9 tháng 12, 2010

'Bé sơ sinh' nằm gọn trong lòng bàn tay


Camille Allen là một nghệ sỹ điêu khắc người Canada được cả thế giới biết đến vì những tác phẩm điêu khắc giống hệt những em bé sơ sinh.

Bức tượng điêu khắc trẻ sơ sinh với cả những nếp nhăn, ngấn thịt trên chân, tay giống như thật. Ảnh: Xinhua.
Tác phẩm của cô làm bằng đất sét trắng và có kích thước như em bé thật hoặc bé tí hon. Camille sử dụng đất sét trắng để tạo hình và vẽ móng tay, móng chân, các nếp nhăn. "Khi tôi để một một em bé sơ sinh bé xíu trong lòng bàn tay mình, tôi cảm thấy như mình đang che chở và bảo vệ cho một em bé thật sự", Cô Camille nói.
Những bức tượng trẻ sơ sinh của cô Camille, ảnh trên Xinhua:
Linh Phạm
(Theo Ngoisao.net)

Loài cây 100 năm mới ra hoa một lần

Loài cây được gọi với cái tên "Nữ hoàng của Andes" chỉ ra hoa một lần duy nhất trong đời với hơn 3.000 bông hoa và 6 đến 12 triệu hạt giống.

Loài thực vật được xưng danh với cái tên "Nữ hoàng của Andes" sống trên dãy núi Andes tại Bolivia và Peru. Đây là loài thuộc họ dứa lớn nhất, có chiều cao lên đến 10m với hơn 3.000 bông hoa và 6 đến 12 triệu hạt giống trên một cây đơn. Loại cây này chỉ cho ra hạt giống một lần duy nhất trong đời, thường sau khoảng 80 năm và cần điều kiện cầu kỳ về môi trường sống. Nếu môi trường không phù hợp trong giai đoạn thụ phấn thì rất ít (hoặc không có) hạt có thể nảy mầm.
Loài cây 100 năm mới ra hoa một lần duy nhất
Loại cây chỉ ra hoa một lần duy nhất trong đời.
Mặc dù yêu cầu kỹ lưỡng về môi trường trong giai đoạn phát tán hạt giống, nhưng loại cây này có thể tồn tại trong một số điều kiện khắc nghiệt như nhiệt độ và độ ẩm cao. Chúng thường sinh trưởng ở những nơi cằn cỗi như đất đá, vùng dốc của ngọn núi nơi có nhiệt độ có thể xuống dưới -200c.
Đây là một loài thực vật đang đối mặt với nhiều nguy cơ và có số lượng sụt giảm. Hiện tại Peru có khoảng 800.000 cây trong khi Bolivia có khoảng 35.000, con số này vẫn đang tiếp tục giảm.
Ngoài các vấn đề gặp phải như biến đổi khí hậu và môi trường sống, nó cũng đối mặt với một số nguy cơ như bị con người dùng đá ném, gia súc giẫm đạp hay các vụ cháy.
Loài cây 100 năm mới ra hoa một lần duy nhất
Loài cây 100 năm mới ra hoa một lần duy nhất
Loài cây 100 năm mới ra hoa một lần duy nhất
BÌNH AN
Theo Greenfudge/Bưu Điện Việt Nam


Thiên nga tràn về Trung Quốc


Từng đàn từng đàn thiên nga trắng đang kéo nhau về hồ Thiên Nga ở tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc), tạo cho nơi đây một cảnh tượng vô cùng nên thơ khi mùa thu đến.

Thiên nga tràn về Trung Quốc
Cảnh sắc rất nên thơ ở hồ Thiên Nga.
Thiên nga tràn về Trung Quốc
Mặt nước long lanh.
Thiên nga tràn về Trung Quốc
Thiên nga tràn về Trung Quốc
Cứ vào mùa thu, hàng ngàn con thiên nga từ Siberia đổ về hồ Thiên Nga.
Thiên nga tràn về Trung Quốc
ĐỖ QUYÊN
Theo Chinaview/Bưu Điện Việt Nam

6 tháng 12, 2010

Chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật siêu nhỏ

Đàn lạc đà nằm gọn trong lỗ kim, khẩu súng AK gắn trên một que diêm, chiếc xe tăng đặt trên miếng táo...
Cùng chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật siêu nhỏ chứng tỏ khả năng sáng tạo vô hạn của con người.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật siêu nhỏ
Đàn lạc đà lướt qua lỗ kim: Chiếc lỗ kim nhỏ xíu này có thể chứa được tới 7 chú lạc đà được làm hoàn toàn bằng tay.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật siêu nhỏ
Khẩu súng trên que diêm: Aldunin đã phải mất 6 tháng để hoàn thành khẩu súng AK-47 bằng vàng với 34 bộ phận này.
Chiếc xe tăng tí hon: Tác phẩm điêu khắc này nằm gọn trên một hạt táo.
Tất cả đều được làm bằng vàng. Đến giờ người nghệ sĩ này vẫn rất khó tìm người mua những tác phẩm nghệ thuật vô giá của mình.
Chân dung của tiểu thuyết gia Leo Tolstoy được khắc trên một hạt gạo.
 Chiếc xe đạp nhỏ nhất thế giới
Đây là Aldunin, tác giả của tất cả các tác phẩm nghệ thuật tí hon trên. Anh đang sống tại Moscow, Nga. Đồ nghề của anh gồm keo siêu dính, ống tiêm, tăm và bộ óc sáng tạo.
  • Hạnh Phương (Theo TIME)


30 tháng 11, 2010

Câu chuyện quá lạ lùng về cây cảnh triệu năm tuổi!

Tôi như muốn thêm một lần quỳ lạy cái sự nhiệm màu thần thánh của đất trời, khi được nhìn tận mắt, sờ tận tay vào cái cây cảnh hoá đá đó.

Cảm giác đầu tiên là không tin nổi, làm sao lại có cái “cây” bằng đá mà lại thật thà đến vậy, lại giống cái cây hơn cả những cái cây mà tôi vẫn hằng thấy trên thế gian này đến vậy. Chỉ có một điều khác: Toàn bộ thân, rễ, cành lá, hoa quả, từng gân lá, từng vân thớ của cái cây đó đã và đang hoá đá. Gõ vào kêu coong coong, từng cái lá biến thành những miếng “lá đá” đích thực.






PGS-TS Trịnh Dánh - nguyên Giám đốc Bảo tàng Địa chất Việt Nam, một chuyên gia đầu ngành, người dành tâm huyết cả đời mình cho nghiên cứu hoá thạch và dự án thành lập các khu bảo tồn, các công trình địa chất của nước ta - đã hơn một lần vào tận xứ Thanh mục sở thị cái “cây” đó. Vì rất thận trọng, ông Dánh chỉ có thể đưa ra những phỏng đoán ban đầu: Cái “cây” này là một tác phẩm của tự nhiên (không phải do con người làm ra), nó có thể có niên đại đến hàng triệu năm, ông đã đi nhiều, nghiên cứu nhiều, cũng chưa bao giờ gặp một cái cây hoá đá tương tự. 

Đi xem… tượng tắm!

Ông Hoàng Văn Ngọc năm nay 56 tuổi, nhà ở huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá. Hai vợ chồng là cán bộ lâm nghiệp huyện cả một đời. Quê ông vốn vẫn bạt ngàn rừng già và đá núi. Mẹ vợ ông đẻ được 16 người con. Sau gần 30 năm làm rể, ông Ngọc vẫn đùa là: Chưa thể nào nhớ hết tên những người anh chị em ruột thịt của vợ. Giữa khốn khó và hoang vu của thượng du xứ Thanh, người đàn ông nhỏ thó, tinh ranh đó cứ quay sang mê cây cảnh và đá cảnh. Một niềm đam mê hồn nhiên, chứ chẳng phải bán buôn gì.

PGS-TS Trịnh Dánh đến huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá nghiên cứu "cây đá" được coi là vô cùng kỳ lạ (người đứng ở bìa phải ảnh là ông Ngọc - chủ sở hữu "cây cảnh triệu năm tuổi"). 

Đến một ngày có tin nóng từ phường săn đá cảnh báo về. Ở xã Hiền Kiệt, huyện Quan Hoá, cách nhà ông Ngọc những 70 cây số, bên bờ sông Mã, giáp tận xứ sở của người Mông Mường Lát, có câu chuyện kỳ lạ nhất mà đồng bào Thái nơi này từng được nghe. Bên bờ sông, một pho tượng đá linh thiêng, cứ ban đêm thì tượng rơi xuống sông nằm ngâm nước, sắc đá đen kịt lại. Mặt trời lên, ban ngày, tượng lại đứng dậy, trang nghiêm, trắng lốp, nhìn xuống dòng sông...

Vốn tính hiếu kỳ, ông Ngọc bèn cơm nắm muối vừng, thêm vài khẩu bánh mì, tìm lên khúc sông đó rình rập. Ngủ tại hang núi chờ đợi... giờ phút linh thiêng. Bà con hỏi, ông nói mình là thầy phù thủy lên để “xin lệnh” đón cụ tượng về thờ phụng ở nhà. Càng chờ càng thấy mất hút. Ông Ngọc tiếc nuối: “Bà con người Thái ở Quan Hoá thật thà lắm. Họ nói cái gì là chính xác, chỉ có điều, tôi chưa có duyên nên tôi chưa gặp được ngài (tượng)”.

Một cái lá đang hóa đá dính ở ngang thân cây, gõ vào kêu và cứng như đá, nhưng giữa lá vẫn có có vết vỡ, ở đó khoáng chất và lá cây còn mềm và vụn như cây rừng đang ải mục... 

Lại nói chuyện đi vào hang bên bờ sông Mã phục kích tượng. Khi đã ăn hết cơm nắm, bánh mì cứng cũng chẳng còn cái nào, ông Ngọc chán nản toan bỏ về. Chợt nghe người dẫn đường kể: Cái hang ông đang đứng, mùa nước cạn thì hở cửa hang ra, chứ mùa lũ, nước gào réo, cửa hang nằm dưới bụng con sông hung dữ. “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” là chỗ này đây. Ông quyết định cầm đèn pin, men theo hang tối vào cho nó giống du sơn du thủy.

Ngay cả khi hóa đá, cây cũng vẫn "đậu" quả như thường. Căn cứ vào các quan sát được từ "cành lá hoa quả bằng đá" đó là bước đầu dự đoán được họ và loài của thứ cây này. 

“Điệp viên 007” bất đắc dĩ

Chợt ánh đèn pin của ông Ngọc sững lại trước một cái gì nghênh ngang đứng án ngữ lối đi. Trời, một con yêu tinh bằng đá? Không phải, một cái cây phủ đầy rêu mốc? Ông Ngọc và người dẫn đường sờ vào, gõ thử, thì tiếng “lá cây” kêu coong coong như chuông khánh. Cái cây bằng đá ư? Ông soi kỹ, nó cao gần 3m, cành, tán, rễ, lá, hoa, quả, cái gì cũng bằng đá. Nhiều cái lá sắc như được mài rũa, từ hình dáng đến gân lá, thớ cây đều không lẫn đi đâu được. Có cái lá đang ở giai đoạn hoá “đá”, nó còn chất xơ xám ngoét, sờ vào còn vụn bột như chiếc lá rừng ải mục. Lạ quá, nửa đời người yêu kính thiên nhiên, từng vào hàng ngàn cái động trên xứ sở này, ông Ngọc từng thấy một cái cây bằng đá bị “đóng băng” trong trạng thái tươi tốt (lá chưa rụng, hoa đang nở, quả đang đậu) như thế này.


Ông đã giấu kín phát hiện này, vượt sông Mã, phóng hơn 70km về quê, gọi hai đứa con của mình ra, thì thầm, cầm cưa đá lên đường. Họ lại xin thần linh, rằng con xin rước “ngài cây đá” này về nhà trưng bày. Cây đá dài đúng 2,7m, từ rễ lên đến chóp lá trên cùng. Chỉ tiếc, một cô con gái, một cậu con trai, lại thêm ông bố ngoại ngũ tuần hom hem, “bộ tam” cưa đến ngang chừng thì cây đá kỳ lạ bị gãy. "Cụ" gãy làm ba mảnh, phần đầu cao mấy chục xăngtimét còn khá nguyên vẹn, với cành lá, rễ bám ven thân, hoa quả rõ ràng. Mấy khúc sau thì là cái thân cây (giống cái cây hơn cả cái cây) bằng đá, ông Ngọc quyết định ghép, dựng “các cụ” vào một phom chậu cảnh làm... hòn non bộ.

“Cây cảnh” chưa từng thấy kia thì được giấu kín trong nhà. Bấy giờ, dù chưa có nhà khoa học nào đến nghiên cứu, trong đầu bố con ông Ngọc đã nghĩ đến một báu vật vô giá, một tài sản hàng triệu đôla (như ông tin và phát giá). Nhưng rồi tiếng lành đồn xa, số người rỉ tai nhau kéo đến nhà ông cũng nghìn nghịt, nườm nượp. Có khi nửa đêm, có khi tờ mờ sáng ông Ngọc vẫn phải dậy pha nước, mời thuốc đám người lạ.



