12 tháng 9, 2017

CÂY THÀNH NGẠNH - BẠCH MAI RỪNG

Theo đông y, cây thành ngạnh có vị ngọt vừa, hơi đắng, chua và chát. Khi ăn sống nhai nhỏ cảm thấy dễ chịu và thường được ăn hàng ngày giúp tiêu hóa tốt hoặc khi yếu đau, sau khi đẻ. Vậy cây thành ngạnh có đặc điểm, công dụng cụ thể như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây:


1, Mô tả về cây thành ngạnh.

Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinense) hay còn có tên là thành ngạnh nam, lành ngạnh, hoàng ngưu mộc, hoàng ngưu trà, cây đỏ ngọn. Là loài cây thuộc họ Bứa hay họ Măng cụt -Clusiaceae. Cây gỗ cao 10-15m, có gai ở gốc, cành non có lông tơ, sau đó trở nên nhẵn nhụi và có màu xám tro. Thân cây có màu vàng như da bò, nên gọi là hoàng ngưu mộc. Lá hình mác, dài 12–15 cm, rộng 3–5 cm, khi non có nhiều lông tơ màu đỏ nên có tên đỏ ngọn. Lá non dùng thay trà nên gọi là hoàng ngưu trà. Hoa mọc trên những cành ngắn có lông màu tía, chiều dài từ 1-4 cm có màu đỏ điều, không lông; cuống dài bằng cuống lá, cánh hoa hẹp, dài, không vẩy tiết; nhị hợp thành 3 bó, vòi nhụy 3, bầu hình nón. Quả nang hình trứng nhỏ, hạt nhiều và dài 15mm, rộng 3mm.
Cây thành ngạnh là cây mọc hoang ở nhièu tỉnh phía Bắc nước ta, hay gặp nhất trên các đồi trọc vùng trung du. Ở Singapore, cây thành ngạnh được đặt trên các tuyến đường để làm đẹp mỹ quan đô thị và giảm hệ quả tiêu cực của quá trình đô thị hóa, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sốngCây còn mọc nhiều ở Nam Trung Quốc, Malayxia, Singapore và các nước khác.

2, Thành phần của cây thành ngạnh

Năm 1995, TS Nguyễn Liêm – nguyên Chủ nhiệm khoa Dược học, Học viện Quân y và cộng sự đã xác định sự có mặt của tanin và flavonoid trong lá thành ngạnh. Tiến sĩ đã xác định được dịch nước chiết của lá đỏ ngọn (1/16) có tác dụng chống oxy hóa mạnh, hoạt tính chống oxy hóa (HTCO) đạt 69% so đối chứng với P.

