28 tháng 10, 2011

Tình bạn chú chó mù gây xúc động cộng đồng mạng

 Câu chuyện cảm động giữa Lily, nàng chó 6 tuổi bị mù và người bạn đường Madison luôn theo sát bên để chăm sóc cho bạn mình gây xúc động cho nhiều người trên Facebook.


Lily (bên trái) dạo chơi cùng người bạn Madison - Ảnh: Themetapicture

26 tháng 10, 2011

Mã não xanh – Hòn ngọc đẹp!


Viên đá này do Mai Thanh Thiện, nghệ nhân đá nghệ thuật Ngũ Hành Sơn chế tác, được “di chuyển” về để góp thêm vào bộ sưu tập đá cảnh của Nhà vườn Cổ Mai Hoa. Viên đá hình trứng, là loại đá mã não xanh, sáng, bóng. Có chiều cao khoảng 30 cm, đường kính ngang, chỗ lớn nhất khoảng 15 cm.
Xin được giới thiệu với các bạn.


     

24 tháng 10, 2011

Bình luận tác phẩm: “tiểu phẩm rừng”


Theo tôi tiểu phẩm này chỉ mới manh nha của rừng và gần với… vườn hơn chứ chưa thể gọi là rừng được. Bởi lẽ, thứ nhất là vấn đề về lá. Mỗi cây cổ thụ trong khu “vườn” này, đếm thật kỹ thì thấy chỉ có chừng… chục chiếc lá. Mà chiếc lá nào cũng to tổ bố, thậm chí to hơn cả… gốc cây. Thứ hai là cái sự “đều đặn” của các phần tử cây. Chúng có vẻ na ná nhau về kích thước và cả dáng dấp nữa, gây nên một cảm giác nhàm chán oan uổng…

21 tháng 10, 2011

Kỳ thú vẻ đẹp hoa tre


Gần gũi với người Việt nhưng tre lại tồn tại một bí ẩn lớn, mà rất ít người có cơ hội được khám phá - đó là những bông hoa tre.

Hình ảnh những lũy tre vút cao đã trở thành biểu tượng của làng quê Việt Nam từ hàng nghìn năm qua. Đối với người Việt, cây tre là một phần không thể tách rời khỏi đời sống thường ngày cũng như nền văn hóa của cả dân tộc. 

Hoa tre, loài hoa rất ít người có cơ hội nhìn thấy thường nở thành chùm, có màu vàng, tùy từng loài mà hoa sẽ có sự khác biệt ít nhiều. Ảnh: neucoyeutoi2007 (Flickr).

19 tháng 10, 2011

Đẹp ngỡ ngàng nghệ thuật chạm khắc trên lá cây


Không thể tin được là những chiếc lá cũng có thể trở thành cảm hứng để các nghệ nhân sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp.
  

Bình luận tác phẩm: Một tác phẩm bonsai – Tham gia tại diễn đàn Caycanhviet.vn:




Vâng! Chào các bạn. Có tôi đây! Lâu quá, nay gặp lại anh em xin có đôi lời bình... loạn.
Trước đây thì tôi có vài bài “chê” hơi quá quắc, khiến cho có bạn phải lên tiếng điều chỉnh, và cũng do cái quá quắc đó mà cảm giác của tôi bị chai sạn một thời gian dài. Nay thì “trường đời” đã kịp cho tôi nhìn nhận lại để sống sao cho phải phép, người thương thì may ra mới dễ dàng hội nhập được. Thế nên lần này thì xin được…khen cây cho nó vui cửa vui nhà.



Trước hết, Nói về câu nói của người xưa “có gốc mới có ngọn”. Có nghĩa là cái gốc là nền tảng, nó phải có trước, phải được chăm chút cho tử tế thì mới mong có được cái thân, cái ngọn đàng hoàng…
Nói điều này là tôi muốn nêu lên một… cơ sở rất vững chắc để khen lấy khen để cái ông đại nhân người Tàu đã làm nên cái tạm gọi là tác phẩm này. Cái việc ông này coi trọng cái gốc thể hiện trên tác phẩm này thật đáng nễ. Coi trọng đến nỗi ông ta xem cái… ngọn chẳng ra gì. Mà có phải là cái ngọn không nữa, bị bẻ gãy một cách thô bạo, cụt ngũn, tàn nhẫn… Không có gì lạ. Đó là cái cách độc đáo để đại nhân này thể hiện đẳng cấp tôn sùng… cái gốc cây của mình. Đáng khen thay cho ông ta đấy chứ!
Thảo nào, “nhất đế nhì thân, không cần cái ngọn” mà lại!

