31 tháng 12, 2011

Chúc Mừng Năm Mới



Nhân dịp Năm mới 2012 - Nhâm Thìn, Nhà vườn Cổ Mai Hoa xin trân trọng gửi đến Bạn bè, Thân hữu Gần xa lời Chúc Mừng Năm Mới 2012 An Khang - Thịnh Vượng!

Làm lộc, đón xuân cho cây lộc vừng lá "rí", thác đổ.

     


Mới nhìn nếu không để ý rất dễ nhầm đây là cây chè, do lá của nó lớn nhất cũng chỉ bằng… lá chè.

cây lộc vừng này, 10 năm nay được nuôi dưỡng trong vườn, sau đó thì đưa vào chậu cao để làm thác đổ (3 năm).

Cây be bé. Thân gốc chỗ to nhất, trên cổ rễ bằng cỡ chiếc cốc uống bia. Do được cắt giật nhiều lần, thân chính được gút nhỏ dần một cách rất tự nhiên  liền lặn. Mọi vết cắt đều đã liền da khó có thể nhận ra, chỉ còn lại những vết thẹo điệu nghệ cùng với các dấu vết của địa y, nấm… lâu ngày hằn ghi trên thân cây tạo nên một hiệu ứng rõ ràng v thời gian.  

26 tháng 12, 2011


25 tháng 12, 2011

Tác phẩm độc đáo Việt Nam: “Rồng Việt” .

Từ khối đá bán quý nặng 5,7 tấn (lớn nhất được tìm thấy ở Tây Nguyên từ trước tới nay), qua bàn tay tài hoa của những người thợ, đã hình thành nên tác phẩm “Rồng Việt” được đánh giá là độc đáo và công phu nhất Việt Nam.
Tác phẩm "Rồng Việt" có chiều dài 3,33m, nặng 1,8 tấn.
Trước đó, khi được khai thác tại Tây Nguyên, khối đã Mã não có tên khoa học là là Chacedone (Lộc Bắc) với 2 màu xanh và vàng đặc trưng (thuộc dòng đá bán quý) nặng 5,7 tấn, dài gần 5m đã từng gây xôn xao trong giới chơi đá cảnh. Khối đá này không chỉ đạt độ “khủng” về trọng lượng mà còn có màu sắc, đường vân độc nhất vô nhị. Bởi từ trước tới nay, những khối đá dùng chế tác có trọng lượng tối đa khoảng 2,5 tấn trở lại đã được xếp vào hàng “độc”.

Món ngon độc quyền: Rượu Hương mai.



 Tự bao giờ Mùa Xuân Đất Việt đã luôn gắn liền với hình ảnh của những đóa hoa mai vàng rực rỡ. Và cũng không biết tự bao giờ những cánh hoa đầy thiêng liêng vàng rực, e ấp kia đã in sâu vào lòng người dân đất Việt với tất cả những tinh túy cô đọng và diệu kỳ của Mùa Xuân.
Tết này, xin giới thiệu với bạn đọc vài món ngon Đất Quảng. Một món rượu và một món nhấm đặc sắc của vùng quê này mà không phải ai cũng có cái duyên may được nhấm thử nếu không ít nhất một lần về thăm quê xứ...
 1. RƯỢU HƯƠNG MAI – HƯƠNG VỊ CỦA ĐẤT TRỜI VÀO XUÂN
Để có được một bầu rượu hương mai đặc sắc chúc Tết, ngay từ đầu năm bạn phải chọn cho được vài cây mai đọt xanh cổ thụ ra hoa đều và chắc để “nuôi”. Đó là cây mai vàng, đọt xanh, có hoa 5 cánh và có hương thơm (loài mai vàng đặc trưng của xứ lạnh miền trung). Sau đó trong suốt một năm trời nuôi dưỡng, tuyệt đối bạn không được dùng bất cứ loại thuốc hóa học nào cho cây. Trong trượng hợp nguy cấp, cần phải cứu cây thì bạn cũng chỉ được phép dùng các chế phẩm sinh học vốn hiền lành với con người mà thôi. Nhưng chỉ là để cứu cây chứ vẫn không nên dùng hoa của cây này điều chế rượu. Sau quá trình nuôi dưỡng, có được một cây mai hương đọt xanh khỏe mạnh rồi thì bạn phải dùng các biện pháp kỹ thuật đặc biệt để cây mai này trổ hoa sớm mà không phải lặt lá, trước Tết khoảng một tháng là vừa.
 Đến cỡ đầu tháng chạp âm lịch, trong không khí rộn ràng phải chuẩn bị nhiều thứ cho một cái tết, bạn phải canh chừng ngày mai nỡ để điều chế Rượu Hương mai. Trước ngày mai nỡ, ngoài chuyện chăm sóc bình thường bạn phải lưu ý thường xuyên tưới tắm để giữ cho cây thật sạch. Đến ngày mai nỡ, bạn phải thức dậy từ 4 giờ sáng, trước giờ lũ ong đi kiếm mật để hái những bông hoa mai vừa mới nỡ, khi sương mai còn đọng. Những đoá mai hàm tiếu xinh xinh vừa mới hé nhuỵ được cho ngay vào bầu rượu trắng tinh khiết và chính hiệu. Thường đó là rượu Voka Hà Nội, loại chai lớn hoặc rượu Bàu đá (Bình định) chính hiệu thì mới đủ độ tinh và đô mạnh nhằm vừa có thể lấy hết được hương hoa, vừa giữ được sự tinh khiết của mùi hương quý.
 Sau khoảng 30 ngày, cũng là lúc đất trời vào xuân, là thời điểm thiêng liêng nhất để bạn mở bầu rượu Hương mai đón tết. Giọt rượu Hương mai vàng lánh, sóng sánh, trong vắt tuyệt vời. Nhưng càng tuyệt vời hơn thế là một hương vị rất quen mà rất lạ của hương mai. Bạn sẽ cảm nhận được tất thảy những giá trị sâu sắc của hoa mai. Không chỉ là một khí tiết anh hùng đang trào dâng trong bạn, không chỉ là cảm xúc về quy luật đất trời, thời gian đang vận động, không chỉ là cả một mùa xuân huyền diệu, đẫm, thoảng, tan, bay… qua làn hương huyền ảo, thoáng hiện từ ly rượu Hương mai Tết.
Giọt rượu Hương mai vàng lánh, sóng sánh, trong vắt tuyệt vời…
 Bảo đảm với bạn rằng rượu này hoàn toàn vô hại nếu không uống… quá nhiều, thậm chí rất tốt cho sức khoẻ. Theo lời một chuyên gia y tế trả lời người viết bài, tác dụng của rượu Hương mai cũng sẽ là tác dụng vốn vô cùng quý của phấn hoa rừng. Nhưng hơn cả những điều đó là một cảm xúc vừa thiêng liêng, vừa huyền ảo như ta vừa được uống cả thiên nhiên đất trời, và xuân về sẽ len lõi vào trong từng tế bào, mao mạch của bạn bằng người dẫn đường bất hủ - Rượu Hương mai…
Thật là thú vị phải không bạn. Nào xin mời bạn…
2. CÁ NIÊN QUẢNG NAM – MÓN NHẤM HAI LẦN ĐƯA BẠN LÊN “MÂY XANH”.
Đó là một loài cá hầu như chỉ có ở các khu vực khe suối vùng núi cao Bằng Am (Đại Lộc) hay Sông Tranh (Trà My, Quảng Nam). Một số vùng núi cao khác lân cận cũng có nhưng không nhiều. thuộc Đà Nẵng Những năm gần đây, do tính “cầu” quyết định, con cá niên đã được “di thực” rất mạnh xuống tận Tam Kỳ, Đà Nẵng. Tuy nhiên, không phải nhà hàng nào cũng có. Điều đặc biệt là loài cá này chỉ sống ở khu vực suối có nước trong chảy quanh năm và đá tai mèo. (loại đá sỏi cứng màu xanh sẫm hoặc đen có nhiều ở các vùng núi trung trung bộ, loại đá thỉnh thoảng có những viên có hình thù hoặc hoa văn đẹp nếu được phát hiện sẽ lập tức biến thành tác phẩm đá nghệ thuật ngay). Không rõ sự kết hợp giữa độ cao của núi, nước suối trong và đá tai mèo tạo nên những sự tương tác diệu kỳ nào mà nếu thiếu một trong 3 điều kiện đó là không thể tìm thấy được một con cá niên nào, dù bé. Để bắt được chúng người dân tộc Cơ – tu phải lặn lội băng rừng vào những đêm khuya tối trời. Họ soi bằng đèn và úp bằng cái nơm dày. Đặc biệt, do tính khôn ranh, nhạy cảm với môi trường, họa hoằn lắm mới bắt được chúng bằng phương pháp câu. Thế nên, người đồng bào dân tộc vùng cao luôn quan niệm đây là loài cá siêu sạch và tinh khôn. Phải chăng điều đó đã làm nên những mùi vị tuyệt vời của món cá niên nướng mà tôi sắp kể với bạn sau đây (?).
Lại nói về món nhậu bất hủ từ con cá niên.
Do tính vừa quý lại vừa hiếm, nên con cá niên chỉ được dân địa phương chế biến 2 món đơn giản: nướng hoặc hấp. Tất nhiên những món khác như nấu canh hay nấu cháo là quá ngon nhưng ăn như thế sẽ bị bà con địa phương cho là … phí của trời!
Cá để nguyên con chỉ cần rữa qua vài nước là sạch. Đem mỗ bụng, dùng cái thìa nhỏ múc toàn bộ nội tạng, cẩn thận bỏ riêng vào cái bát sạch. Xong đem thân cá hấp hoặc nướng bình thường. Riêng bộ phận nội tạng gồm ruột, gan, tim … được đánh đều với trứng gà con so thả vườn (1 phần nội tạng + 2 phần trứng, theo thể tích) rồi chưng cách thuỷ.
Cá niên nướng, món nhấm 2 lần đưa bạn lên mây 

Khoảng vài mươi phút sau, cả 2 món cá đều xong là lúc bạn bè xúm xít quay quần thưởng thức món cái ngon vào hàng tuyệt chiêu của đất Quảng. Cách dùng món cá niên hết sức đơn giản. Dẻ một miếng thịt cá, kèm với chút rau thơm và chút rau ngỗ điết chấm vào dĩa nước mắm nguyên chất (không pha chế gia vị khác) đưa lên miệng nhâm nhi cùng với quả ớt hiễm. Hương vị rất đặc biệt của cá niên hoà quyện trong vị mặn của nuớc mắm nhĩ chính hiệu, cùng với cái cay quay quắt của quả ớt hiễm, tất cả sẽ dần tan ra trong miệng, lưu dẫn đến từng thớ thịt, từng sợi thần kinh mà dẫu là người có thần kinh thép cũng phải kinh ngạc mà sửng sốt. Nếu đây là làn đầu tiên bạn dùng món ngon này hẳn bạn phải mơ hồ nghĩ rằng trên đời lại còn có cảm giác đê mê kỳ lạ đến thế. Đây là lúc cá niên đã đưa bạn “lên mây” lần đầu.
Nhưng chưa hết. Còn cái chén nội tạng cá niên hấp vẫn chưa mang lên kia mà. Xin hãy dừng câu chuyện lại để nhấm chút này. Yên tâm đi bạn vì nó rất sạch. Cá niên (còn gọi là cá tiên cơ mà) chỉ ăn rêu bám đá ở vùng suối đá núi cao. 
Một hương vị rất lạ tan ra trong miệng bạn. Đắng? Không phải đâu. Đó là vị ngọt đấy. Bạn không tin ư? Vậy bạn đã biết chuyện này chưa: Cái ngọt đậm quá sẽ biến thành vị đắng. Nếu có lúc nào đó bạn thử nhấm chút đường hoá học, có độ ngọt cao hàng trăm lần đường bình thường thì bạn mới biết cái đắng của ngọt đậm nó như thế nào. Nhưng không, chỉ nói để bạn hình dung thôi chứ hai cái đắng hoàn toàn khác nhau đấy. Cái đắng của đường hoá học là cái đắng nhân tạo, đằng sau nó là bao nhiêu độc hại khiến ta phải bận tâm. Còn cái đắng này, là một cái đắng hoàn toàn khác về bản chất. Nó sẽ khiến bạn nhớ mãi, sau khi đã đưa bạn được lên cả … mây xanh lần nữa. 
Nhưng chưa đâu bạn ơi. Lúc này ta hãy mời nhau ly bia hay ly rượu đi. Ừ mà mùa xuân mà. Không cớ gì ta lại không mời nhau ly rượu Hương mai? Phút chốc bạn sẽ cảm nhận được một điều chưa từng thấy trong đời. Cốc bia hay chén rượu mà bạn vừa uống có một vị ngọt vô cùng tuyệt diệu. Cũng với Hương xuân hòa quyện đất trời có trong ly rượu Hương mai, món cá niên sẽ đưa bạn lên mây lần thứ hai.
Đất Quảng Nam hảo sảng và hiếu khách. Xin mời các bạn khắp mọi miền đất nước hãy ghé thăm chúng tôi, ít nhất một lần trong đời, để biết thế nào là sự tinh túy cô đọng của đất trời từ ly rượu Hương mai  và để được lên mây cùng món cá niên danh bất hư truyền.
Viết tại Tam Kỳ, 12/2010
Lê Thạnh – Dailoc
(Bài được đăng trên Chuyên san Đại Lộc - Số Xuân Tân Mão/2011)

_____________________________________

Xem thêm:
Rượu Hương mai - Hương vị của đất trời vào xuân

22 tháng 12, 2011

Chuyện lạ cây cối: Cây lim khổng lồ… tự nguyện “hiến xác” để trùng tu di tích Vua Lê


(Comaihoa): Ở khu di tích Lam Kinh (Thanh Hoá) còn nhiều chuyện lạ có thật mang sắc màu huyền bí. Cùng với câu chuyện về cây ổi biết “vui đùa” với quan khách, cây lim khổng lồ biết “tự nguyện hiến xác” để trùng tu di tích là một câu chuyện khá ly kỳ...
Comaihoa xin giới thiệu bài viết đăng trên VTC. (tiêu đề bài viết do chúng tôi đặt lại)

Quái dị chuyện cây lim khổng lồ 600 tuổi... tự tử!
Hướng dẫn viên giới thiệu về cây đa và cây thị chung gốc. 
Cây đa và thị cổ chung một gốc

Cô hướng dẫn viên du lịch Lê Thị Lan thướt tha tà áo dài, tự hào giới thiệu mãi với du khách về một cây cổ thụ có tên nôm na là cây Đa Thị, nằm ngay phía Tây Nam sân rồng của di tích Lam Kinh. 

Cây đa này cao chừng 50m, cành gốc xum xuê, phủ bóng rợp một góc sân. Cứ theo lời Lan, cây Đa Thị đặc biệt ở chỗ gốc đa ôm lấy gốc thị. Tuy là hai cây cho hai loại quả nhưng chỉ có chung một gốc, cùng bạc phếch màu như đã lẫn thân vào thành một khối. 


