25 tháng 1, 2016

CHUYỆN KỂ VỀ CÂY NGÔ ĐỒNG BONSAI NGƯỢC

…Giờ đây, mỗi khi nhìn cây ngô đồng, lủng lẳng, xinh xinh, tôi không khỏi chạnh lòng nghĩ đến cậu bé ngày xưa…

Nhiều năm trước đây, tôi có trồng một cây ngô đồng khá to, ra hoa kết quả quanh năm. Trái của cây này văng ra xung quanh và mọc lên rất nhiều cây con. Lúc ấy, sát bên nhà tôi có một đôi vợ chồng trẻ thuê nhà ở. Nhà này có 2 đứa trẻ, 1 trai, 1 gái. Thằng anh lúc đó khoảng 4-5 tuổi nhìn thấy tôi làm cây rất lấy làm thích thú và mê mẫn. Nghĩ thằng nhỏ cũng như mình thời bé (yêu cây cối mà không biết làm sao để có được cây), nên tôi đã bứng ra một cây ngô đồng con và trồng vào cái chậu nhỏ đem cho thằng bé. Thằng bé tỏ ra vô cùng vui mừng với món quà này. Ngày ngày nhìn nó yêu thương, chăm chút cho cây ngô đồng như chăm một đứa trẻ khiến ai cũng phải thương…

Sự khác nhau giữa cây ngô đồng (độc bình) và ngô đồng thân gỗ

Ngô đồng và ngô đồng thân gỗ là 2 cây thuộc 2 họ hoàn toàn khác nhau, cùng là cây thuốc quý.


 NGÔ ĐỒNG
Ngô đồng hay còn gọi Ngô đồng cây dầu lai có củ, Sen lục bình, tên khoa học: Jatropha podagrica Hook.f. Họ Thầu dầu EUPHORBIACEAE.
Gốc phình to như cái lọ, xù xì, mập, phân nhánh ít. Lá có cuống đính gần gốc, màu xanh bóng, nhẵn, đẹp. Lá chia thành  thuỳ (3 – 5 thuỳ to) và những phiến hẹp như kim. Cụm hoa to, đỏ như cụm hoa của cây San hô. Cuống chung dài, mập, màu xanh xám, thẳng. Cụm hoa cờ hình ngù màu đỏ. Hoa có 5 cánh dài 7 – 8mm, màu đỏ tươi. Bầu hình trái xoan, nhẵn, màu xanh bóng. Quả nang thường nổ mạnh tung hạt đi khắp nơi.
Cây có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ. Cây có dáng đẹp, lá xanh quanh năm và cụm hoa độc đáo, lâu tàn (gần như có quanh năm). Ở nước ta cây Ngô đồng rất được ưa chuộng, trồng bằng hạt, phổ biến từ đồng bằng đến miền núi.
Vỏ Ngô đồng dùng làm thuốc tẩy, trị táo bón, gây nôn, lợi sữa. Lá dùng trị ghẻ lở. Trong dân gian, người ta dùng cuống lá dầm nát, đặt rịt chữa sa tử cung và dùng cuống lá, thân cây, giã ra chế nước sôi uống trị ho ra máu, khạc ra máu.
Cây ngô đồng dưới dáng bonsai ngược
(Chỉ có ở nhà vườn Lê Thạnh)
Cây có tác dụng mạnh đến các mô bị viêm nhiễm khi các mô này có nguy cơ làm mủ như: nhọt độc, viêm cơ, viêm hạch, viêm tuyến mang tai.
Cách dùng:
Nếu nhọt mới phát, giai đoạn sưng tấy ban đầu, ngắt một búp lá cho nhựa chảy ra, lấy nhựa đó bôi lên mặt da có nhọt, bôi rộng thêm ra phía ngoài, bôi nhiều lần, để một lúc cho khô, rồi bôi lại. Chú ý đừng để nhựa này dính ra quần áo sẽ không giặt tẩy sạch được.
Nếu nhọt đã đến thời kỳ lên mủ thì ngắt 1 – 3 lá rửa sạch, thêm một chút muối, giã nhuyễn rồi đắp lên mụn, bó lại. Mỗi ngày 1 lần, làm 3 – 5 ngày rồi tháo mủ.
Các mũi tiêm khi có nguy cơ bị áp-xe thì cần bôi ngay nhựa cây này lên vùng tiêm, ngày 2 – 3 lần là được.
Các vết thương nông, nhỏ như trẻ đứt tay, đứt chân, nếu bôi ngay nhựa của cây này trực tiếp lên vết thương, giữ gìn sạch sẽ là có thể yên tâm không bị nhiễm trùng.
Một số người lấy phần phình của thân cây đã trồng được vài năm đem gọt bỏ vỏ thái mỏng, phơi se rồi sao vàng, ngâm rượu làm rượu bổ. Tuy nhiên thực tế chưa phân tích hoạt chất nên phải thận trọng khi dùng.

3 tháng 1, 2016

CÂY MẬT GẤU

Cây mật gấu hay một số nơi gọi là  kim thất tai, cây lá đắng, đây là một loại thảo dược quý, và tác dụng của chúng mới được phát hiện gần đây, điều này cũng được các bác sĩ Đông Y chứng nhận. Trong những ngày gần đây, trên báo tuổi trẻ và đời sống có đăng một bài báo nói về nội dung như sau” Hỗ trợ dứt bệnh đau chân và kiềm chế tiểu đường nhờ lá mật gấu”, vậy thực hư như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu.

Cây dành dành, không chỉ làm kiểng

Một TP dành dành bonsai - Lê Thạnh
(Ảnh chụp 12/2015)



Cây dành dành thuộc họ cà phê, có tên khoa học là Gardenia Jasminoides Ellis, còn được gọi là chi tử, thủy hoàng chi. Cây cao khoảng 1- 2m, lá to, mọc đối, hình thuôn trái xoan hoặc bầu dục dài, trơn bóng.
Hoa dành dành màu trắng và có mùi hương rất thơm, thường mọc riêng lẻ. Quả hình trứng, cho thịt màu vàng, bên trong chứa nhiều hạt, vị đắng. Dành dành ra hoa vào tháng 3-5, cho quả vào khoảng tháng 6-10. Khi quả chín già, ngắt bỏ cuống rồi phơi, sấy khô.
Cây dành dành là loại cây phổ biến của Đông Nam Á, mọc hoang ở những nơi có nước như ven suối, phổ biến ở các tỉnh Nam bộ, bên cạnh đó loài cây này rất nổi tiếng trong việc trồng làm cảnh, hay lấy quả đề làm thuốc và để nhuộm thức ăn (bánh xu xê, thạch) không độc hại và chống ô nhiễm không khí. Chính vì vậy, nhiều gia đình thường chọn dành dành để làm cây cảnh trong vườn nhà.

1 tháng 1, 2016

CHÚC MỪNG NĂM MỚI

Năm cũ đi qua, năm mới lại đến, Lê Thạnh xin gửi lời kính chúc đến quý thân hữu gần xa, năm 2016:


Dồi dào sức khỏe, Hạnh phúc tràn đầy và nhiều Thành công hơn trong công việc!