Bình luận tác phẩm:* Một tác phẩm bonsai trên mạng – Tham gia tại diễn đàn Caycanhviet.vn







Trích Trích dẫn được gửi bởi toctien Xem bài viết
...Sự cân bằng đến nhàm chán,Cảm giác cái phần dưới cái ngọn trên cùng được cắt bằng,sau đó úp cái ngọn lên vậy.Tả hữu đều đều như nhau.
Cái "máu phản biện" của tôi lại nỗi lên đây. Cho phép tôi có vài ý kiến làm vui.


Thường sự cân bằng dễ đem lại nhàm chán. Bạn nói quả không sai! Tuy nhiên đó là cái sự phổ biến, bình thường nhưng không phải nhất nhất lúc nào cũng thế.


Giả sử như có một tình huống thế này. Trong một khu triển lãm bonsai nghệ thuật có một ngàn tác phẩm dược trưng bày. Mỗi tác giả chỉ được phép mang đến 1 tác phẩm tiêu biểu của mình. Chắc chắn 1000 tác phẩm kia đều là những tác phẩm chỉnh chu niêm luật, khó có khả năng xuất hiẹn một cây “cân bằng nhàm chán” nào tương tự như cây này cả.

Bình luận tác phẩm: Một tác phẩm bonsai trên mạng – Tham gia tại diễn đàn Caycanhviet.vn


Tôi nghĩ rằng “tác phẩm” (xin tạm gọi như thế) này là một sự kết hợp táo bạo giữa lũa khô và cây xanh. Nhưng để thấy được cái sự “táo bạo” ấy trong phép tác hợp nghệ thuật của tác giả có mang lại giá trị gì không, cần phải tách chúng ra để nhìn nhận: lũa và cây.

Về lũa, rõ ràng đây là một trong số ít khối lũa… dỡ và xấu nhất trên đời. Xem xét và cố tìm một hình tượng hay ho hoặc chút triết lý khả dĩ nào thể hiện trên đó để khẳng định cho sự tồn tại của khối lũa nhưng rất tiếc không thể nào tìm thấy được. Vậy thì khối lũa kia có khác gì một khối… cũi? Nhưng thà là cũi còn có ích chứ cái thứ dỡ dỡ ương ương, lũa không ra lũa, cũi không ra cũi này còn làm được gì cơ chứ!

"Mối quan hệ của cây cảnh nghệ thuật và… cái trứng vịt lộn"

 Gửi bởi Dailoc ngày 12-11-2010 lúc 06:57 AM

Chuyện khen chê trong lĩnh vực cây cảnh có khá nhiều điều để nói. Một tác phẩm trình làng, tất yếu kẻ khen thì nhiều mà người chê cũng lắm. Cái động cơ khen chê cũng khá trần ai, khoai củ, không dễ thấy, nhất là việc khen chê này lại được thực hiện bởi những cao thủ trứ danh, khéo ăn, khéo nói… lại ít làm (!).


Có người bảo là nếu anh chưa làm được một cái cây nào ra hồn thì anh không đủ tư cách để chê cây người khác. Xem ra cũng đúng (!). Nhưng lại có người bảo nói thế thì làm gì có những nhà… phê bình chuyên nghiệp suốt đời chỉ có mỗi việc khen chê để… sống (!). Lại cũng có lý lắm…

Bình luận tác phẩm Bon sai - tren Caycanhviet.vn




Bận nhiều việc, thời gian qua tôi ít được viếng thăm và trò chuyện cùng các bạn. Hôm nay trở lại, tôi xin được nhẹ nhàng bày tỏ ý kiến của mình về tác phẩm này, theo lời đề nghị một vài chiến hữu thân.
Dáng dấp ngạo ngễ và uyển chuyển. Thân cành có đủ bộ một cành rơi và một cái ngọn vươn vươn tự đắc. Thân võ thì xù xì đầy dấu vết thời gian, cùng với một vài mút lũa khá điệu nghệ… Mọi thứ trên sản phẩm này dường như nhất loạt muốn minh chứng, diễn đạt một điều mà người làm cây nào cũng muốn có: Một tác phẩm giá trị.


