chủ nhiều trang trại hàng trăm héc ta tại Đi Lộc, được trang bị cả xe tải, cẩu hạng nặng, anh có điều kiện để “mang” về vườn, nhà những cây đẹp sống lâu đời trong trang trại của mình. Vốn chỗ thâm tình, trong một lần ghé thăm anh, thấy tôi thích và anh đã tỏ ý tặng tôi cây này.
Theo lời anh thì đây là cây “Chòi mòi núi”. Nhưng theo quan sát của nhiều người thì đây không phải thuộc giống chòi mòi nhưng họ cũng không rõ là giống, loại cây gì.
Sau 5 năm cắt, sửa theo ý mình, giờ đây cây “lạ” này đã trở nên một sản phẩm ở tầm… “xem được”.
Thân gốc chỗ lớn nhất vừa vặn một… vòng ôm người lớn. Chiều cao từ gốc đến ngọn khoảng 3m. Toàn bộ gồm 1 ngọn, 8 tán. Xanh tốt quanh năm.
Điều đặc biệt nhất của cây này là bộ thân gốc có nhiều “khối u” nỗi cục tạo nên những hình thù kỳ dị. Nhiều người cho rằng đấy là hình tượng Tề thiên Đại thánh. Cũng có người nhìn thấy cả “Lão Trư”, cả “Thiên cẩu” v.v… từ những “khối u” trên thân.
0914.026.345 - Comaihoa@gmail.com
(Còn nữa...)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét