28 tháng 3, 2018

CÂY THUỐC QUÝ: SUNG THẰN LẰN

Bên ngoài khung của sổ
Trái thằn lằn đong đưa
Ngoái đầu vào phòng hỏi
Mùa xuân đã về chưa?...
LT
LTS: Quả sung thằn lằn giàu chất chống oxy hóa, là một vị thuốc quý chữa được nhiều chứng bệnh (di tinh, liệt dương ở nam giới, tắt sữa ở phụ nữ, đau khớp, nhức mỏi ở người già...). LT xin được chia sẻ và giới thiệu 2 bài viết trên các trang web uy tín, về công dụng của quả sung thằn lằn để bạn đọc tham khảo. 2 bài viết này có những đoạn giống nhau, đồng thời cũng có những nội dung khác, bổ sung thông tin hữu ích cho nhau. Các bạn nên đọc kỹ, đừng bỏ qua.
LT

 Bài 1:

Tác dụng chữa bệnh của cây thằn lằn: ông dùng bà khen  


(Nguồn https://baodinhduong.com/tac-dung-chua-benh-cua-cay-lan-ong-dung-ba-khen)


Quả thằn lằn là quả gì?

Quả thằn lằn là quả được thu hái từ cây sung thằn lằn, có tên khoa học là Ficus pumila, thuộc họ dâu tằm. Quả sung thằn lằn có tên thuốc là bị lệ thực, lương phấn quả, vương bất lưu hành hay được dùng để ăn và làm thuốc, thường thu hoạch vào tháng 5 – 10 hằng năm, dùng tươi hoặc phơi khô, ngâm rượu. Khi quả chín thì chứa nhiều đường, đặc biệt là đường đơn gồm glucose, fructose, arabinose. Hạt chứa nhiều chất xơ polysaccharid. Vỏ quả có nhiều chất gôm cũng là một nhóm chất giúp nhuận tràng chống táo bón. Trong quả còn chứa nhiều protein nên cũng được xếp vào nhóm thức ăn bổ dưỡng.




Quả sung thằn lằn có tác dụng gì?

Theo kết quả nghiên cứu mới đây đã tìm thấy trong quả và toàn cây thằn lằn có chứa nhiều chất chống oxy hóa gồm 4 chất có cấu trúc flavonoid trong đó quan trọng nhất là rutin. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, rutin có tác động chống oxy hóa mạnh nhất là khử hết các gốc tự do sản sinh trong tế bào. Rutin còn là chất giúp phòng chống xơ vữa động mạch và ngăn ngừa bệnh huyết áp cao. Ngoài ra, còn có 3 chất mới có cấu trúc sesquiterpenoid glycosid tên gọi là pumilaside A, B, và C được phân lập từ quả thằn lằn. Quả thằn lằn còn có tác động kháng khuẩn.
Theo y học cổ truyền, quả có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ thận tráng dương, cố tinh, hoạt huyết, lợi thấp, thông sữa. Dùng quả làm thuốc bổ, chữa di tinh, liệt dương, bất lực, đau lưng, chứng đái dầm, lỵ lâu ngày, kinh nguyệt không đều, viêm tinh hoàn, phong thấp, viêm khớp, bong gân, ung thũng, trĩ lòi dom, sa dạ con, tắc tia sữa và tiểu đục. Mỗi ngày sử dụng 10 – 20g quả khô sắc lấy nước uống có tác dụng kích thích TD, làm tăng cường sức mạnh nam giới, uống đều đặn còn giúp kiềm chế cơn đau tim và phòng chống ung thư.

Một số bài thuốc quý từ quả thằn lằn

Quả thằn lằn chữa tắc tia sữa, sưng vú, sản phụ ít sữa

Rừng bám vách tường,
Rừng trên sân thượng...
(Ảnh chụp tại 25 Cao Thắng, Tam Kỳ)
Quả thằn lằn 40g, bồ công anh 15g. Sắc uống. Kết hợp dùng lá bồ công anh giã nhỏ và đắp vào chỗ sưng đau; cao quả thằn lằn, lấy quả chín thái nhỏ, nấu với nước, lọc bỏ bã, cô thành cao. Ngày uống 5 – 10g.