Trong căn nhà lợp lá cọ ở Bá Thước, cụ đá rước từ hang núi Hiền Kiệt nhiều khi phải được ngụy trang kín, đề phòng đạo chích. Ông Ngọc chẳng dám đi đâu xa, bỏ cả cỗ bàn xóm mạc để ở nhà, uống trà, hút thuốc, vừa thưởng thức vẻ đẹp của cây đá, vừa là để nai lưng ra bảo vệ. Nạn tiếp khách tham quan khiến ông Ngọc và vợ con kiệt sức.

Họ bèn đem giấu cây đá đi, ai hỏi bảo là đã bán rồi. Người mua, sau cả năm ông Ngọc kêu “bán rồi” vẫn đeo bám, dường như họ biết là ông Ngọc nói thác như vậy thôi. Có khi ông Ngọc và những người thân tín phải mang cây đá ra “chạy loạn” người Hà Nội, chứ cái nhà lợp tranh chắc gì đã an toàn. Có khi phải di chuyển, đóng lồng kính để bảo vệ, có khi mạnh dạn đem ra trưng bày như nhân dịp nghìn năm Thăng Long - Hà Nội tháng 10.2010 vừa rồi. Trưng bày được một ngày rưỡi, thấy nhiều người xem quá, nhiều người đòi mua quá, ông Ngọc lại thận trọng khênh cây về.


Ông bảo, lâu nay, ông phải sống cái đời “điệp viên 007”, thận trọng từng bước đi, từng câu nói, bí mật lấp lửng từng chi tiết về cây đá. Khi phóng sự “Phá rừng triệu năm tuổi” viết về tình trạng khai thác hoá thạch bừa bãi ở khu vực dấu tích núi lửa Chư A Thai (tỉnh Gia Lai) được đăng tải trên Báo Lao Động, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Xuân Cường đã yêu cầu thành lập đoàn kiểm tra, đi khắp nơi, thanh tra lại toàn bộ số phận của các di sản địa chất quý báu ở nước ta.

Đọc được thông tin về hoá thạch và những vấn đề đặt ra này, ông Ngọc đã cho người tâm phúc dè dặt liên lạc với PV Báo Lao Động với mong muốn hỏi thêm tư liệu. Sau mấy lần “ném đá dò đường”, một buổi sáng, ông Ngọc đã quyết định gặp tôi, ông đem theo cả người bà con và cô con gái đang là giáo viên rất sắc sảo của mình... đi hộ tống, khi cả nhóm đã cảm thấy an toàn thì ông mới cho tôi đi xem cây cảnh được khoe là “triệu năm tuổi”.

Câu chuyện chưa từng thấy

PGS-TS Trịnh Dánh cũng được ông Ngọc biết đến, khi xem kênh VTV2 của Truyền hình Việt Nam, thấy “cụ” đi suốt... 6 tập phim để tìm hiểu, tôn vinh vẻ đẹp của các di sản địa chất Việt Nam, đặc biệt là các vùng hoá thạch như Cúc Phương, Tây Nguyên, Lạng Sơn; vì tôi (người viết bài) có tham gia làm bộ phim trên, nên ông “điệp viên cây cảnh” mới thấy đủ niềm tin mời tôi và ông Dánh cùng đi thăm cây. Đi từ Hà Nội, vượt mấy trăm cây số vào Bá Thước, cái cây kỳ lạ được khênh ra từ trong buồng tối. PGS Trịnh Dánh ngỡ ngàng.

Khi những bức ảnh về “cây hoá đá” cũng được tôi chuyển qua email cho PGS-TS Nguyễn Lân Cường - nhà khoa học với rất nhiều “chức danh”, trong đó có “Phó Chủ tịch Hội Cổ sinh địa tầng Việt Nam"; ông Cường đã chia sẻ hình ảnh với nhiều nhà khoa học có quan tâm, rồi nhận định: Tác phẩm này là của trời đất sinh ra, tuy nhiên, ông thận trọng hơn về niên đại của nó. “Tuổi của nó có thể trẻ hơn” nhiều, tùy theo những điều kiện hình thành trong các bối cảnh khác nhau.


TS Vũ Cao Minh - nguyên Phó Viện trưởng Viện Địa chất - sau khi tìm hiểu bước đầu về cái cây, thì khẳng định: Cơ chế để đá vôi hòa tan trong hang động (thậm chí cả các dòng suối chảy từ hang động ra) phủ lên cái lá, cái cây, khúc xương động vật rồi biến chúng thành dạng đá, thì tương đối phổ biến, có thể lý giải được. Tuy nhiên, một cái cây bị hoá đá trọn vẹn như ở nhà ông Ngọc thì ông Minh và các đồng nghiệp, bạn bè nghiên cứu về cổ sinh học của ông cũng khẳng định là chưa từng gặp bao giờ.