3, Công dụng của cây thành ngạnh

Trong những năm gần đây một số tác giả đã nghiên cứu tác dụng chữa bệnh của dịch chiết toàn phần lá và thân cây đỏ ngọn. Nhóm nghiên cứu của Học viện Quân Y – Hà Nội cho biết cây đỏ ngọn ít độc, dịnh chiết toàn phần của lá và thân cây đỏ ngọn có tác dụng chống ôxi hoá tốt, hoạt tính đạt 69% trong khi tanakan chỉ đạt 48% và có tác dụng hoạt huyết, làm lưu thông máu, giảm đông ở những trường hợp tăng đông.
Theo một đề tài nghiên cứu “Cô lập và nhận dạng các hợp chất phenol từ cây thành ngạnh nam” do sinh viên Nguyễn Khoa Nam, ngành hóa hữu cơ, trường Đại Học Khoa học Tự nhiên TP.HCM thực hiện. Một số hợp chất thu được từ cây thành ngạnh này còn có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, kháng oxy hóa và kháng sốt rét.
Bộ môn Dược học quân sự – Học Viện Quân Y trên cơ sở nghiên cứu lâm sàng dịnh chiết của lá đỏ ngọn Cratoxylum prunifolium trên chuột nhắt trắng và thỏ có so sánh với thuốc tanakan do hãng Beaufour Ipsen của Pháp sản xuất đã đưa ra kết luận: Dịch chiết toàn phần lá đỏ ngọn và dịch chiết etylaxetat lá đỏ ngọn đều có ảnh hưởng lên hoạt động của hệ thần kinh ở các mức độ khác nhau:
  • Dịch chiết etyl axetat và dịch chiết toàn phần lá đỏ ngọn, Tanakan đều có tác dụng hoạt hoá hệ thần kinh thực vật, thể hiện ở sự tăng rõ hàm lượng Catecholamin trong máu động vật thí nghiệm sau khi uống các thuốc này.
  • Dịch chiết etylaxetat lá đỏ ngọn có tác dụng tương đương Tanakan gây hoạt hoá đồng bộ các tế bào não ở thỏ thực nghiệm, thể hiện làm giảm thành phần sóng chậm delta, tăng thành phần sóng alpha trên điện não đồ, còn dịch chiết toàn phần lá đỏ ngọn không thể hiện rõ tác dụng hoạt hoá hệ thần kinh trung ương.
  • Dịch chiết etyl axetat lá đỏ ngọn có tác dụng làm tốt cả hai quá trình hưng phấn và ức chế có điều kiện ở não bộ động vật thí nghiệm (thông qua hoạt động phản xạ có điều kiện), tương đương với Tanakan và tốt hơn tác dụng này của dịch chiết toàn phần lá đỏ ngọn.
  • Mức độ ảnh hưởng làm tăng cường chức năng hệ thần kinh trung ương của  các chất theo thứ tự giảm dần: dịch chiết etyl axetat lá đỏ ngọn, Tanakan, dịch chiết toàn phần lá đỏ ngọn.
Ở Singapo dịch chiết cây Cratoxylum được sử dụng trong nhân dân có tác dụng chống các gốc tự do để chữa các bệnh liên quan đến sự căng thẳng, mệt mỏi. Tại Nhật Bản, từ rễ cây của một số loài thuộc chi Cratoxylum người ta bào chế thành thuốc làm tăng trí nhớ, chữa bệnh hay quênphòng tránh bệnh lú lẫn, mất ngủ ở người già. Ở Trung Quốc, lá của cây đỏ ngọn người ta chế biến thành trà pha nước uống  hàng ngày và sử  dụng một cách rộng rãi. Từ phần dịch chiết etylaxetat của lá cây đỏ ngọn đã tách được các xanthone có tác dụng kháng ấu trùng của muỗi gây sốt da vàng hơn cả chất rotenon, không những thế các chất này còn có nhiều triển vọng làm thuốc chống mối.

4, Sản phẩm được điều chế từ cây thành ngạnh

Tại cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc thành phẩm, thực phẩm chức năng Y học cổ truyền Thái Nguyên, Bác sĩ Hoàng Sầm đã sử dụng dịch chiết của lá đỏ ngọn để làm thực phẩm chức năng, thay chè làm nước uống, chữa các bệnh nan y như: ngứa, ghẻ lở, zona thần  kinh, mất ngủ, miệng đắng ăn không ngon, giảm trí nhớ…
Ngày nay với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, một sản phẩm mới được ra đời bao gồm thành phần thạch tùng thân gập, thành ngạnh kết hợp với các loại thảo dược Cao Bạch Phục Linh, Cao Lá Dâu, Cao Câu Kỷ Tử, Cao Hoài Sơn… có tác dụng tăng cường hoạt động của trí não, bảo vệ và giảm sự lão hóa của các tế bào thần kinh. Đó chính là sản phẩm Lohha Trí Não. Sản phẩm sử dụng hiệu quả cho các trường hợp cần phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não, đột quỵ hoặc phẫu thuật do chấn thương sọ não, giúp cải thiện các triệu chứng của hội chứng sa sút trí tuệ, teo não, bệnh Alzheimer như: giảm trí nhớ, giảm khả năng ngôn ngữ, giảm thị giác không gian, giảm chức năng điều hành, giảm rối loạn chức năng và các rối loạn hành vi…đã và đang được người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng.
Từ những kết quả nghiên cứu trên đã cho thấy rằng, thành ngạnh là một loại dược liệu quý mà thiên nhiên dành tặng cho những người mắc bệnh hay quên, suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ… Mỗi bước tiến của khoa học kỹ thuật lại cho chúng ta thêm một cơ hội điều trị những căn bệnh nan y, phức tạp. Hy vọng trong tương lai, các nhà khoa học sẽ phát hiện thêm được nhiều công dụng mới và có ích từ chính cây thành ngạnh để chữa bệnh cho muôn người.

(Tài liệu sưu tầm Internet - Không rõ tác giả)

Xem thêm:
https://thuochanoi.com/benh-ung-thu/tac-dung-cua-cay-thanh-nganh-ban-cay-thanh-nganh-gia-goc.html

2 nhận xét: