15 tháng 10, 2020

VỠ ÒA HẠNH PHÚC KHI THÀNH QUẢ ĐÃ ĐƯỢC XÃ HỘI GHI NHẬN

 Hôm nay Lê Thạnh - Dị nhân Bonsai Ngược nhận được thông báo của Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam về việc Kỷ lục "Người tạo tác các tác phẩm Bonsai ngược nhiều nhất Việt Nam" đã được chính thức công nhận và quyết định miễn hoàn toàn chi phí xác lập.

Một niềm vui lớn, tôi thật sự vỡ òa trong niềm hạnh phúc vô biên. Xin vui mừng thông báo tin vui đến Quý Thân hữu, Bạn bè gần xa.
Kính chúc sức khỏe và mong có ngày hội ngộ.
_________
Nhân đây xin chép lại bài thơ về Tình yêu cây cối của mình để làm kỷ niệm và chia sẻ cùng mọi người:
YÊU… ĐẾN CHẾT
Tôi vẫn biết yêu cây là đau khổ
Khi con thơ réo gọi bố xin tiền
Cây ngoài vườn sâu bọ phá đảo điên
Đúng vào lúc… chẳng xu tiền dính túi…
Có đôi lần trong cơn say đắm đuối
Suốt đêm ngày tôi quanh quẩn bên cây
Nhưng ngờ đâu kẻ trộm đã đến đây
Chỉ một đêm chúng cuỗm cây đi mất…
Rất nhiều khi tôi như người khuất tất
Lẻn ra vườn, bất kể giữa đêm khuya
Để ngắm nhìn, rồi rung cảm, sẻ chia
Về loài hoa chỉ nửa đêm mới nở…

Cũng vì cây tôi bị người tráo trở
Cố chém càng cho tan vỡ mộng xanh
Rồi đâm ngang để mọi thứ tan tành
Và trung trinh phải hóa thành lỗ mỗ...

Tôi vẫn biết yêu cây là đau khổ
Thế mà sao tôi vẫn cứ mãi yêu?
Thôi, dù sao tuổi cũng đã xế chiều
Trót lỡ rồi. Xin được yêu đến chết…
LT

28 tháng 9, 2020

ĐÁ PHONG THỦY PHÚ QUÝ – HÌNH TƯỢNG MIẾNG THỊT LỢN

 Tác giả bài viết: Lê Thạnh

(Biên soạn, tổng hợp, cập nhật từ báo chí, internet)

Đó là đá cảnh nghệ thuật có nguồn gốc tự nhiên, thuộc loại trầm tích, silic, can xít, trong quá trình vận động địa chất bị sắc hóa nên tạo thành hình dạng đặc biệt như một miếng thịt lợn. Từ hình dạng đó, người ta dùng từ "phú quý" để  làm tên gọi cho loại đá này, bởi từ xa xưa hình ảnh miếng thịt lợn vốn là hình ảnh đặc trưng để chỉ sự khá giả, giàu sang, phú quý.

 

Ảnh 1: Miếng thịt làng – Tác phẩm phú quý của Dị nhân Lê Thạnh - 09/2020

25 tháng 9, 2020

QƯỚI THẠCH LẠI TẦM NHÂN

 

HỮU DUYÊN...

Cô đơn, Quới thạch lại tầm nhân

Tất tả, lang thang khắp cõi trần
Hồi môn lỉnh kỉnh trăm viên ngọc
Hữu duyên kỳ ngộ, Dị thành thân… 

Cũng lại bất ngờ, Dị Lão được trao tận tay khối lam ngọc (turquoise) nguyên bản, tự nhiên với hàng trăm viên kết dính thành chùm. Màu sắc, hoa văn, chất liệu của khối ngọc này cũng khá đặc biệt (bóng, sáng, đậm), còn các viên ngọc thì cuồn cuộn bu bám tạo nên một khối đặc có hình thù trông rất bắt mắt và lạ lẫm.
Rất vui khi... Dị đã "thành thân"!
Tam Kỳ, 25/9/2020
LT

22 tháng 9, 2020

QUỚI THẠCH TẦM NHÂN

 