Quả thằn lằn ngâm rượu bổ uống chữa di tinh liệt dương

Lấy cành, lá, quả thằn lằn non phơi khô khoảng 100g, đậu đen 50g. Xay thô 2 thứ và ngâm trong 250ml rượu trắng, ngâm 10 ngày, ngày uống 10ml mỗi lần, ngày uống 3 lần.

Chế biến thành thức uống thanh nhiệt giải khát

Quả chín rửa sạch, xay nhuyễn, cho qua túi vải ép lấy nước cốt. Để yên một lúc nước này sẽ đông thành khối do thành phần chất nhày trong quả, đem thái thành sợi như thạch, thêm nước đường để ăn hoặc uống rất tốt.
Ngoài ra, có thể dùng quả thằn lằn chữa đau xương, đau người ở người già, làm thuốc bổ, điều kinh, giúp tiêu hoá.
Việc sử dụng thảo dược hoặc cây cỏ thiên nhiên để bồi bổ tăng cường sinh lực rất tốt vì không có những độc hại hoặc tác dụng phụ. Tuy nhiên, cũng cần sử dụng đúng liều lượng, chọn đúng vị thuốc, bên cạnh cần kết hợp ăn uống đủ chất, luyện tập thể lực thường xuyên để tăng cường sinh lực. Tránh tự ý sử dụng hoặc dùng nhầm lẫn thuốc thì rất nguy hiểm cho tính mạng.
tu khoa


___________________________________
Bài 2:
Cách trị bệnh từ quả thằn lằn
(Nguồn http://www.blogsuckhoe.com/cach-tri-benh-tu-qua-than-lan.html)

Đông y cho rằng, quả thằn lằn có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ thận tráng dương, cố tinh, hoạt huyết, lợi thấp, thông sữa. Dùng quả làm thuốc bổ, chữa di tinh, liệt dương, bất lực, đau lưng, chứng đái dầm, lỵ lâu ngày, kinh nguyệt không đều…

Quả thằn lằn có tên thuốc là bị lệ thực, vương bất lưu hành là quả được thu hái từ cây sung thằn lằn, có tên khoa học là Ficus pumila L tằm (Moraceae), là cây mọc hoang khắp vùng đồng bằng và miền núi ở nước ta. Quả dùng để ăn và làm thuốc, dùng tươi hoặc phơi khô, ngâm rượu. Khi quả chín thì chứa nhiều đường, đặc biệt là đường đơn gồm glucose, fructose, aribinose. Hạt chứa nhiều chất xơ polysaccharid. Trong quả còn chứa nhiều protein nên cũng được xếp vào nhóm thức ăn bổ dưỡng.
Đông y cho rằng, quả thằn lằn có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ thận tráng dương, cố tinh, hoạt huyết, lợi thấp, thông sữa. Dùng quả làm thuốc bổ, chữa di tinh, liệt dương, bất lực, đau lưng, chứng đái dầm, lỵ lâu ngày, kinh nguyệt không đều, viêm tinh hoàn, phong thấp, viêm khớp, bong gân, ung thũng, trĩ lòi dom, sa dạ con, tắc tia sữa và tiểu đục. Mỗi ngày sử dụng 10-20g quả khô sắc lấy nước uống có tác dụng kích thích tình dục, làm tăng cường sức mạnh nam giới, uống đều đặn còn giúp kiềm chế cơn đau tim và phòng chống ung thư.
Lưu ý: Thận trọng dùng đối với phụ nữ có thai.
Để tham khảo và áp dụng, dưới đây gợi ý vài cách trị bệnh từ quả thằn lằn.

Trị di tinh liệt dương: Dùng rượu cây sung thằn lằn gồm cành lá phơi khô 100g, đậu đen 50g, cho vào 250ml trong 10 ngày lọc rượu uống. Khi uống có thể pha thêm đường làm thuốc bổ. Đối với người di tinh liệt dương uống mỗi ngày 10-30ml rượu.

Dùng làm thuốc bổ trị đau xương, nhức mình mẩy: Chế thành cao quả sung thằn lằn: Lấy quả sung thằn lằn thái nhỏ nấu với nước bỏ bã cô đặc thành cao, ngày uống 5-10g, trị các chứng đau xương ở người già, còn có tác dụng điều kinh giúp tiêu hóa.

Chữa tắc tia sữa, sưng vú, sản phụ ít sữa: quả thằn lằn 40g, bồ công anh 15g. Sắc uống. Kết hợp dùng lá bồ công anh giã nhỏ và đắp vào chỗ sưng đau; cao quả thằn lằn, lấy quả chín thái nhỏ, nấu với nước, lọc bỏ bã, cô thành cao. Ngày uống 5-10g.

Ngâm rượu bổ uống chữa di tinh, liệt dương: lấy cành, lá, quả thằn lằn non phơi khô khoảng 100g, đậu đen 50g. Xay thô 2 thứ và ngâm trong 250ml rượu trắng, ngâm 10 ngày, ngày uống 10ml mỗi lần, ngày uống 3 lần.

Chế biến thành thức uống thanh nhiệt giải khát: quả chín rửa sạch, xay nhuyễn, cho qua túi vải ép lấy nước cốt. Để yên một lúc nước này sẽ đông thành khối do thành phần chất nhày trong quả, đem thái thành sợi như thạch, thêm nước đường để ăn hoặc uống rất tốt.
Ngoài ra, có thể dùng quả thằn lằn làm thuốc điều trị (trị kinh ít, bế kinh, thống kinh), làm thuốc dục sản, trị sỏi tiết niệu, giúp tiêu hóa…
Theo baithuochay

_______________________________________________________

Bài 3: 

Sung thằn lằn có làm … “sung” ?


Bên cạnh các loại thuốc quý có tác dụng bổ thận, tráng dương như kim anh, câu kỷ, đỗ trọng, ba kích, dâm dương hoắc, cốt toái bổ, gần đây loại thuốc được các quý ông đặc biệt quan tâm là trâu cổ (sung thằn lằn).
 Trái thằn lằn được thu hái từ cây trâu cổ hay còn được gọi là cây sung thằn lằn, có tên khoa học là Ficus pumila, thuộc họ Dâu tằm. Dân gian còn gọi là cây xộp, vảy ốc... là loại dây leo. Trái được dùng để ăn và làm thuốc, thường thu hoạch vào tháng 5 - 10 hàng năm, dùng tươi hoặc phơi khô, ngâm rượu. Trái chín chứa nhiều đường, đặc biệt là đường đơn. Hạt chứa nhiều chất xơ polysaccharid. Vỏ trái có nhiều chất gôm cũng là một nhóm chất giúp nhuận tràng chống táo bón. Trong trái còn chứa nhiều protein nên cũng được xếp vào nhóm thức ăn bổ dưỡng. Ở Ấn Độ và Đài Loan đến mùa trái chín người ta thu hái, ép dẹp và phơi khô ăn ngọt và ngon giống như trái hồng khô.
Nghiên cứu mới đây phát hiện, trái và toàn cây thằn lằn có chứa nhiều chất chống oxy hóa gồm 4 chất có cấu trúc flavonoid, trong đó quan trọng nhất là rutin - có tác động chống oxy hóa mạnh nhất. Rutin còn giúp phòng chống xơ vữa động mạch và ngăn ngừa huyết áp cao. Ngoài ra còn có 3 chất mới có cấu trúc sesquiterpenoid glycosid tên gọi là pumilaside A, B và C được phân lập từ trái thằn lằn.
Theo y học cổ truyền VN, trái có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ thận tráng dương, cố tinh, hoạt huyết, lợi thấp, thông sữa. Dùng trái làm thuốc bổ, chữa di tinh, liệt dương, bất lực, đau lưng, chứng đái dầm, lỵ lâu ngày, kinh nguyệt không đều, viêm tinh hoàn, phong thấp, viêm khớp, bong gân, ung thũng, trĩ lòi dom, sa dạ con, tắc tia sữa và tiểu đục, kháng khuẩn.
- Người dân Okinawa tại Nhật Bản sử dụng trái thằn lằn như một loại thảo dược hoặc chế thành thức uống dùng cho người bệnh tiểu đường và huyết áp cao.
- Y học cổ truyền Trung Quốc dùng toàn cây sung thằn lằn và trái để chữa bệnh trĩ sưng đau, bệnh lỵ, tiểu máu và đinh râu. Sách cổ còn ghi trái sung thằn lằn giúp tăng số lượng và chất lượng tinh trùng ở nam giới nên được sử dụng để chữa bệnh di tinh, xuất tinh sớm và chứng bất lực. Ngoài ra còn dùng chữa rối loạn kinh nguyệt, khó tiểu, tiểu ra máu, thấp khớp, đau lưng, nhọt, chốc lở. Nước sắc của trái uống còn chữa chứng thoát vị bẹn, rễ chữa viêm bàng quang và tiểu khó.
Mỗi ngày sử dụng 10 - 20 g trái khô sắc lấy nước uống có tác dụng kích thích tình dục, làm tăng cường sức mạnh nam giới, uống đều đặn còn giúp kiềm chế cơn đau tim và phòng chống ung thư.
Các bài thuốc thường dùng:
- Chữa tắc tia sữa, sưng vú, sản phụ ít sữa: trái thằn lằn 40 g, bồ công anh 15 g. Sắc uống. Kết hợp dùng lá bồ công anh giã nhỏ và đắp vào chỗ sưng đau.
- Cao trái thằn lằn: trái chín xắt nhỏ, nấu với nước, lọc bỏ bã, cô thành cao. Ngày uống 5 - 10 g. Dùng chữa đau xương, đau người ở người già, làm thuốc bổ, điều kinh, giúp tiêu hóa.
- Ngâm rượu bổ uống chữa di tinh liệt dương: cành, lá, trái non phơi khô khoảng 100 g, đậu đen 50 g. Xay thô 2 thứ và ngâm trong 250 ml rượu trắng, ngâm 10 ngày, ngày uống 10 ml mỗi lần, ngày uống 3 lần.
- Chế biến thành thức uống thanh nhiệt giải khát: trái chín rửa sạch, xay nhuyễn, cho qua túi vải ép lấy nước cốt. Để yên một lúc nước này sẽ đông thành khối do thành phần chất nhày trong trái, đem xắt thành sợi như thạch, thêm nước đường để ăn hoặc uống rất tốt.
DS. LÊ KIM PHỤNG
www.Khoahocphothong.com.vn

__________

Bài 4: Tác dụng của cây thằn lằn

tac-dung-cua-cay-lan

Tác dụng của cây thằn lằn chủ yếu nằm ở quả thằn lằn. Công dụng của quả sung thằn lằn được biết đến là vừa tốt cho phụ nữ như hoạt huyết, thông tia sữa và nam giới như tráng dương, cố tinh, ....

Cây thằn lằn hay còn gọi là cây sung thằn lằn, tên khoa học là Ficus Pumila, thuộc họ dâu tằm (Moraceae). Ở nước ta, cây thằn lằn thường mọc hoang ở cả đồng bằng và miền núi. Thằn lằn thuộc loại cây dây leo, vì vậy hiện nay cây thằn lằn thường được trồng trong nhà, leo bám trên tường để trang trí và tạo không gian xanh mát cho ngôi nhà. Tuy nhiên, ít ai lại biết rằng trong Đông y, cây thằn lằn còn là một vị thuốc quý, đặc biệt là quả của cây thằn lằn.

1. Quả thằn lằn

Quả thằn lằn hay còn gọi là quả sung thằn lằn, có tên thuốc trong Đông y là vương bất lưu hành, lương phấn quả, bị lệ thực. Quả này có thể ăn được và làm thuốc, có thể phơi khô hoặc dùng tươi và ngâm rượu.

Quả thằn lằn là dạng quả hạch, có chiều dài khoảng 15mm, hình trứng, có một hạch cứng hình trái xoan. Khi chín, quả thằn lằn có màu đen và rất ngọt, chứa nhiều đường đơn như arabinose, fructose, glucose, còn hạt của quả lại giàu chất xơ polysaccharide. Quả thằn lằn cũng được biết đến là một loại thức ăn bổ dưỡng vì cung cấp nhiều protein, chất xơ và chất chống oxy hóa.

tac-dung-cua-cay-lan-2
Quả thằn lằn làm tăng tác dụng của cây do giàu dinh dưỡng


2. Tác dụng của cây thằn lằn

Tác dụng của cây thằn lằn chủ yếu đến từ quả thằn lằn. Trong Đông y, quả thằn lằn có tính thanh mát, vị ngọt. Ngoài ra, trong cả thân và quả thằn lằn rất giàu rutin, là chất chống oxy hóa có cấu trúc flavonoid với khả năng hoạt động mạnh để loại bỏ các gốc tự do phát triển trong tế bào. Cây thằn lằn có những tác dụng sau:

  • Đối với nam giới: Bổ thận, tráng dương, cố tinh, trị di tinh, liệt dươngviêm tinh hoàn, tăng cường sức mạnh nam giới, kích thích ham muốn.
  • Đối với phụ nữ: Điều hòa kinh nguyệt, thông tắc tia sữa, lợi sữa, sa dạ con. Với những tác dụng của cây thằn lằn đã nêu thì phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng.
  • Đối với người cao tuổi: Đau lưng, viêm khớp, phong thấp.

Chung: Hoạt huyết, đái dầm, tiểu khó, tiểu ra máu, lỵ, bong gân, thoát vị bẹn, chống xơ vữa động mạch, phòng ngừa tăng huyết áp, kiềm chế cơn đau tim, phòng ngừa ung thư.

tac-dung-cua-cay-lan-1
Đau tim sẽ giảm đi nhờ vào tác dụng của cây thằn lằn

3. Các bài thuốc từ cây, lá, quả thằn lằn

Với những công dụng của quả sung thằn lằn cũng như cây, lá đã kể trên, cây thằn lằn là thành phần của một số bài thuốc phổ biến sau:

  • Chữa liệt dương, di tinh: Phơi khô cành, lá, quả thằn lằn (còn non), sau đó xay nát cùng đậu đen rồi ngâm với rượu trắng trong 10 ngày thì lọc lấy rượu uống. Để chữa liệt dương, di tinh, nam giới uống ngày 3 lần, mỗi lần 10ml rượu mỗi ngày. Nếu dùng làm thuốc bổ thì cho thêm đường để uống.
  • Chữa đau nhức toàn thân, đau xương, điều kinh, hỗ trợ tiêu hóa: Cắt nhỏ quả thằn lằn sau đó cho vào nước nấu, vớt bã và tiếp tục nấu để cô đặc thành cao. Mỗi ngày uống từ 5 - 10g cao quả sung thằn lằn pha với nước ấm, chữa đau xương ở người lớn tuổi rất tốt.
  • Chữa tắc tia sữa, tăng cường lợi sữa: Có thể thực hiện theo một trong hai cách là cắt quả thằn lằn và cây bồ công anh nấu nước uống hoặc pha cao quả thằn lằn với nước uống từ 5 - 10g mỗi ngày (cách chế biến thành cao như trên). Để chữa sưng vú do tắc tia sữa, bên cạnh nấu nước uống thì giã nhỏ lá cây bồ công anh rồi đắp lên vú, massage nhẹ nhàng để tuyến sữa được thông.
  • Pha nước thanh nhiệt: Xay nhuyễn quả thằn lằn đã chín và rửa sạch, ép lấy nước cốt rồi để yên trong một khoảng thời gian, chất nhầy trong quả thằn lằn sẽ làm đông lại giống thạch. Cắt thạch từ nước cốt thằn lằn thành sợi, ăn cùng nước đường hoặc pha với nước đường thành nước thanh nhiệt, uống giải khát mùa hè rất tốt.

Tác dụng của cây thằn lằn được biết đến là rất tốt cho nam giới bị viêm tinh hoàn, liệt dương, di tinh còn phụ nữ là điều hòa kinh nguyệt, lợi sữa và thông tắc tia sữa. Ngoài ra, cây thằn lằn còn có công dụng chữa đau xương, thấp khớp ở người cao tuổi hiệu quả.

Khi đã nắm rõ công dụng của cây thằn lằn bạn có thể áp dụng theo để thấy được lợi ích sức khỏe từ loại cây dân giã này.

Nguồn: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/song-khoe/tac-dung-cua-cay-lan/


Xem thêm:
http://duoclieutuelinh.vn/trau-co.html

https://www.trangtribancong.com/huong-dan-cach-trong-va-cham-soc-cay-lan-bam-tuong

https://namlimxanh.vn/cay-xop-hinh-anh-tac-dung-cach-dung-cay-xop-tri-benh-tot.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét