30 tháng 11, 2007

Cổ Mai Hoa ở Đại Lộc.

Phóng sự:
Cổ Mai Hoa ở Đại Lộc.
(Bài gốc, trước khi được  báo Công an Nhân dân duyệt đăng)

Ngày nay, khi mức sống của người dân ngày càng cao, áp lực từ mặt trái của lối sống công nghiệp ngày càng chi phối nghiệt ngã thì người ta hướng về những thú vui tao nhã của dân tộc một thời  vang bóng. Đó là các bộ môn nghệ thuật của sự đam mê và lòng nhẫn nại, như non bộ, tiểu cảnh, thư pháp, cây cảnh cổ v.v... Trong các đối tượng của nghệ thuật cây cảnh, cây mai cổ tự lúc nào đã nghiễm nhiên trở thành một linh vật đối với con người Việt Nam xưa và nay.
Điều ít ai biết, ở Đại Lộc, nghệ thuật Cổ Mai Hoa đến nay phát triển gần như đã trở thành “đạo”...



Mai Hoa biểu tượng cho mùa Xuân, cho quy luật đất trời và khí tiết người Anh hùng...
Tất cả những ai quan tâm đến cây hoa mai và thú chơi cây mai cổ hẳn không thể không biết hai câu thơ nỗi tiếng của Chu Thần Cao Bá Quát (1809-1855):
Thập tải luân giao cầu Cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái Mai hoa”
Người anh hùng có mười năm giao du trong thiên hạ để cầu thanh gươm cổ cùng một đời chỉ biết cúi lạy hoa mai! Ta sẽ thấm thía hơn cái triết lý nhân sinh sâu sắc chuyển tải trong 2 câu thơ nỗi tiếng của Cao Bá Quát nếu như ta đặt nó trong ngữ cảnh của cuộc đời kỳ lạ của ông, cuộc đời của một người Anh hùng không hề biết nễ sợ một ai, trong một giai đoạn lịch sử rất đặc biệt của các thời đại cuối cùng  nhà Nguyễn. Khi không còn tin vào Triều thần, Người Anh hùng  trong ông có 10 năm đi “cầu cổ kiếm”, như kiếm tìm một kế sách để cứu dân, cứu nước. Và ông đã tự đặt 10 năm đó vào thế cảnh của một đời chỉ biết “bái mai hoa”!