28 tháng 5, 2020

CHUYỆN XƯA


"Mai vàng lên mạng" (*) thuở xưa xa
Mà sao cảm xúc vẫn như là…
Còn đây bài "Thú chơi mai cổ" (**)
Mà ngỡ như vừa mới hôm qua…

Mười mấy năm xa vẫn bồi hồi
Một thời nương náu đất quê cha
"Ngày phải lo toan tiền cơm áo
Đêm thì mộng mị cổ mai hoa…" (***)

Rất có thể vì lý do "tuổi tác" nên gần đây tôi có xu hướng thích lục tìm, ôn lại những kỷ niệm xưa, cho dù đã rất xa.
Còn nhớ, hơn 15 năm trước, khi tôi được điều về nhận công tác tại Đại Lộc. Tuy đây là quê hương nhưng phải làm việc xa nhà, với tôi đó là một giai đoạn rất đáng nhớ trong đời. Một mặt, tôi đã gặp phải những "áp lực" rất lớn về công việc. Nhưng đáng nói hơn là nhờ sống xa nhà có nhiều thời gian rảnh rỗi, tôi có điều kiện để nghiên cứu sâu hơn về những… "thú chơi" sở trường, từ lâu ấp ủ. Cùng với một số thân hữu tôi đã gầy dựng được một phong trào chơi cây (mai cổ), trong một nhóm anh em có cùng nỗi đam mê, đến nỗi không phải chỉ một lần, nhiều nhà báo đã về tận nơi tìm hiểu, viết bài.  Và cái giá của sự "nổi tiếng" ấy chính là  "những nỗi oan khiêng, điều tiếng" như một ý mà tôi đã đề cập đại khái trong một bài viết của mình (Cổ mai hoa ở Đại Lộc)…

Hôm nay, ôn lại chuyện xưa, Lão Gàn - tôi xin chia sẻ với thân hữu, bạn bè vài trang báo cũ để làm vui, cùng lời chúc sức khỏe, bình an!

(*) "Mai vàng lên mạng", bài của nhà báo Thuận Nguyên, đăng trên An ninh Thế giới.

(**) "Thú chơi mai cổ", của tác giả Viết Thanh, Báo Đà Nẵng Cuối tuần.

(***) "Cổ Mai Hoa ở Đại Lộc", tác giả Thanh Lê (bút danh do tôi tự đặt cho bài báo của mình), được đăng An ninh Thế giới số Xuân – 2008.

Tam Kỳ, 28/05/2020
LT

27 tháng 5, 2020

MAI VÀNG LÊN MẠNG


Dù ở tận miền Bắc xa xôi, khách hàng chỉ cần bớt chút thời gian lướt... nét, nếu ưng ý, nhấc điện thoại lên gọi, một cây mai hợp túi tiền sẽ được chủ vườn cho người chuyển đến tận nhà...


Từ rất lâu, hoa mai đã trở thành một trong hai loại hoa đặc sắc trong mùa xuân của người Việt Nam, tượng trưng cho sự may mắn và thành đạt...
Nhưng những đợt triều cường đầu tháng 10/2007, đã nhấn chìm nhiều vườn mai lớn tại làng mai Thủ Đức, TP HCM khiến người trồng mai phải lao đao. Một số ít chủ vườn mai không bị ảnh hưởng đang chuẩn bị mùa "thu hoạch lớn" và thời @, người dân trồng mai đã nghĩ ra không ít chiêu để tiếp thị cây mai đến tận tay khách hàng, và mai vàng đã... lên mạng.
Khởi đầu từ câu chuyện của anh Lê Bá Khánh. Khánh là con trai út trong một gia đình sở hữu một cây mai vàng cổ thụ, cây mai vàng này có từ thời ông cố của anh Khánh.

THÚ CHƠI MAI CỔ



Thú chơi cổ mai ở vùng quê Ái Nghĩa (Đại Lộc, Quảng Nam) đã quá nổi tiếng đối với người dân miền Trung nói riêng, thậm chí tiếng vang còn lan ra các tỉnh phía Bắc, Nam. Mỗi dịp xuân về, những vườn thanh mai cổ nở hoa rực rỡ, hương hoa dịu nhẹ, tao nhã ngan ngát cả vùng quê nghèo.


Thú chơi lắm công phu

Chơi cổ mai ở Đại Lộc nổi tiếng không chỉ bởi vì có rất nhiều người ươm thành công loại thanh mai đẹp thanh tao, mà chính bởi thú thích sưu tầm mai cổ của những “tay chơi” mai sành sõi. Trong khi những cội thanh mai cổ ở nhiều vùng gần như bị tận diệt, thì người Đại Lộc lại dày công lùng sục những cội mai cổ với tuổi từ 50 đến 200 năm tuổi, có giá từ vài chục đến vài trăm triệu đồng. Săn mai cổ vốn từ trước đến nay là thú chơi của những đại gia lắm tiền, nay lại không hề xa lạ đối với người dân vùng quê Đại Lộc này. Những cái tên đã quá quen thuộc trong giới chơi mai cổ Đại Lộc như Lê Me, Nguyễn Chín, P.Thông… đều là những người có sở hữu trong tay hàng trăm gốc mai, trong đó không dưới chục cội mai cổ.



Để có được những cội mai cổ này, những người chơi mai đã phải lăn lộn tất cả các vùng núi cao của Quảng Nam, đặc biệt là huyện Tiên Phước - nơi hầu như không bị xáo trộn do chiến tranh như các vùng quê khác. Tất cả mọi ngóc ngách đều được những người chơi mai đặt chân đến, tận từng vùng, từng nhà để tìm những cội mai cổ còn sót lại. Thậm chí, sau khi đi, còn “cài” những cộng tác viên thân thiết trong xã để ngay khi những chủ nhân các cội mai cổ có ý muốn bán, lập tức liên lạc để không bị người khác “nẫng tay trên”. “Bây giờ nói vùng nào, xã nào, huyện nào có cội mai cổ nào là ngay lập tức trong đầu tôi hình dung ra thế đứng, hình dáng, tuổi tác, nguồn gốc của cội mai đó, để quyết định có đến để thương lượng mua bán hay không?” - ông Lê Me, một người chơi mai cổ nổi tiếng của Đại Lộc kể. Thương lượng được rồi, lại phải nghĩ đến việc đào gốc, vận chuyển, chăm sóc… sao cho mai tuy thay đổi môi trường sinh sống, vẫn có thể sống được và phát triển tốt.

6 tháng 5, 2020

Ngắm dàn bonsai “mọc ngược” cực độc lạ của lão gàn xứ Quảng

(Dân Việt) Ở Quảng Nam có một dị nhân trồng cây cảnh "bonsai quái dị", một cách chơi khác biệt, độc đáo và được giới cây cảnh gọi là “bonsai ngược”.

“Lão gàn” đó không ai khác là ông Lê Thạnh (SN 1963, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam - cán bộ ngân hàng Agribank tỉnh Quảng Nam), người được mệnh danh dị nhân cây cảnh có một trường phái khác lạ, ý tưởng mới mang tính đột phá trong nghệ thuật tạo hình bonsai, cây cảnh.

 ngam dan bonsai “moc nguoc” cuc doc la cua lao gan xu quang hinh anh 1
Cây bonsai Linh Sam hoa tím được dị nhân Lê Thạnh thiết kế theo hướng dốc ngược độc đáo, đẹp mắt

Những ngày đầu tháng 5/2020, P.V Dân Việt được diện kiến khu vườn đặc biệt của dị nhân Lê Thạnh nằm ngay trên sân thượng nhà. Nhìn không gian chưa đầy vài chục mét vuông nhưng có hàng trăm loại cây cảnh đủ các thế, từ loại cây bonsai nhỏ cho đến cây cổ thụ đều được ông Thạnh chăm sóc một cách tỉ mỉ, gọn gàng trong một khu vườn “mini”.
 ngam dan bonsai “moc nguoc” cuc doc la cua lao gan xu quang hinh anh 2
Cây bonsai Hồng Ngọc của dị nhân Lê Thạnh trĩu hoa trong ánh nắng ban mai

Dị nhân Lê Thạnh chia sẻ: Ông mê cây cảnh từ thuở nhỏ, nhưng lúc bấy giờ không có đủ nguồn lực cũng như kinh phí để theo đuổi ước mơ của mình.
Đến năm 1997, ông chính thức an cư, lạc nghiệp trên mảnh đất Tam Kỳ, cũng từ đó ông bắt đầu thực hiện lại ước mơ thuở nhỏ của mình là sưu tầm tất cả các loại cây cảnh, nhất là loại bonsai.