15 tháng 7, 2015

CHUYỆN VỀ CÂY MAI HUYỀN THOẠI Ở QUẢNG NAM


Cách đây gần chục năm, Báo Quảng Nam có đăng bài của tác giả Tấn Đường, thông tin về cây “Hoàng mai Gia bảo” , một cây mai vàng cổ thụ, thuộc loại gia bảo lưu truyền nhiều đời của một gia đình tại vùng quê Tiên Phước, Quảng Nam. Từ đó đến nay, thỉnh thoảng tôi vẫn có nghe vài thông tin mới về cây mai này. Tuy nhiên, chủ yếu là chuyện có người đến trả giá lên đến hàng nhiều trăm triệu mà chủ cây không bán. Điều mà anh em chơi cây quan tâm, như kích thước thật của cây, lai lịch, giống mai v.v.. thì lại ít được nhắc đến.
Hôm nay, có chuyến công tác tại Tiên Phước ở lại vài ngày, tôi tranh thủ nhờ anh em dẫn đường tìm tới cây mai này. Không quá xa như tôi tưởng, từ trung tâm thị trấn Tiên Kỳ lên đến khu vườn có cây mai chưa đầy 15 phút xe máy, khi chưa ra khỏi địa phận của thị trấn...

________________


Quảng cáo giúp con gái:
Shop Cỏ Mây chuyên bán các mặt hàng giỏ xách dành cho nữ sinh, sinh viên, công nhân, viên chức ... Hàng chế tác bằng thảo mộc, vừa dễ thương, vừa thân thiện, vừa bền, vừa giá rẻ. 
Thân ái kính mời các độc giả ủng hộ cho con gái nhà Comaihoa, qua trang facebook sau:


CỎ MÂY

Bài viết được đăng Tập san Xuân Đại Lộc - 2017
Ngày xưa tôi từng nghe kể lại về mức độ to lớn của cây mai. Rằng đến thăm vườn nhà anh Hải (chủ nhân hiện nay của cây mai) nhiều người phải đi qua tán một cây vú sữa cũng rất to lớn. Nhưng rất nhiều trường hợp không nhìn thấy cây mai đâu. Đến khi anh Hải chủ nhà chỉ vào cây vú sữa thì mọi người mới… ngớ ra. Đó chính là cây mai huyền thoại chứ không phải cây vú sữa, như nhiều người đã nhầm. Lần này đến nơi, dù đã lường trước mọi chuyện và phát hiện ra cây mai huyền thoại ngay khi bước chân ra vườn nhưng tôi vẫn không thể thoát khỏi cảm giác ngỡ ngàng khó tả về cái sự hoành tráng của nó. Cái cảm giác đó còn mạnh hơn cả lần đầu nghe chuyện về... cây vú sữa nữa.



Bộ gốc to lớn dị thường lại chằng chịt rất nhiều cội rễ mà chỉ mới nhìn thấy phần lộ thiên trên mặt đất cũng đủ biết cái sự hoành tráng, cổ lão của bộ rễ đang bị che khuất đi nhiều phần bên dưới . Đường kính gốc, ngang mặt rễ ước chừng khoảng 80 cm. Từ mặt rễ lên đến nơi phát cành đầu tiên khoảng hơn 1 mét. Chi cành đều đặn tỏa ra bốn phía để trình ra xung quanh một bộ tán lá kín bin, mát rượi. Tôi nghĩ độ che khuất của nó cũng tròm trèm khoảng… 1 sào đất vườn trung bộ (500 m2). Theo lời anh Hải, cây mai đã được lưu truyền từ đời ông nội của anh. Từ khi anh "biết" đến bây giờ, dù không có sự chăm sóc nào đặc biệt nhưng cây chưa bao giờ bị sâu bệnh gì đáng kể, vẫn đến hẹn lại lên, ra hoa vàng rực một góc núi khi mỗi độ xuân về…
(còn tiếp)

Tam Kỳ, 15/7/2015
LT



Cụ Nhược bên cây mai - Ảnh cũ trên Net




2 nhận xét:

  1. Hôm qua (06/2/2018) tôi thật sự bàng hoàng khi nghe tin về cây mai này, qua lời kể của ông bạn đồng nghiệp vừa có chuyến công tác tại Tiên Phước: Cây mai cổ thụ đã chết cách đây vài tháng.
    Nguyên nhân cây chết có lẽ là do sự lơ đễnh của chủ nhà. Từ nhiều năm nay, dưới gốc cây mai được anh này tận dụng nuôi vịt rất dơ bẩn. Gốc cây bị đọng nước bẩn lâu ngày thối rễ mà chết...
    Cạn lời!

    Trả lờiXóa