Vâng! Tôi thừa nhận đây là “một tác phẩm giá trị” với điều kiện là phải đi kèm với một cái nhìn... dễ tính mà thôi. Nhưng khốn nỗi, với người chơi cây và cả đạo chơi cây chân chính được gìn giữ bao đời nay thì khó có thể có một cái nhìn hời hợt, dễ tính và có thể dễ… bị mua chuộc đến vậy. Chỉ xin được đưa ra 3 nhận xét về 3 bộ phận chính của cái gọi là tác phẩm này: Phần ngọn, thân và gốc.

Bình luận tác phẩm: “Miền Sông Nước” – Đá cảnh của Cothachquan




Quan sát kỹ tác phẩm này, tôi có chút nhận xét thế này:
Với một góc chụp trực diện, dùng ánh sáng ngược, phông nền giản dị, bạn đã thành công khi thể hiện được hình ảnh chiếc thuyền đá và ngư ông buông cần, vừa lung linh huyền ảo, lại vừa rất sắc nét giữa không gian mênh mông hồ. đẹp lắm!

Bình luận tác phẩm: “Chiến mã” – Đá cảnh của Cothachquan



“Con ngựa” này có cái bờm dựng, rất đặt trưng cho một chú chiến mã, đang ở tư thế chồm lên, như đang phi nước đại ở chốn sa trường. Rõ ràng đây là tư thế động, là một yếu tố dễ khai thác được những chủ đề hay trong các tác phẩm tạo hình, vốn là những thứ mang tính chất… tĩnh.
Tuy nhiên, nếu là ngựa thì tiếc thay chú ta lại chuyện thiếu đi một chút đá để làm cái đuôi. Hơn nữa, hình như phiến đá này có nhiều góc cạnh quá. Chưa rõ những góc cạnh đó như thế nào nhưng ít nhiều nó làm mất đi rất nhiều giá trị của viên đá. Điều đó cũng có nghĩa, xét về hình thể của tác phẩm, phiến đá này chưa đạt được cái chuẩn cần thiết.
Thế ta chỉ nên khai thác ở cái phần “động” hiếm hoi đang có, mà phớt lờ đi cái “tĩnh”, khi đặt tên cho viên đá.
Với lý đo đó, nếu viên đá là của tôi, tôi sẽ gọi nó là “Nước đại”, “Bước nhảy”, hoặc “Thăng Thiên”…
Vài dòng còn rất kém cõi để góp ý cùng bạn. Nếu không phải xin bạn bỏ quá cho.



Thân ái chào bạn!
Le Thanh - Comaihoa - Dailoc 0914.026.345

(Bai dang tren Dien dan Caycanhvietnam.com)

Bình luận tác phẩm: “Xa khơi” – Đá cảnh của Cothachquan





Gửi Cothachquan!


Chế tác một chiếc thuyền bé bỏng bằng gỗ tốt (hình như là gỗ hương) với nhiều chi tiết khá đặc trưng, lại được trang trí thêm một cột buồm và hệ thống dây chằng ngạo nghễ, làm toát lên chủ đề về một chiếc thuyền đang thẳng tiến ra khơi. Có thể nói tác phẩm của bạn rất công phu về nghệ thuật và rất sâu sắc về ý tưởng.
Tuy nhiên, cái sự công phu và sâu sắc đó rất tiếc lại rất xa lạ với bộ môn đá cảnh. Cái tên tác phẩm (xa khơi) mà bạn đặt cho cùng đã nói thêm cho điều này. Vì “xa khơi’ hay “lộng gió” đi chăng nữa, cũng là để thể hiện cho chủ đề một chiếc thuyền đang căng gió ra khơi. Nhưng chiếc thuyền đó lại… làm bằng gỗ!


Có thể đây là một xu hương nghệ thuật mới, kết hợp giữa nghệ thuật điêu khắc với đá cảnh. Tuy nhiên, điều rõ ràng là trong “Đá cảnh nghệ thuật” thật sự không có sự kết hợp quá đỗi… sâu đến vậy.


Thân ái chào bạn!
Le Thanh - Comaihoa - Dailoc 0914.026.345

14 tháng 10, 2011

Những khoảnh khắc kỳ diệu ở động vật hoang dã châu Phi

Xin giới thiệu tới bạn đọc những khoảnh khắc kỳ diệu của động vật hoang dã châu Phi qua những bức ảnh vô cùng sống động của nhiếp ảnh gia Andy Biggs, khi ông lang thang khắp “lục địa đen” trong 6 năm qua.


Trận đánh ác liệt của hai con linh dương đầu bò ở khu bảo tồn thiên nhiên Ngorongoro, Tanzania

Động vật kì thú


 Chim cánh cụt tò mò ngắm nghía camera. Hổ vờn bí đỏ trong nước. Dưới đây là những bức ảnh đẹp về thế giới động vật.

Những con chim cánh cụt tò mò nhìn ngắm chiếc máy ảnh ở Nam Cực. Ảnh: Solent.



10 tháng 10, 2011

Linh sam lá trung bông tím

Linh sam lá trung bông tím

Cây linh sam này do vị trí đặt khó khăn, không thể dùng phông để chụp ảnh.  Thế nên chúng tôi đã “xoá phông” trên ảnh chụp cho dễ nhìn.
Hoành (chu vi gốc) khoảng 42 cm
Cao khoảng 65 cm
Bộ gốc đẹp
Chậu 30 x 50 cm



4 tháng 10, 2011

Tác phẩm quý: CỤ MAI DẢO Ở QUẢNG NAM



Ảnh 03/2014


































“Dảo” là một giống mai nổi tiếng có xuất xứ miền nam, rất được ưa chuộng về những đặc tính quý như: hoa sai, lớn, đậm, nhiều cánh…
Thế nhưng điều ít ai biết là ngay tại Quảng Nam, vốn được mệnh danh là quê hương của “Mai đọt xanh” lại đang hiện hữu một số “cụ” mai dảo khá lớn.
Bài viết sau đây giới thiệu một cây như thế...
(Comaihoa - LeThanh)

______________________________________

Xưa kia, vào khoảng thập niên 30 - 40 thế kỷ trước, trên các vùng nông thôn nghèo ở Quảng Nam (như Đại Lộc, quê tôi), vào những ngày năm hết, tết đến đa phần bà con ăn tết vừa đạm bạc, vừa đậm đà với các món ăn truyền thống như nồi bánh tét, sàng bánh tổ, thùng bánh nổ… cùng với vài cành hoa cắm lọ. Chỉ những gia đình thuộc loại quyền quý cao sang lắm may ra mới trồng được cây mai đọt xanh trước nhà. Theo lời các cụ kể lại, lúc bấy giờ, chỉ có các bậc thượng lưu hàng tỉnh mới kiếm được cây mai đọt đỏ từ xứ khác về chơi tết, chủ yếu qua giao thương trao đổi hay quà tặng của quan bạn tỉnh khác mà thôi…

Từ con đường đó, cùng với cây mai đọt xanh truyền thống, hạt giống mai giảo đã âm thầm phát triển ở xứ Quảng. Cách đây mấy năm, báo chí từng đưa tin, tại Đại Lộc, đã có nhiều gia đình khấm khá lên nhờ trồng giống mai dảo chính hiệu này (mà bà con gọi bằng cái tên rất chung là mai hồng diệp, hoặc mai đọt tím), do các đặc tính quý của nó: khỏe, nhanh phát triển, hoa lớn, đậm màu… Và cũng chính con đường này, cùng với tập quán thích trồng cây mai trước nhà (hơn là trồng chậu để chơi) của người Quảng Nam đã để lại nhiều cây mai cổ thụ, to lớn rất giá trị, cả đọt xanh và đọt đỏ, mà ở nơi này, nơi kia ta đã từng được nghe nói đến.

Cây khi còn ở vườn  trên Đại  Lộc,  2008
Cây mai dảo mà tôi muốn giới thiệu sau đây là “hậu duệ” của một cây có xuất xứ từ miền Nam, tại một gia đình nông dân ở Đại Lộc mà tôi may mắn được sở hữu cách đây gần chục năm (2005). Theo lời của người chủ cũ, cây mai này có tuổi khoảng hơn 40 năm, được trồng từ hạt của một cây mai chậu. Như vậy, tính đến nay cây có khoảng hơn 50 năm tuổi.