Chúng ta từng có các dạng “bảo tồn thực vật” hoá đá như các bào tử phấn hoa nằm trong đá, các hoá thạch hạt, quả, các cây gỗ lớn, các cánh rừng nguyên sinh từ nhiều triệu năm trước bị vùi lấp rồi dần dà chất thực vật vốn có của thực vật bị silic hoá hay cacbonnat hoá. Tóm lại là vì bị vùi dưới lòng đất, trong lòng đá, trong dung nham núi lửa, các loài thực vật kia đã “hoá đá”. Thường nó chỉ là những khúc gỗ, cây gỗ với cành nhánh, hoặc cùng lắm là một tàu lá cọ khá nguyên vẹn như ở Mỹ hoặc Trung Quốc đã công bố. Nếu đúng như ông Ngọc mô tả về quá trình “cưa cây” khỏi hang tối như trên, thì việc có cả một cái cây trọn vẹn hoá đá đó, thật sự là chưa từng thấy.

Sau khi nghiên cứu kỹ cái cây kể trên, một chuyên gia địa chất khẳng định với chúng tôi: “Thực chất thứ “đá” bao bên ngoài rồi biến cái cây kia thành “cây đá” nguyên vẹn như ngày nay, nó không phải là đá vôi. Nó là một thứ bùn vôi (người Trung Quốc gọi là tuyền hoa). Sẽ cần phải nghiên cứu thêm ở thực địa cái hang đó, xem có cây nào như thế này nữa không, vị trí hang cho thấy thêm điều gì không. Tạm thời có thể lý giải, cái cây này vốn mọc trong hang khi hang có ánh sáng, hoặc mọc trên đỉnh núi mà trần hang bỗng bị thủng, cây rơi xuống lòng hang.

Thế rồi, cây đó nó cứ bị bùn vôi nhỏ xuống hàng triệu năm ròng, thứ “bùn đá” này cứ bao phủ dần, xâm chiếm dần các chất của loài thực vật, để biến nó thành dạng “đá” như ngày nay. Có thể hình dung, bùn vôi “thạch nhũ” cứ dần dần khoác từng lớp áo “đá” cho cái cây được đất trời tình cờ tiến hành “đá hoá” từ khi đang sống kia”.

Trước sau, những nhà khoa học, địa chất mà tôi và ông Ngọc rụt rè chia sẻ tài liệu về cái cây đá kia, ai cũng sững sờ: Một cái cây hoá đá toàn vẹn, đẹp chưa từng thấy. Với tất cả sự thận trọng của mình, người viết chỉ xin đưa ra những “dữ liệu” thật thà nhất, mọi phán xét xin được nhường cho các chuyên gia.

Theo Đỗ Doãn Hoàng (Từ VTC.vn)

14 tháng 11, 2010

Bảy lý do nên chọn nhà vườn


Lựa chọn nhà vườn đang trở thành một trong những giải pháp tốt nhất giúp con người có một cuộc sống thư thái và thoải mái hơn trong chính ngôi nhà của mình. 


Thứ nhất: Điều kiện tự nhiên của môi trường đô thị ngày càng khắc nghiệt. Do dân số tăng nhanh, do thời tiết, do khói bụi.... làm cho các hộ gia đình ở đây cảm thấy ngột ngạt, khó chịu. Vì vậy, rất nhiều gia đình hiện nay đang có xu hướng mua đất ngoại ô, mua đất vườn cách trung tâm thành phố khoảng 40 - 60km để xây nhà.
Archi - Bảy lý do nên chọn nhà vườn 


Với khuôn viên rộng, không gian thoáng đãng, rợp bóng cây xanh, nhà vườn vùng ngoại ô trở thành nơi thư giãn lý tưởng cho gia đình, giúp cân bằng cuộc sống giữa con người với thiên nhiên.