Những năm trước đây, cây thị vẫn cho nhiều quả, tuy nhỏ và có vị chát nhưng rất thơm. Căn cứ theo những biến cố thăng trầm của Lam Kinh, cây đa được ước tính chừng 300 tuổi.

21 tháng 12, 2011

Chuyện lạ cây cối: Cây ổi biết “cười vui” ở Thanh Hoá


           (Comaihoa): Thế giới từng biết đến một số cá thể cây cối biết phản ứng với sự tác động của con người, qua một số trang báo nước ngoài. Tuy nhiên, điều đó từ lâu đã không còn là lạ với người dân sống gần Khu di tích Lam Kinh, nơi có các lăng mộ của các vua Nhà Lê ở Thanh Hoá với những cây ổi biết… cười vui đón chào quan khách. Comaihoa xin giới thiệu với bạn đọc bài báo này vừa được đăng trên VTV.vn.

Lúc dừng chân bên một chân tảng cột cái có đế vuông mỗi cạnh 0,84m, đường kính gương tảng 0,75m, tại nền móng Chính điện của Khu Di tích lịch sử Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa), cô hướng dẫn viên du lịch Lê Thị Lan hồ hởi giới thiệu những câu chuyện lạ lùng, kỳ bí đến khó tin về các loại cây.


Theo cái lý thông thường, thì chẳng ai có thể tin được lời cô nói, rằng, cây lim già tự nguyện rụng lá, chết buồn thảm, khi mọi người bàn tính hạ cây để lấy gỗ. Rồi chuyện lạ lùng hơn nữa, cô hứa sẽ thử cho mọi người biết, đó là những cây ổi biết… “cười”!


Quái lạ những cây ổi cứ chạm vào là  “cười” ở Thanh Hóa
Chính điện Lam Kinh sẽ được phỏng dựng theo nền móng cũ. 



14 tháng 12, 2011

Loài hoa "khủng" nhất thế giới

Rafflesia arnoldi hay còn gọi là hoa đại vương, là bông hoa lớn nhất, nặng nhất, hiếm nhất và có mùi "khó ngửi" nhất trên thế giới.


Tên của loài hoa "khủng" này được đặt theo tên của hai người thành lập thuộc địa Anh ở Singapore Stamford Raffles và James Arnold. Cả hai người đều từng thám hiểm rừng rậm Indonesia năm 1818. Bông hoa lớn nhất thế giới nặng tầm 10kg và đạt đến đường kính 1 mét khi nở ra hết cỡ.
Hai bông hoa đại vương đã được phát hiện ở khu bảo tồn thiên nhiên Taba Penanjung, tỉnh Bengkulu, Indonesia. Hai bông hoa nằm cách nhau gần chục mét và nở cùng một lúc.
Hoa đại vương là hoa của một cây ký sinh. Cây này không có lá và thân nhưng rễ ăn sâu vào thân cây chủ. Chỉ khi các chồi cây xuất hiện trên cây chủ thì mới có thể nhìn thấy cây bằng mắt thường. Phải mất 9 - 12 tháng sau chồi mới phát triển đến kích cỡ của một bắp cải lớn rồi thành hoa. Quá trình phát triển này diễn vào nửa đêm trong suốt mùa mưa.
Hoa có mùi rất khó ngửi nhưng kỳ lạ thay, lại thu hút rất nhiều ong, bướm, côn trùng. Tuy nhiên, chỉ có 20-30% chồi phát triển thành hoa. Rất hiếm khi hoa cái và hoa đực nở cùng một lúc. Hoa đại vương còn được được tìm thấy ở các cánh rừng nhiệt đới ở Malaysia, Java, nam Thái Lan và nam Philippines.
Theo Xã luận

Tin nóng: Nhận định nhanh tình hình thời tiết để lặt lá mai

Chọn thời điểm lặt lá để hoa mai nở đúng tết luôn là nỗi lo của mọi nhà vườn và người yêu mai. Xin giới thiệu nhận định thời tiết để lặt lá mai năm nay của chúng tôi để các bạn tham khảo… (Comaihoa)


Nếu như thời tiết bình thường của những năm trước xa, tháng 11 và 12 âm lịch có khoảng 50% ngày nắng thì ngày lặt lá mai tại địa phương sẽ là trước tết khoảng 30 ngày.
Tuy nhiên, những năm gần đây tình hình đã khác đi nhiều, nhất là khu vực miền trung và miền bắc, mưa lạnh cuối năm ngày càng kéo dài hơn. Còn nhớ Tết Tân Mẹo – 2011, hầu như cả 2 tháng cuối năm chỉ có khoảng 10 ngày nắng sát trước tết. Thế nên, hầu như toàn bộ mai chậu, mai vườn địa bàn này đều phải… ăn tết muộn. Hoạ hoằn lắm, lát lát có vài cây của một số nhà vườn gặp may, nỡ đúng tết.

28 tháng 11, 2011

Sự thật về đá phong thủy

Từ trước đến nay, nhiều người cho rằng đá phong thủy được bán ngoài thị  trường có khả năng làm tăng vượng khí cho các gia đình và chủ nhân. Nhưng chuyên gia về đá phong thủy khẳng định: Chỉ có loại đá quý và bán quý mới có khả năng phong thủy còn không chỉ là đá... cảnh.


Đá xanh, đỏ, tím, vàng...

Tại phố Bà Triệu chúng tôi khảo sát thấy có nhiều loại đá phong thủy  được bày bán với nhiều kiểu dáng khác nhau. Chị  Nguyễn Thị Dung, một người mua hàng tại đây chia sẻ, chị nghe nói đá phong thủy có thể giúp gia đình làm ăn thịnh vượng, sức khoẻ tăng lên nên chị đang tìm mua để trong nhà. Nhưng khi đến đây thì chị hoàn toàn hoa mắt cũng như choáng ngợp bởi giá cả các mặt hàng này. Một con ngao bằng đá xanh được chủ cửa hàng hét giá 2,5 triệu đồng.
 
Đá thạch anh làm tăng vượng khí trong gia đình

Sự thật về đá phong thủy: Tường minh và tập mờ

Đá phong thủy không chỉ cho công trình mà còn được nhiều người ứng dụng khi bày trang trí hay đeo, cầm bên mình. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, đá phải biết cách dùng mới có tác dụng phong thủy.


Tường minh và tập mờ

Theo GS.TS Phan Trường Thị, viện trưởng Viện Đá quý - Trang sức, đá phong thủy và đá cảnh có những điểm giống nhau là cùng dùng vật liệu bằng đá để làm khung cảnh tự nhiên đẹp và hài hòa hơn. Tuy nhiên, khi nói đến đá phong thủy tức là cần có sự sắp xếp các đơn nguyên đó trong không gian ngôi nhà để phù hợp với kiến trúc, thiên nhiên và con người.

Viên ngọc mã não hình trứng - Comaihoa

Lạ lùng viên đá ghi nhiều hình ảnh nhất Việt Nam

Ông Võ Văn Hải, hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đăk Lăk đã tình cờ mua được một viên đá nặng 1.750g. Viên đá này khi đưa vào máy scan đã hiện lên 243 tấm ảnh độc đáo từ những vệt màu của đá. 


Viên đá kỳ lạ này đã được gọi là "Ngoạn thạch vi ảnh" và mở ra một thú chơi đá mới hiện nay. Ngày 30/10 vừa qua, viên đá lạ này đã nhận được kỷ lục Việt Nam với xác lập "Ngoạn thạch vi ảnh - Viên đá ghi nhiều hình ảnh nhất".

"Ngoạn thạch vi ảnh" - một phát hiện mới 

Trao đổi với phóng viên Báo KH&ĐS, ông Võ Văn Hải  kể: "Năm 1979, tôi khoác lên mình chiếc áo màu xanh của Thanh niên xung phong với những tháng ngày vui tươi và hồn nhiên. Năm 1983, tôi rời lực lượng Thanh niên xung phong chuyển về làm công nhân biên chế ngành thủy sản tỉnh Tiền Giang.
Mặt trước viên đá

Hé lộ bí mật khối đá cổ Trường Yên

Một khối đá tròn dài 1,5m có vấu ở hai đầu mà người dân phát hiện tại xã Trường Yên, Hoa Lư từng một thời gây xôn xao dư luận tỉnh Ninh Bình đang dần hé lộ những bí ẩn khó tin về tín ngưỡng Tô tem giáo với "tục thờ đá".

Khai quật tảng đá lạ
Đó là một khối đá có những vết khắc kỳ lạ ẩn chứa nhiều bí mật của thời xa xưa được người dân Ninh Bình tìm thấy tại khu vực cố đô Hoa Lư thuộc xã Trường Yên.

Phóng viên bên khối đá cổ Trường Yên

23 tháng 11, 2011

Viên đá cảnh nghệ thuật có tên: Số một



Rõ ràng đây là số 01, con số đầu tiên của dãy số tự nhiên. Cũng là con số chỉ thứ hạng mà bao học trò phải ao ước mỗi lần thi cử. Nhưng nếu xét theo một khía cạnh khác, con số 01 còn là hai thành tố cơ bản của hệ nhị phân, là nền tảng của phát minh vĩ đại của con người: máy vi tính…
Nhưng nếu đặt viên đá theo chiều ngược lại, bạn sẽ có một con số 10 trọn vẹn. Biểu tượng cho sự toàn diện, tuyệt mỹ… Ngoài ra con số 10 còn gợi cho ta bao điều. Chiếc áo số 10 của Danh thủ túc cầu Thế giới chăng?...

Tuy nhiên, vấn đề không chỉ có thế. Bạn còn có thể “đọc” được từ viên đá này, với những ý nghĩa rất khác nhau đấy. Chữ “Ôi”. Một thán từ chỉ có thể thốt lên khi con người kinh ngạc nhận ra điều kỳ diệu nào đó…
Hay bạn cũng dễ dàng nhận ra nét chữ “NO” rất bay bướm. Một sự chối từ rất… điệu nghệ. Ngược lại, đó là chữ "OK", sự chấp nhận mà ai cũng muốn có trên đời.
Chao ôi! Chỉ một viên đá dạng “cuội ngâm sỏi”, có kích cớ khá khiêm tốn 5 x 6 x 18 cm, nặng chưa đầy 1 kg… lại có nhiều điều để diễn đạt đến thế.