Chẳng phải trong veo, chẳng trắng ngần
Cao hơn một tất, nặng vài cân
Chớ hỏi từ đâu mà lão có
Chẳng qua là quới thạch tầm nhân.
Bất ngờ được "trao tận tay" viên đá tự nhiên nguyên bản (suiseiki) có hình thù kỳ dị: Cả về hình dáng, sắc màu và trọng lượng riêng (rất nặng và cứng)…
Vui nên chia sẻ ngay với anh em, kẻo nguội!
Chiều 22/9/2020
LT

13 tháng 9, 2020

Người tạo tác các tác phẩm bon sai ngược nhiều nhất Việt Nam

 (Vietmaster) Được mệnh danh là "dị nhân" bonsai ngược, trên sân thượng căn nhà ở Quảng Nam ông Lê Thạnh bày biện hàng trăm tác phẩm độc lạ do chính tay mình tạo tác.

Trong giới chơi sinh vật cảnh Việt Nam, ông Lê Thạnh (sinh năm 1963, Tam Kỳ, Quảng Nam) được mệnh danh là “dị nhân” bởi đi đầu cho trào lưu bonsai ngược.

 

 

Tức là thay vì cây được trồng “xuôi” từ trên xuống thì ông Thạnh lại mày mò, tạo tác trồng cây theo hướng ngược lại, từ dưới lên. Không chỉ gây ấn tượng về thị giác, những tác phẩm của ông còn được đánh giá cao về tính nghệ thuật.

 

 

QUY TRÌNH VÀ TIÊU CHÍ XÁC LẬP KỶ LỤC VIỆT NAM


 

 1) Tất cả các hiện tượng, sự vật, hiện vật… khi có yếu tố kỷ lục Việt Nam đều được gửi đến Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam đề xuất kỷ lục.

2) Được tham gia vào cuộc thi tìm kiếm kỷ lục Việt Nam do Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam phát động.


I. TIÊU CHÍ XÁC LẬP KỶ LỤC VIỆT NAM

1) Kỷ lục là một hiện tượng, một sự kiện & hiện vật, một kỳ tích hay một kỳ công, có tính duy nhất, lớn nhất, nhỏ nhất, dài nhất, ngắn nhất, hoặc đầu tiên hay vượt qua những điều đã được thực hiện trước đây.

2) Các kỷ lục phải có khả năng so sánh, định lượng và có thể đo đếm được, có số liệu cụ thể, hoặc có tài liệu đã được công bố chính thức.

3) Các kỷ lục được sự giới thiệu của các cơ quan hành chính địa phương, lãnh đạo các cơ quan ban ngành đoàn thể, các hiệp hội ngành nghề và được xác lập độc lập theo quan điểm của Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam.

4) Ngoài các tiêu chí trên, các kỷ lục còn lại được xác lập theo các nguyên tắc điều tra độc lập của Ban biên soạn Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam dựa theo các sự kiện, các yếu tố  xã hội, tham khảo các giải thưởng có uy tín tại Việt Nam và thế giới, ý kiến độc lập của các chuyên gia, chuyên viên trong các lãnh vực có kỷ lục, các phiếu điều tra ý kiến xác lập kỷ lục đều do Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam phát hành.




II. NGUYÊN TẮC XÁC LẬP KỶ LỤC VIỆT NAM

1) Chỉ xác lập những kỷ lục gắn với đời sống xã hội và mang tính tích cực.

2) Quảng bá được hình ảnh đất nước con người, xã hội Việt Nam một cách tốt nhất.

3) Khuyến khích mọi ước muốn vươn tới những kỷ lục mới.

4) Những kỷ lục liên quan đến sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng Việt Nam mang tính cạnh tranh cao với các sản phẩm trên thế giới sẽ được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam tổ chức điều tra độc lập để có điều kiện xác lập kỷ lục Việt Nam nhằm hỗ trợ và quảng bá hình ảnh kỷ lục Việt Nam trên thế giới.

5) Tất cả nhân viên của Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam không được phép cung cấp các thông tin kỷ lục ra bên ngoài khi chưa được phép công bố.

6) Tất cả cán bộ Nhân viên của Ban biên soạn Bộ sách Kỷ lục Việt Nam không được phép nhận bất cứ chi phí bồi dưỡng nào từ các cá nhân, đơn vị cơ sở. Tất cả cá nhân, đơn vị sở hữu kỷ lục hoặc có yếu tố đủ để đề xuất kỷ lục đều được xác lập kỷ lục một cách trung thực khách quan không vụ lợi.

7) Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam sẽ xác lập kỷ lục một cách hoàn toàn độc lập, trung thực và tự nguyện chịu một khoản lệ phí hành chánh cho việc xác lập kỷ lục.

8) Mọi khai thác thương mại đối với những kỷ lục do VIETKINGS xác lập đều phải thông qua sự đồng ý của Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam.

 

III. KHÔNG XÁC LẬP VÀ KHÔNG KHUYẾN KHÍCH XÁC LẬP KỶ LỤC

1) Những kỷ lục ảnh hưởng đến các chủ trương, chính sách của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2) Những kỷ lục ảnh hưởng đến an ninh, tư tưởng, uy tín quyền lợi của đất nước.

3) Những kỷ lục mang tính tiêu cực.

4) Những kỷ lục mang tính nguy hiểm.

5) Những kỷ lục không phù hợp với phong tục tập quán Việt Nam.

6) Những kỷ lục không phù hợp với đạo đức, văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

7) Những kỷ lục được giới thiệu và công bố thông tin có nhiều ý kiến trái ngược nhau từ các nhà chuyên môn, chuyên gia các lĩnh vực.

IV. QUI TRÌNH ĐỀ XUẤT KỶ LỤC VIỆT NAM

1) Tất cả các hiện tượng, sự vật, hiện vật… khi có yếu tố kỷ lục Việt Nam đều được gửi đến Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam đề xuất kỷ lục.

2) Được tham gia vào cuộc thi tìm kiếm kỷ lục Việt Nam do Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam phát động.

3) Gửi thông tin vào hộp thư đề xuất kỷ lục Việt Nam.

4) Gửi thông tin qua email, Fax hoặc gọi điện thoại tổng đài, điện thoại di động đến Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam.

5) Tất cả kỷ lục đề xuất đều phải điền vào mẫu đơn đề nghị xác lập kỷ lục Việt Nam do Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam phát hành.

6) Sau khi nhận được đơn đăng ký tham gia xác lập kỷ lục của các cá nhân, đơn vị sở hữu kỷ lục, Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam sẽ gửi thông báo đến cá nhân và đơn vị sở hữu kỷ lục về việc đã nhận được thông tin đề xuất kỷ lục.

7) Trung tâm sách kỷ lục sẽ tiến hành tham vấn các kỷ lục được đăng ký với các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan trước khi đưa vào danh mục xác lập kỷ lục và sẽ thông báo kết quả tham vấn đến cá nhân hoặc cơ quan đơn vị sở hữu kỷ lục.

8) Từ 3 tháng đến 6 tháng tất cả đề xuất kỷ lục sẽ được đưa vào danh mục xác lập kỷ lục  của Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam, tất cả đề xuất kỷ lục đều được giới thiệu trên website và sách Kỷ lục Việt Nam trong chuyên mục đề xuất kỷ lục.

9) Tất cả thông tin, hình ảnh và hồ sơ gửi đến Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam để đề xuất kỷ lục đều không được hoàn trả (ngay cả khi kỷ lục không được xác lập).

10) Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam không chịu trách nhiệm đối với những kỷ lục do các cá nhân hoặc đơn vị chủ sở hữu kỷ lục tự công bố đề xuất kỷ lục ra xã hội hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.

11) Những đề xuất kỷ lục đã được thẩm định thông tin trong ngân hàng dữ liệu kỷ lục và được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam theo dõi từ khi bắt đầu thực hiện đến lúc hình thành kỷ lục sẽ được ưu tiên thời gian trong quá trình xác lập kỷ lục.

12) Việc cung cấp đơn đề nghị xác lập kỷ lục và các quy trình xác lập kỷ lục đều được thực hiện hoàn toàn miễn phí. Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam có một đại diện duy nhất đặt tại Hà Nội.

Tất cả thông tin đề xuất kỷ lục khu vực phía Bắc gửi về văn phòng đại diện Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam tại Hà Nội theo địa chỉ:

Số 2/106 Nguyễn Ngọc Nại, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 04 3566 7536 Fax:  04 3566 7538 - Hotline: 0977 16 6969

Email: vpmb@kyluc.com.vn

Website: www.kyluc.vn

13) Tất cả thông tin về đề xuất kỷ lục Việt Nam khi được giới thiệu trên chuyên mục đề xuất kỷ lục của website kyluc.vn và sách Kỷ lục Việt Nam thuộc Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam đều chưa đủ cơ sở để công bố kỷ lục Việt Nam. Đây chỉ là những thông tin đề xuất kỷ lục được giới thiệu rộng rãi để lấy ý kiến phản biện, góp ý của các cơ quan truyền thông đại chúng, độc giả, các chuyên viên, chuyên gia trên toàn quốc trước khi được đưa vào danh mục để xác lập kỷ lục Việt Nam.