Thứ hai: Nhà vườn thường là những nơi có đất đai rộng rãi, cây cối xanh tươi. Xây nhà trên địa hình thoáng đãng như vậy sẽ giúp các gia đình có thể giải nhiệt cho mùa hè, xanh hoá không gian sống, làm sạch không khí và tạo môi trường sống thoải mái cho các thành viên trong gia đình.
Archi - Bảy lý do nên chọn nhà vườn 


Thứ ba: Không gian kiến trúc nhà vườn tương đối rộng. Đó là không gian tuyệt vời để sống và "nghỉ dưỡng" ngay trên chính mảnh đất của mình. Với diện tích rộng như vậy, gia chủ có thể tạo nên những kiểu cách bày trí phòng, thiết kế vườn theo phong cách riêng của mình mà không bị gò bó bởi không gian chật hẹp như những ngôi nhà trong thành phố. Bạn có thể tự tay chăm sóc và tạo nên những không gian riêng cho mình và cho các thành viên trong gia đình.
Archi - Bảy lý do nên chọn nhà vườn 


Thứ tư: Thường thì các gia đình trong thành phố sẽ chọn những resort để nghỉ dưỡng vào ngày cuối tuần. Họ chọn những khu nghỉ dưỡng để tìm đến với thiên nhiên, hoà mình vào thiên nhiên. Tuy nhiên, hiện nay các resort tại các khu vực nghỉ dưỡng ngoại ô luôn trong tình trạng quá tải, nhất là vào những mùa hè nắng nóng. Thay vì việc đặt phòng và chờ đợi, nhiều gia đình đã tự xây cho mình những ngôi nhà vườn nho nhỏ trên những mảnh đất ngoại ô làm không gian nghỉ ngơi thư giãn cho gia đình vào những ngày nghỉ cuối tuần.


Thứ năm: Với cách quy hoạch đô thị hiện nay, rất ít những gia đình có khu vui chơi giải trí cho trẻ. Do vậy, trẻ sẽ không được phát triển một cách toàn diện và ít có cơ hội tiếp xúc với thiên nhiên. Lựa chọn nhà vườn là một giải pháp tốt bởi với diện tích rộng, nhiều hộ gia đình có thể thiết kế một không gian chung cho trẻ vui chơi đùa nghịch, giúp trẻ phát triển tốt hơn.
Archi - Bảy lý do nên chọn nhà vườn 


Thứ sáu: Với diện tích nhỏ hẹp của nhà phố thì rất khó chọn cho mình một hướng tốt khi xây nhà. Tuy nhiên, với nhà vườn thì thường có khuôn viên rộng, vì thế khi xây nhà, gia chủ có thể chọn một hướng đất tốt nhất, hợp với phong thuỷ giúp điều tiết không khí và điều hoà các mối quan hệ trong gia đình.
Archi - Bảy lý do nên chọn nhà vườn 


Thứ bảy: Nhà vườn hiện đại chính là không gian sinh hoạt chung rộng lớn của gia đình, hướng tới việc kết nối và sinh hoạt cộng đồng. Vì vậy nhà vườn mang tính chất mở, hướng tới nhu cầu thưởng thức không gian chung, tận dụng tối đa các điều kiện tự nhiên sẵn có.

Thuỳ Linh
(Archi.vn)  

12 tháng 11, 2010

Mùa thu tràn ngập nước Anh


Các công viên ở xứ sương mù rực rỡ màu sắc như cầu vồng sau mưa, khi nước này đang được trải qua mùa thu đẹp nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Comaihoa xin mơì các bạn ngắm nhìn cảnh thu vàng tuyệt diệu qua các hình ảnh chép từ "DM, Bưu điện Việt Nam"...

Mùa thu tràn ngập nước Anh
Mặt trời chiếu rọi trên khu vườn Stourhead ở Wiltshire.
Mùa thu tràn ngập nước Anh
Em bé chơi với lá cây ở công viên Bournemouth. Năm nay, nước Anh có mùa thu được đánh giá là đẹp nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Mùa thu tràn ngập nước Anh
Dạo chơi tháng 11 ở công viên Abby, Suffolk.
Mùa thu tràn ngập nước Anh
Nhóc tì mặc áo ấm nghịch giữa trời thu.
Mùa thu tràn ngập nước Anh
Thảm lá vàng ngập mắt cá chân.
Mùa thu tràn ngập nước Anh
Công viên Arboretum ở Gloucestershire tràn ngập các mảng màu.
Mùa thu tràn ngập nước Anh
Công viên Clumber ở Nottinghamshire có hàng cây chanh vàng dài nhất châu Âu.
Mùa thu tràn ngập nước Anh
Những cây tùng soi bóng bên hồ. Công viên Bedgebury ở Kent có nhiều loại tùng, bách nhất thế giới.
MỸ AN
Theo DM, Bưu điện Việt Nam