Lê Thạnh - Comaihoa

14 tháng 11, 2011

Điểm mặt Viagra thiên nhiên 'đậm chất Việt'

Không chỉ được biết đến là những thực phẩm mang đậm nét văn hóa truyền thống của người Việt, các rau quả này còn là thứ thần dược viagra sẵn có trong tự nhiên với tác dụng trị bệnh rất kỳ diệu.
Hình ảnh cây cau, giàn trầu đã trở thành biểu tượng đẹp của làng quê xứ Việt.
Rễ cau treo an toàn hơn… Viagra
Em về, anh gởi buồng cau
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy

Cây cau tự bao đời đã gắn liền với những nét đẹp truyền thống của người dân Việt Nam, từ giao tiếp (miếng trầu là đầu câu chuyện), cưới hỏi (buồng cau và cơi trầu dạm vợ), đến bày tỏ sự tôn kính với bề trên hay thờ cúng tổ tiên...Người Việt ta xưa nay vẫn luôn trọng truyền thống. Dù mâm cao cỗ đầy, bạc vàng châu báu, nhưng thường phải có trầu cau trong các bữa t
iệc cưới xin, ma chay, lễ hội...

Cụ Sanh được cho là cổ và quý nhất Việt Nam

LTS: Ngay sau khi được phát hiện, cây sanh cổ tại Tân Kỳ, Nghệ An nhanh chóng làm xôn xao dư luận vì vẻ đẹp hiếm hoi của nó. Nhiều “đại gia cây cảnh” tuyên bố sẵn sàng bỏ ra hàng chục tỷ đồng để được sở hữu "Cụ Sanh" được cho là giá trị nhất Việt Nam này.
Cổ Mai Hoa xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài viết được đăng trên Báo Đất Việt về Cụ Sanh này. (Cổ Mai Hoa)

Chúng tôi đã có một ngày băng rừng, vượt suối để tìm đến xóm Kẻ Mui, xã Giai Xuân (huyện Tân Kỳ, Nghệ An), tận mắt chứng kiến một “tác phẩm” tự nhiên hàng ngàn năm tuổi và 'có một không hai' giữa núi rừng hùng vĩ.
Cận cảnh “Cụ Sanh”.

6 tháng 11, 2011

Cây đa khổng lồ duy nhất ở Việt Nam

Cây đa khổng lồ được cho là trổ nhiều gốc nhất VN.


Cây đa cổ thụ có gốc vài người ôm không hết là hình ảnh thường thấy ở nhiều làng quê Việt Nam. Nhưng cây đa trổ tới 13 gốc, gốc nào cũng lớn thì có lẽ chỉ duy nhất có ở Hải Phòng.

Cây đa  13 gốc
Nơi phát tích cây đa 13 gốc này, xưa kia vốn là một làng thuộc ngoại ô thành phố. Sau nhiều năm tách nhập hành chính, bây giờ cây đa thuộc địa phận xóm Trại, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.

1 tháng 11, 2011

10 đặc sản tiến vua nổi tiếng của người Việt





Để được đưa vào cung tiến vua, món ăn phải có giá trị dinh dưỡng cao và hương vị tuyệt vời hiếm thấy. Có thể nói, những món đặc sản tiến vua này là "vua" của các loại đặc sản.






Nền ẩm thực phong phú của Việt Nam từ thời xa xưa đã sản sinh ra hàng trăm, hàng nghìn món ăn đặc sắc. Một phần nhỏ trong số những món ăn đó hưởng vị trí trang trọng đặc biệt khi được đưa vào cung đình để cung tiến các bậc vua chúa. Để được tuyển chọn, đó phải là những món ăn có giá trị dinh dưỡng cao và hương vị tuyệt vời hiếm thấy. Có thể nói, những món đặc sản tiến vua này là "vua" của các loại đặc sản.

Dưới đây là một số đặc sản tiến vua nổi tiếng ở Việt Nam:

28 tháng 10, 2011

Tình bạn chú chó mù gây xúc động cộng đồng mạng

 Câu chuyện cảm động giữa Lily, nàng chó 6 tuổi bị mù và người bạn đường Madison luôn theo sát bên để chăm sóc cho bạn mình gây xúc động cho nhiều người trên Facebook.


Lily (bên trái) dạo chơi cùng người bạn Madison - Ảnh: Themetapicture

26 tháng 10, 2011

Mã não xanh – Hòn ngọc đẹp!


Viên đá này do Mai Thanh Thiện, nghệ nhân đá nghệ thuật Ngũ Hành Sơn chế tác, được “di chuyển” về để góp thêm vào bộ sưu tập đá cảnh của Nhà vườn Cổ Mai Hoa. Viên đá hình trứng, là loại đá mã não xanh, sáng, bóng. Có chiều cao khoảng 30 cm, đường kính ngang, chỗ lớn nhất khoảng 15 cm.
Xin được giới thiệu với các bạn.


     

24 tháng 10, 2011

Bình luận tác phẩm: “tiểu phẩm rừng”


Theo tôi tiểu phẩm này chỉ mới manh nha của rừng và gần với… vườn hơn chứ chưa thể gọi là rừng được. Bởi lẽ, thứ nhất là vấn đề về lá. Mỗi cây cổ thụ trong khu “vườn” này, đếm thật kỹ thì thấy chỉ có chừng… chục chiếc lá. Mà chiếc lá nào cũng to tổ bố, thậm chí to hơn cả… gốc cây. Thứ hai là cái sự “đều đặn” của các phần tử cây. Chúng có vẻ na ná nhau về kích thước và cả dáng dấp nữa, gây nên một cảm giác nhàm chán oan uổng…

21 tháng 10, 2011

Kỳ thú vẻ đẹp hoa tre


Gần gũi với người Việt nhưng tre lại tồn tại một bí ẩn lớn, mà rất ít người có cơ hội được khám phá - đó là những bông hoa tre.

Hình ảnh những lũy tre vút cao đã trở thành biểu tượng của làng quê Việt Nam từ hàng nghìn năm qua. Đối với người Việt, cây tre là một phần không thể tách rời khỏi đời sống thường ngày cũng như nền văn hóa của cả dân tộc. 

Hoa tre, loài hoa rất ít người có cơ hội nhìn thấy thường nở thành chùm, có màu vàng, tùy từng loài mà hoa sẽ có sự khác biệt ít nhiều. Ảnh: neucoyeutoi2007 (Flickr).

19 tháng 10, 2011

Đẹp ngỡ ngàng nghệ thuật chạm khắc trên lá cây


Không thể tin được là những chiếc lá cũng có thể trở thành cảm hứng để các nghệ nhân sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp.
  

Bình luận tác phẩm: Một tác phẩm bonsai – Tham gia tại diễn đàn Caycanhviet.vn:




Vâng! Chào các bạn. Có tôi đây! Lâu quá, nay gặp lại anh em xin có đôi lời bình... loạn.
Trước đây thì tôi có vài bài “chê” hơi quá quắc, khiến cho có bạn phải lên tiếng điều chỉnh, và cũng do cái quá quắc đó mà cảm giác của tôi bị chai sạn một thời gian dài. Nay thì “trường đời” đã kịp cho tôi nhìn nhận lại để sống sao cho phải phép, người thương thì may ra mới dễ dàng hội nhập được. Thế nên lần này thì xin được…khen cây cho nó vui cửa vui nhà.



Trước hết, Nói về câu nói của người xưa “có gốc mới có ngọn”. Có nghĩa là cái gốc là nền tảng, nó phải có trước, phải được chăm chút cho tử tế thì mới mong có được cái thân, cái ngọn đàng hoàng…
Nói điều này là tôi muốn nêu lên một… cơ sở rất vững chắc để khen lấy khen để cái ông đại nhân người Tàu đã làm nên cái tạm gọi là tác phẩm này. Cái việc ông này coi trọng cái gốc thể hiện trên tác phẩm này thật đáng nễ. Coi trọng đến nỗi ông ta xem cái… ngọn chẳng ra gì. Mà có phải là cái ngọn không nữa, bị bẻ gãy một cách thô bạo, cụt ngũn, tàn nhẫn… Không có gì lạ. Đó là cái cách độc đáo để đại nhân này thể hiện đẳng cấp tôn sùng… cái gốc cây của mình. Đáng khen thay cho ông ta đấy chứ!
Thảo nào, “nhất đế nhì thân, không cần cái ngọn” mà lại!

Bình luận tác phẩm:* Một tác phẩm bonsai trên mạng – Tham gia tại diễn đàn Caycanhviet.vn







Trích Trích dẫn được gửi bởi toctien Xem bài viết
...Sự cân bằng đến nhàm chán,Cảm giác cái phần dưới cái ngọn trên cùng được cắt bằng,sau đó úp cái ngọn lên vậy.Tả hữu đều đều như nhau.
Cái "máu phản biện" của tôi lại nỗi lên đây. Cho phép tôi có vài ý kiến làm vui.


Thường sự cân bằng dễ đem lại nhàm chán. Bạn nói quả không sai! Tuy nhiên đó là cái sự phổ biến, bình thường nhưng không phải nhất nhất lúc nào cũng thế.


Giả sử như có một tình huống thế này. Trong một khu triển lãm bonsai nghệ thuật có một ngàn tác phẩm dược trưng bày. Mỗi tác giả chỉ được phép mang đến 1 tác phẩm tiêu biểu của mình. Chắc chắn 1000 tác phẩm kia đều là những tác phẩm chỉnh chu niêm luật, khó có khả năng xuất hiẹn một cây “cân bằng nhàm chán” nào tương tự như cây này cả.

Bình luận tác phẩm: Một tác phẩm bonsai trên mạng – Tham gia tại diễn đàn Caycanhviet.vn


Tôi nghĩ rằng “tác phẩm” (xin tạm gọi như thế) này là một sự kết hợp táo bạo giữa lũa khô và cây xanh. Nhưng để thấy được cái sự “táo bạo” ấy trong phép tác hợp nghệ thuật của tác giả có mang lại giá trị gì không, cần phải tách chúng ra để nhìn nhận: lũa và cây.