V. QUY TRÌNH CÔNG BỐKỶ LỤC VIỆT NAM

1) Sau thời gian đề xuất kỷ lục là 3 tháng, Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam chính thức đưa vào danh mục để xác lập kỷ lục Việt Nam.

2) Sau khi kỷ lục đã được thẩm định và xác lập, kỷ lục Việt Nam sẽ được đưa vào danh mục công bố kỷ lục.

3) Cá nhân và đơn vị sở hữu kỷ lục Việt Nam sẽ nhận được văn bản chính thức từ Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam thông báo về việc kỷ lục đã được xác lập.

4) Sau 24 giờ, kỷ lục Việt Nam sẽ được công bố trên trang web chính thức của Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam ở địa chỉ: kyluc.vn trong mục kỷ lục Việt Nam đã xác lập (không chịu trách nhiệm khi kỷ lục được công bố trên các website khác).

5) Sau một tháng, kỷ lục Việt Nam sẽ được giới thiệu trên sách kỷ lục Việt Nam phát hành hàng tháng trong mục kỷ lục Việt Nam và giới thiệu thường xuyên trên hệ thống thư quán kỷ lục trên toàn quốc.

6) Sau một năm kỷ lục Việt Nam sẽ được giới thiệu trên Niên giám kỷ lục Việt Nam xuất bản hàng năm (niên giám chỉ công bố những kỷ lục Việt Nam đã được xác lập trong năm).

7) Bằng xác lập kỷ lục Việt Nam và cúp lưu niệm kỷ lục Việt Nam sẽ được trao tặng tại các chương trình gặp gỡ kỷ lục gia  hàng quý hoặc lễ hội kỷ lục hàng năm.

8) Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam sẽ không chịu trách nhiệm với những đề xuất kỷ lục, thông tin kỷ lục chưa qua qui trình công bố trên.

9) Kỷ lục khi được giới thiệu ra xã hội, giới thiệu trên các phương tiện truyền thông đại chúng đều phải có đủ các yếu tố trong qui trình công bố kỷ lục Việt Nam.

VI. CÁC CÁ NHÂN VÀ ĐƠN VỊ SỞ HỮU KỶ LỤC VIỆT NAM SẼ ĐƯỢC HƯỞNG CÁC GIÁ TRỊ GIA TĂNG NHƯ SAU

1) Được trưng bày hình ảnh và hiện vật trong các chương trình gặp gỡ kỷ lục gia hàng quý và lễ hội kỷ lục tổ chức hàng năm.

2) Được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam công bố và giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng trong và ngoài nước.

3) Các kỷ lục gia sẽ được sử dụng thẻ của kỷ lục gia Việt Nam với các dịch vụ ưu đãi đặc biệt.

4) Các kỷ lục gia sẽ được hỗ trợ đầu tư khi có ý tưởng tiếp tục thực hiện kỷ lục Việt Nam hoặc được giới thiệu thông tin trên chuyên mục kêu gọi đầu tư trên kyluc.com.vn.

5) Được tham gia các chương trình bán đấu giá định kỳ các vật phẩm chế tạo đạt kỷ lục Việt Nam nhằm tặng cho các Quỹ từ thiện xã hội.

6) Được sự hỗ trợ của Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam khi có nhu cầu khai thác giá trị thương mại của kỷ lục.

7) Được sự hỗ trợ của Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam khi có nhu cầu giao lưu kỷ lục quốc tế.

8) Được sử dụng ngân hàng dữ liệu kỷ lục miễn phí khi cần phải tra cứu thông tin về kỷ lục Việt Nam.

9) Được sử dụng các nguồn thông tin trong thư viện Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam về kỷ lục thế giới, kỷ lục các nước trong khu vực để tham khảo và nghiên cứu.

10) Được hưởng bản quyền tác giả khi các đơn vị khác khai thác sản xuất hàng lưu niệm kỷ lục.

