28 tháng 3, 2018

Những bí mật lần đầu được tiết lộ về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

LTS: Tiến tới Kỷ niệm 17 năm ngày mất của NS Trịnh Công Sơn, LT xin giới thiệu chia sẻ bài viết của nhà báo Huỳnh Phi Long với những tiết lộ về những chi tiết thú vị về đời sống thường ngày của người nhạc sỹ tài hoa. Xem như một nén hương trầm tưởng nhớ ông. 


Tôi là một người vô danh nhưng có cái may mắn rất lớn là được gặp gỡ và làm bạn với Trịnh Công Sơn. Trong nhiều người tôi biết, có những người rất giỏi nhưng lại kém cỏi về nhân cách. Còn anh Sơn không chỉ là người tài hoa mà còn là một bậc hiền nhân khiến nhiều người mến mộ. 
Ngoài gia đình, anh Sơn luôn sắp xếp cho mình một trật tự bất biến. Ấy là tình bạn đặt trên tình yêu như có lần anh đã từng nói “Không có một tiếng kèn mầu nhiệm nào lôi kéo được tình yêu khi mà nó bỏ ta đi. May thay trên cuộc đời này còn có tình bạn. Dù tình bạn đôi khi bội bạc nhưng không nhiều…” Trịnh Công Sơn rất quý bạn. Trong căn nhà số 47C Phạm Ngọc Thạch (đường Duy Tân cũ) không bao giờ thiếu vắng bạn bè. Dù ăn rất ít nhưng anh luôn chuẩn bị những mâm cơm thật đầy, không chỉ đủ dinh dưỡng mà còn hài hòa, hấp dẫn về màu sắc. 

CÂY THUỐC QUÝ: SUNG THẰN LẰN

Bên ngoài khung của sổ
Trái thằn lằn đong đưa
Ngoái đầu vào phòng hỏi
Mùa xuân đã về chưa?...
LT
LTS: Quả sung thằn lằn giàu chất chống oxy hóa, là một vị thuốc quý chữa được nhiều chứng bệnh (di tinh, liệt dương ở nam giới, tắt sữa ở phụ nữ, đau khớp, nhức mỏi ở người già...). LT xin được chia sẻ và giới thiệu 2 bài viết trên các trang web uy tín, về công dụng của quả sung thằn lằn để bạn đọc tham khảo. 2 bài viết này có những đoạn giống nhau, đồng thời cũng có những nội dung khác, bổ sung thông tin hữu ích cho nhau. Các bạn nên đọc kỹ, đừng bỏ qua.
LT

 Bài 1:

Tác dụng chữa bệnh của cây thằn lằn: ông dùng bà khen  


(Nguồn https://baodinhduong.com/tac-dung-chua-benh-cua-cay-lan-ong-dung-ba-khen)


Quả thằn lằn là quả gì?

Quả thằn lằn là quả được thu hái từ cây sung thằn lằn, có tên khoa học là Ficus pumila, thuộc họ dâu tằm. Quả sung thằn lằn có tên thuốc là bị lệ thực, lương phấn quả, vương bất lưu hành hay được dùng để ăn và làm thuốc, thường thu hoạch vào tháng 5 – 10 hằng năm, dùng tươi hoặc phơi khô, ngâm rượu. Khi quả chín thì chứa nhiều đường, đặc biệt là đường đơn gồm glucose, fructose, arabinose. Hạt chứa nhiều chất xơ polysaccharid. Vỏ quả có nhiều chất gôm cũng là một nhóm chất giúp nhuận tràng chống táo bón. Trong quả còn chứa nhiều protein nên cũng được xếp vào nhóm thức ăn bổ dưỡng.