Về lũa, rõ ràng đây là một trong số ít khối lũa… dỡ và xấu nhất trên đời. Xem xét và cố tìm một hình tượng hay ho hoặc chút triết lý khả dĩ nào thể hiện trên đó để khẳng định cho sự tồn tại của khối lũa nhưng rất tiếc không thể nào tìm thấy được. Vậy thì khối lũa kia có khác gì một khối… cũi? Nhưng thà là cũi còn có ích chứ cái thứ dỡ dỡ ương ương, lũa không ra lũa, cũi không ra cũi này còn làm được gì cơ chứ!

"Mối quan hệ của cây cảnh nghệ thuật và… cái trứng vịt lộn"

 Gửi bởi Dailoc ngày 12-11-2010 lúc 06:57 AM

Chuyện khen chê trong lĩnh vực cây cảnh có khá nhiều điều để nói. Một tác phẩm trình làng, tất yếu kẻ khen thì nhiều mà người chê cũng lắm. Cái động cơ khen chê cũng khá trần ai, khoai củ, không dễ thấy, nhất là việc khen chê này lại được thực hiện bởi những cao thủ trứ danh, khéo ăn, khéo nói… lại ít làm (!).


Có người bảo là nếu anh chưa làm được một cái cây nào ra hồn thì anh không đủ tư cách để chê cây người khác. Xem ra cũng đúng (!). Nhưng lại có người bảo nói thế thì làm gì có những nhà… phê bình chuyên nghiệp suốt đời chỉ có mỗi việc khen chê để… sống (!). Lại cũng có lý lắm…

Bình luận tác phẩm Bon sai - tren Caycanhviet.vn




Bận nhiều việc, thời gian qua tôi ít được viếng thăm và trò chuyện cùng các bạn. Hôm nay trở lại, tôi xin được nhẹ nhàng bày tỏ ý kiến của mình về tác phẩm này, theo lời đề nghị một vài chiến hữu thân.
Dáng dấp ngạo ngễ và uyển chuyển. Thân cành có đủ bộ một cành rơi và một cái ngọn vươn vươn tự đắc. Thân võ thì xù xì đầy dấu vết thời gian, cùng với một vài mút lũa khá điệu nghệ… Mọi thứ trên sản phẩm này dường như nhất loạt muốn minh chứng, diễn đạt một điều mà người làm cây nào cũng muốn có: Một tác phẩm giá trị.


Vâng! Tôi thừa nhận đây là “một tác phẩm giá trị” với điều kiện là phải đi kèm với một cái nhìn... dễ tính mà thôi. Nhưng khốn nỗi, với người chơi cây và cả đạo chơi cây chân chính được gìn giữ bao đời nay thì khó có thể có một cái nhìn hời hợt, dễ tính và có thể dễ… bị mua chuộc đến vậy. Chỉ xin được đưa ra 3 nhận xét về 3 bộ phận chính của cái gọi là tác phẩm này: Phần ngọn, thân và gốc.

Bình luận tác phẩm: “Miền Sông Nước” – Đá cảnh của Cothachquan




Quan sát kỹ tác phẩm này, tôi có chút nhận xét thế này:
Với một góc chụp trực diện, dùng ánh sáng ngược, phông nền giản dị, bạn đã thành công khi thể hiện được hình ảnh chiếc thuyền đá và ngư ông buông cần, vừa lung linh huyền ảo, lại vừa rất sắc nét giữa không gian mênh mông hồ. đẹp lắm!

Bình luận tác phẩm: “Chiến mã” – Đá cảnh của Cothachquan



“Con ngựa” này có cái bờm dựng, rất đặt trưng cho một chú chiến mã, đang ở tư thế chồm lên, như đang phi nước đại ở chốn sa trường. Rõ ràng đây là tư thế động, là một yếu tố dễ khai thác được những chủ đề hay trong các tác phẩm tạo hình, vốn là những thứ mang tính chất… tĩnh.
Tuy nhiên, nếu là ngựa thì tiếc thay chú ta lại chuyện thiếu đi một chút đá để làm cái đuôi. Hơn nữa, hình như phiến đá này có nhiều góc cạnh quá. Chưa rõ những góc cạnh đó như thế nào nhưng ít nhiều nó làm mất đi rất nhiều giá trị của viên đá. Điều đó cũng có nghĩa, xét về hình thể của tác phẩm, phiến đá này chưa đạt được cái chuẩn cần thiết.
Thế ta chỉ nên khai thác ở cái phần “động” hiếm hoi đang có, mà phớt lờ đi cái “tĩnh”, khi đặt tên cho viên đá.
Với lý đo đó, nếu viên đá là của tôi, tôi sẽ gọi nó là “Nước đại”, “Bước nhảy”, hoặc “Thăng Thiên”…
Vài dòng còn rất kém cõi để góp ý cùng bạn. Nếu không phải xin bạn bỏ quá cho.



Thân ái chào bạn!
Le Thanh - Comaihoa - Dailoc 0914.026.345

(Bai dang tren Dien dan Caycanhvietnam.com)