                                                                                              

ĐẠI DIỆN PHÍA BẮC TỔ CHỨC KỶ LỤC VIỆT NAM

                                      GIÁM ĐỐC

Theo: http://alomedia.vn

 


16 tháng 7, 2020

NGHỆ NHÂN BONSAI NGƯỢC - Phóng sự truyền hình (QRT)

Chuyên mục Sắc màu cuộc sống, Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Nam, ngày 03/7/2020 đã phát phóng sự truyền hình nói trên (phát lại vào lúc 9h45, ngày 08/7/2020). Clip đã được nhà báo đưa lên YouTube, tôi đã chép lại và lưu trữ lại vào kênh của riêng mình.
Xin giới thiệu cùng các bạn line Youtube về phóng sự nói trên, vừa để lưu trữ lâu dài.

https://www.youtube.com/watch?v=qYx68uu42KQ&t=623s


2 tháng 7, 2020

Báo Dân Trí: Vườn bonsai ngược trăm triệu đồng trên sân thượng nhà phố ở Quảng Nam


Dân trí Được mệnh danh là "dị nhân" bonsai ngược, trên sân thượng căn nhà ở Quảng Nam ông Lê Thạnh bày biện hàng trăm tác phẩm độc lạ do chính tay mình tạo tác.
>>Độc đáo nhà 3 tầng phủ kín cây xanh của “dị nhân” chơi cây nổi tiếng
Trong giới chơi sinh vật cảnh Việt Nam, ông Lê Thạnh (sinh năm 1963, Tam Kỳ, Quảng Nam) được mệnh danh là “dị nhân” bởi đi đầu cho trào lưu bonsai ngược.

Tức là thay vì cây được trồng “xuôi” từ trên xuống thì ông Thạnh lại mày mò, tạo tác trồng cây theo hướng ngược lại, từ dưới lên. Không chỉ gây ấn tượng về thị giác, những tác phẩm của ông còn được đánh giá cao về tính nghệ thuật.

29 tháng 6, 2020

Báo Dân Trí: Độc đáo nhà 3 tầng phủ kín cây xanh của “dị nhân” chơi cây nổi tiếng.

Dân trí Căn nhà của ông Lê Thạnh (Quảng Nam) được phủ kín bởi các loại cây xanh, nhìn từ xa công trình không khác gì một khu rừng nhiệt đới thu nhỏ.

Nằm giữa trung tâm thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) ngôi nhà của “dị nhân” chơi cây Lê Thạnh (sinh năm 1963) nổi bật bởi hệ thống cây xanh bao phủ khắp xung quanh. Nhìn từ xa, ngôi nhà không khác gì một khu rừng nhiệt đới thu nhỏ, gây tò mò, thích thú cho bất cứ ai đi qua.
Trong giới chơi cây cảnh Việt Nam, ông Thạnh không phải cái tên xa lạ. Ông nổi tiếng và được nhiều người gọi là "dị nhân" bởi đi đầu cho trào lưu chơi cây bonsai ngược. 
Căn nhà của ông Thạnh có diện tích 120m2, với hai mặt tiền được ông mua lại của một người bạn vào năm 2010, sau đó về sửa sang và cải tạo lại.

28 tháng 5, 2020

CHUYỆN XƯA


"Mai vàng lên mạng" (*) thuở xưa xa
Mà sao cảm xúc vẫn như là…
Còn đây bài "Thú chơi mai cổ" (**)
Mà ngỡ như vừa mới hôm qua…

Mười mấy năm xa vẫn bồi hồi
Một thời nương náu đất quê cha
"Ngày phải lo toan tiền cơm áo
Đêm thì mộng mị cổ mai hoa…" (***)

Rất có thể vì lý do "tuổi tác" nên gần đây tôi có xu hướng thích lục tìm, ôn lại những kỷ niệm xưa, cho dù đã rất xa.
Còn nhớ, hơn 15 năm trước, khi tôi được điều về nhận công tác tại Đại Lộc. Tuy đây là quê hương nhưng phải làm việc xa nhà, với tôi đó là một giai đoạn rất đáng nhớ trong đời. Một mặt, tôi đã gặp phải những "áp lực" rất lớn về công việc. Nhưng đáng nói hơn là nhờ sống xa nhà có nhiều thời gian rảnh rỗi, tôi có điều kiện để nghiên cứu sâu hơn về những… "thú chơi" sở trường, từ lâu ấp ủ. Cùng với một số thân hữu tôi đã gầy dựng được một phong trào chơi cây (mai cổ), trong một nhóm anh em có cùng nỗi đam mê, đến nỗi không phải chỉ một lần, nhiều nhà báo đã về tận nơi tìm hiểu, viết bài.  Và cái giá của sự "nổi tiếng" ấy chính là  "những nỗi oan khiêng, điều tiếng" như một ý mà tôi đã đề cập đại khái trong một bài viết của mình (Cổ mai hoa ở Đại Lộc)…

Hôm nay, ôn lại chuyện xưa, Lão Gàn - tôi xin chia sẻ với thân hữu, bạn bè vài trang báo cũ để làm vui, cùng lời chúc sức khỏe, bình an!

(*) "Mai vàng lên mạng", bài của nhà báo Thuận Nguyên, đăng trên An ninh Thế giới.

(**) "Thú chơi mai cổ", của tác giả Viết Thanh, Báo Đà Nẵng Cuối tuần.

(***) "Cổ Mai Hoa ở Đại Lộc", tác giả Thanh Lê (bút danh do tôi tự đặt cho bài báo của mình), được đăng An ninh Thế giới số Xuân – 2008.

Tam Kỳ, 28/05/2020
LT

27 tháng 5, 2020

MAI VÀNG LÊN MẠNG


Dù ở tận miền Bắc xa xôi, khách hàng chỉ cần bớt chút thời gian lướt... nét, nếu ưng ý, nhấc điện thoại lên gọi, một cây mai hợp túi tiền sẽ được chủ vườn cho người chuyển đến tận nhà...


Từ rất lâu, hoa mai đã trở thành một trong hai loại hoa đặc sắc trong mùa xuân của người Việt Nam, tượng trưng cho sự may mắn và thành đạt...
Nhưng những đợt triều cường đầu tháng 10/2007, đã nhấn chìm nhiều vườn mai lớn tại làng mai Thủ Đức, TP HCM khiến người trồng mai phải lao đao. Một số ít chủ vườn mai không bị ảnh hưởng đang chuẩn bị mùa "thu hoạch lớn" và thời @, người dân trồng mai đã nghĩ ra không ít chiêu để tiếp thị cây mai đến tận tay khách hàng, và mai vàng đã... lên mạng.
Khởi đầu từ câu chuyện của anh Lê Bá Khánh. Khánh là con trai út trong một gia đình sở hữu một cây mai vàng cổ thụ, cây mai vàng này có từ thời ông cố của anh Khánh.

THÚ CHƠI MAI CỔ



Thú chơi cổ mai ở vùng quê Ái Nghĩa (Đại Lộc, Quảng Nam) đã quá nổi tiếng đối với người dân miền Trung nói riêng, thậm chí tiếng vang còn lan ra các tỉnh phía Bắc, Nam. Mỗi dịp xuân về, những vườn thanh mai cổ nở hoa rực rỡ, hương hoa dịu nhẹ, tao nhã ngan ngát cả vùng quê nghèo.


Thú chơi lắm công phu

Chơi cổ mai ở Đại Lộc nổi tiếng không chỉ bởi vì có rất nhiều người ươm thành công loại thanh mai đẹp thanh tao, mà chính bởi thú thích sưu tầm mai cổ của những “tay chơi” mai sành sõi. Trong khi những cội thanh mai cổ ở nhiều vùng gần như bị tận diệt, thì người Đại Lộc lại dày công lùng sục những cội mai cổ với tuổi từ 50 đến 200 năm tuổi, có giá từ vài chục đến vài trăm triệu đồng. Săn mai cổ vốn từ trước đến nay là thú chơi của những đại gia lắm tiền, nay lại không hề xa lạ đối với người dân vùng quê Đại Lộc này. Những cái tên đã quá quen thuộc trong giới chơi mai cổ Đại Lộc như Lê Me, Nguyễn Chín, P.Thông… đều là những người có sở hữu trong tay hàng trăm gốc mai, trong đó không dưới chục cội mai cổ.



Để có được những cội mai cổ này, những người chơi mai đã phải lăn lộn tất cả các vùng núi cao của Quảng Nam, đặc biệt là huyện Tiên Phước - nơi hầu như không bị xáo trộn do chiến tranh như các vùng quê khác. Tất cả mọi ngóc ngách đều được những người chơi mai đặt chân đến, tận từng vùng, từng nhà để tìm những cội mai cổ còn sót lại. Thậm chí, sau khi đi, còn “cài” những cộng tác viên thân thiết trong xã để ngay khi những chủ nhân các cội mai cổ có ý muốn bán, lập tức liên lạc để không bị người khác “nẫng tay trên”. “Bây giờ nói vùng nào, xã nào, huyện nào có cội mai cổ nào là ngay lập tức trong đầu tôi hình dung ra thế đứng, hình dáng, tuổi tác, nguồn gốc của cội mai đó, để quyết định có đến để thương lượng mua bán hay không?” - ông Lê Me, một người chơi mai cổ nổi tiếng của Đại Lộc kể. Thương lượng được rồi, lại phải nghĩ đến việc đào gốc, vận chuyển, chăm sóc… sao cho mai tuy thay đổi môi trường sinh sống, vẫn có thể sống được và phát triển tốt.

6 tháng 5, 2020

Ngắm dàn bonsai “mọc ngược” cực độc lạ của lão gàn xứ Quảng

(Dân Việt) Ở Quảng Nam có một dị nhân trồng cây cảnh "bonsai quái dị", một cách chơi khác biệt, độc đáo và được giới cây cảnh gọi là “bonsai ngược”.

“Lão gàn” đó không ai khác là ông Lê Thạnh (SN 1963, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam - cán bộ ngân hàng Agribank tỉnh Quảng Nam), người được mệnh danh dị nhân cây cảnh có một trường phái khác lạ, ý tưởng mới mang tính đột phá trong nghệ thuật tạo hình bonsai, cây cảnh.

 ngam dan bonsai “moc nguoc” cuc doc la cua lao gan xu quang hinh anh 1
Cây bonsai Linh Sam hoa tím được dị nhân Lê Thạnh thiết kế theo hướng dốc ngược độc đáo, đẹp mắt

Những ngày đầu tháng 5/2020, P.V Dân Việt được diện kiến khu vườn đặc biệt của dị nhân Lê Thạnh nằm ngay trên sân thượng nhà. Nhìn không gian chưa đầy vài chục mét vuông nhưng có hàng trăm loại cây cảnh đủ các thế, từ loại cây bonsai nhỏ cho đến cây cổ thụ đều được ông Thạnh chăm sóc một cách tỉ mỉ, gọn gàng trong một khu vườn “mini”.
 ngam dan bonsai “moc nguoc” cuc doc la cua lao gan xu quang hinh anh 2
Cây bonsai Hồng Ngọc của dị nhân Lê Thạnh trĩu hoa trong ánh nắng ban mai

Dị nhân Lê Thạnh chia sẻ: Ông mê cây cảnh từ thuở nhỏ, nhưng lúc bấy giờ không có đủ nguồn lực cũng như kinh phí để theo đuổi ước mơ của mình.
Đến năm 1997, ông chính thức an cư, lạc nghiệp trên mảnh đất Tam Kỳ, cũng từ đó ông bắt đầu thực hiện lại ước mơ thuở nhỏ của mình là sưu tầm tất cả các loại cây cảnh, nhất là loại bonsai.

26 tháng 4, 2020

Chuyện làng chơi: CHUYỆN KỂ VỀ CÂY NGÔ ĐỒNG BONSAI NGƯỢC


Cây ngô đồng này có một lai lịch thú vị, xin kể lại mọi người làm vui.

Nhiều năm trước đây, tôi có trồng một cây ngô đồng khá to, ra hoa kết quả quanh năm. Trái của cây này văng ra xung quanh và mọc lên rất nhiều cây con. Lúc ấy, sát bên nhà tôi có một đôi vợ chồng trẻ thuê nhà ở. Nhà này có 2 đứa trẻ, 1 trai, 1 gái. Thằng anh lúc đó khoảng 4-5 tuổi nhìn thấy tôi làm cây rất lấy làm thích thú và mê mẫn. Nghĩ thằng nhỏ cũng như mình thời bé (yêu cây cối mà không biết làm sao để có được cây), nên tôi đã bứng ra một cây ngô đồng con và trồng vào cái chậu nhỏ đem cho thằng bé. Thằng bé tỏ ra vô cùng vui mừng với món quà này. Ngày ngày nhìn nó yêu thương, chăm chút cho cây ngô đồng như chăm một đứa trẻ khiến ai cũng phải thương…