Cây được vào chậu đã tròn 10 năm, có sức sống khá khỏe. Thế trực - nghiêng - lắc điệu đà. Chiều cao tính từ mặt chậu khoảng 2,7 mét. Hoành (van) gốc, tại cổ rễ khoảng 95-100 cm. Bộ gốc rễ nở đều, chưa khoe hết tiềm năng. Thân chính có độ "côn - gút" đều và đẹp. Thân lớn là thế nhưng toàn bộ cây chỉ có một vài vết cắt nhỏ, đang được kéo da liền lặn. Bộ chi cành phân bổ đều đặn từ gốc lên đến ngọn. Mỗi chi (cành) chính đều là mầm nguyên bản mọc từ thân (không ghép) được uốn sửa tạo hình sớm nên rất chuẩn, tất cả đều đã thành thục và to bằng cỡ tay cầm xe máy. Lá của cây mai này tương đối nhỏ, chiều dài của chiếc lá lớn nhất mùa sinh trưởng mạnh cũng không quá 10 cm, nên tương tác rất hài hòa vời những bộ phận khác.
Đặc biệt là hoa có đầy đủ đặc tính của giống mai dảo chính hiệu: Có từ 8-12 cánh, cánh hơi dún, dày, sít, màu vàng đậm, có mùi hương thơm đặc trưng khi nở rộ. Nụ hoa sắp nỡ có kích thước lớn và màu xanh đậm. Mỗi chùm có từ 8 đến hơn 10 nụ hoa.
Hoa có từ 8-12 cánh, dún, đậm...
(Ảnh hoa chụp Tết Nhâm Thìn -2012)

Cây có thời gian gần hơn 6 năm được chăm sóc ở Đại Lộc. Đến giữa năm 2011, cây mới được di chuyển về Tam Kỳ và từ đó tôi có điều kiện hơn để dành cho cây sự chăm chút, yêu thương của mình.
Vào sau mùa hoa Tết Nhâm Thìn (2012) tôi mới có điều kiện để nghiên cứu nguồn gốc di truyền của cây mai này. Sau quá trình cất công tìm hiểu trên nhiều nguồn tài liệu khác nhau, đối chiếu với các đặc điểm cây đang có, kể cả việc tham khảo ý kiến các chuyên gia giỏi về dòng mai dảo như anh Đ.V. Lô (Bến Tre), anh C.H.Minh (Thủ Đức), cuối cùng tôi cũng xác định được đích thị đây là một "Cụ Dảo" chính tông. (theo anh C.H.Minh thì đây là loài dão bầu Tân Châu)

Thời gian qua, đã có nhiều anh em chơi cây từ phía nam khi có dịp đi ngang Tam Kỳ ghé thăm tôi. Đa phần những anh em yêu quý cây hoa mai truyền thống đều rất lấy làm thích thú khi tiếp cận với "Cụ Mai dão" có kích thước và dáng dấp đẹp đang tọa lạc tại 25, Cao Thắng, P. An Xuân, TP Tam Kỳ...

Xin trân trọng giới thiệu với các bạn.

Lê Thạnh - Comaihoa

Chờ Xuân...
Chung vui cùng đọt xanh...
(Cây thứ 3 từ phải sang)







"Cụ" mai  đĩnh đạt và con trẻ hiếu kỳ...

Ảnh mới 07/2013
Lê Thạnh - Comaihoa
(Chỉnh sửa, bổ sung 07/2014)

Ảnh chụp trưa 01/4/2015


Ảnh cập nhật ngày 23 tháng chạp Tết Mậu Tuất (2018)

2 tháng 10, 2011

Đến chim chóc cũng phải học nữa là…



Việc làm tổ của chim không phải là một kỹ năng tự nhiên mà là điều phải học và cải thiện dần bằng kinh nghiệm.

Theo hãng tin UPI, các chuyên gia thuộc ĐH Edinburgh (Scotland) đã quay phim những con chim Southern Masked Weaver (một loại chim sâu) ở Botswana khi chúng làm tổ trong suốt mùa sinh sản.
Kỹ năng làm tổ của các con chim thuộc loài trên khác nhau giữa tổ này với tổ kia. Một số xây tổ từ phải qua trái trong khi các con khác làm theo chiều ngược lại.