4 tháng 12, 2013

27 tháng 11, 2013

Vài hình ảnh cho cây tường vi



Nhập vườn (từ Quảng Ngãi) 7/2012

Cắt sửa ngay.
Thay chậu lần 1 - Trình diễn vài nụ hoa e ấp 9/2013


Sau khi thay chậu lần 2, chờ đợi một mùa hè...
(11/2013)
Đêm 27/11/2013


12 tháng 11, 2013

VỆ NỮ LỘC VỪNG – MÙA HOA THỨ 2/2013



Dù trước đó đã được cắt tỉa giữ tán, không có chủ ý để hoa nhưng “đến hẹn lại lên”, Vệ Nữ Lộc vừng vẫn trình hoa mùa thứ 2, giữa lúc Bão Haiyan đang hoành hành dữ dội ngoài khơi và có nguy cơ đe dọa đất liền…

Mùa này hoa thưa nhưng bù lại mỗi sợi bông đều dài đến hàng mét, tạo thêm ấn tượng cho "Lễ hội Lộc vừng" được tổ chức vào đêm 10/11.




Ông Nội và Lộc Vừng


https://www.facebook.com/media/set/?set=a.477353429047364.1073741840.100003181330714&type=1

6 tháng 10, 2013

Bonsai cụm rừng: "Một thoáng Kỳ quan".

Xả dây, chỉnh tàn cụm rừng "Một thoáng Kỳ quan", chuẩn bị nhan sắc cho Tết Giáp Ngọ sắp tới (dự kiến sẽ trình làng).


Hoành, huyền, xiêu, trực đều từng.
Vạn phong, bách thế: Cụm rừng Kỳ quan. (LT)

Xem thêm:

24 tháng 9, 2013

Nhận xét về: Viên đá của Thien Luu Van


Mr. Thien Luu Van, một nhà sưu tầm đá cảnh nghệ thuật có đưa lên trang FB cá nhân để giới thiệu một tác phẩm. Bổng dưng cao hứng, LT có đôi dòng cảm nhận về viên đá này...



Trong đá cảnh nghệ thuật, thường thì độ tương phản và sắc nét của các hoa văn càng cao càng có tác dụng nhấn mạnh chủ đề chính. Từ đó, có thể làm nên những hình tượng nghệ thuật độc đáo, nâng tầm giá trị của tác phẩm. 

Tuy nhiên, 
ở một số trường hợp cá biệt, hiếm hoi, tính tương phản và sắc nét lại chỉ nên và cần có ở mức độ vừa phải mà thôi. Viên đá này là một trong những trường hợp như thế. 

Chính độ tương phản, sắc nét ở mức vừa phải là yếu tố “đinh” tạo nên một xúc cảm vừa huyền bí, vừa lạ lẫm, lại vừa “sang”. Điều đó đã thật sự làm nên giá trị nghệ thuật đặc sắc của viên đá này. 


Nhưng có lẽ viên đá chỉ trở thành tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh khi và chỉ khi nó có một chủ đề tư tưởng chính yếu, được tác giả công bố công khai. Tiếc là Mr. Thien Luu Van vẫn chưa (hoặc còn bí mật) công bố hướng khai thác cụ thể về chủ đề tư tưởng của tác phẩm của mình. Phải chăng ông muốn "để ngõ" về chủ đề. Và như thế, tác giả đã có ý nhường hẳn cái quyền sáng tạo sang cho người thưởng lãm…


Lê Thạnh
24/9/2013

20 tháng 9, 2013

Trăng Trung thu/Hương Nguyệt quế.

Cây nguyệt quế duy nhất có trong vườn ra hoa đúng vào dịp Trung thu. Sẽ rất bất công nếu như bỏ qua sự kiện này. Vậy thì xin được đăng lên vài ảnh hoa để làm kỷ niệm...



18 tháng 9, 2013

Cây không khí – Những điều cần biết

Cây cối luôn là bạn đồng hành cùng với đời sống vật chất và tinh thần của con người. Khoa học ngày nay ghi nhận những lợi ích khác nhau của từng loài cây đối với cuộc sông con người. Tuy nhiên, loài cây vừa có hình dáng đẹp, giúp trang trí hoặc tạo nên những tác phẩm có giá trị, vừa có tác dụng lọc sạch bầu không khí, cải thiện môi trường, chỉ có thể là CÂY KHÔNG KHÍ (Tillandsia)…


Cây không khí là gì?
“Cây không khí” là tên gọi được “Việt hóa” theo tiếng Anh là “Air plant tree”. Loài cây này trên thế giới có tới hơn 600 loài cùng họ với nhau, tuy nhiên ở Việt Nam mới chỉ có một số loại và được bán chủ yếu ở các vườn ươm cây cảnh với giá rẻ. Các chi của cây không khí Tillandsia được đặt theo tên của Carolus Linnaeus vào năm 1738 để tôn vinh nhà thực vật học đồng thời cũng là một bác sỹ người Phần Lan, Tiến sĩ Elias Erici Tillandz (1640-1693).

Cây không khí - Tillandsia có hình dáng bên ngoài gần giống cây dứa, sinh sống và phát triển chủ yếu ở vùng núi Trung và Nam Mỹ, là một loài cây thuộc họ sống ký sinh, không cần môi trường đất và có thể dốc ngược xuống vẫn phát triển bình thường. Rễ của cây không khí kém phát triển và chỉ có chức năng chủ yếu là bám chắc vào vật chủ mà chúng ký sinh. Chất dinh dưỡng được cây hấp thụ và tổng hợp thông qua lá.

17 tháng 9, 2013

16 tháng 9, 2013

Ba năm trưởng thành của cây linh sam thác đổ



Hơn 3 năm từ khi được cấp “thị thực” về vườn, Nàng Linh - Cây linh sam thác đổ này kém may mắn hơn những chị em khác trong vườn, chưa từng được giới thiệu một cách đầy đủ ngọn ngành với thiên hạ bao giờ. Bởi lẽ,  “em" chưa 1 lần được “để” hoa vì cây cứ mãi chạy theo cái tham vọng, "lạm cắt" của cái người tạo tác. 
Lần đầu trình hoa, vẫn chưa phải như mong đợi, vài tán chính đã bị cắt tỉa trước đó nên kém hoa, vài lỗi kỹ thuật trong tạo hình chưa kịp điều chỉnh, nhưng ngẩm lại cũng nên… công bằng với cây một chút, tôi quyết định mang cây ra giới thiệu.

8 tháng 9, 2013

Hồng ngọc mai: Dễ thương dưới dáng bonsai ngược (Inversely bonsai)

Bonsai ngược/Inversely bonsai

Hôm nay hoa nở dễ thương. Điều đó khẳng định hướng đi mới đã thành công, ít nhất là với loài hồng ngọc. Không thể không chụp lưu lại vài ảnh để làm kỷ niệm. 

Nhưng rồi đây, với đà sinh trưởng tuyệt vời thế này, hy vọng cây sẽ còn nhiều hoa hơn, rồi trái chín đỏ mọng như những hạt ngọc hồng lung linh, sự thể hiện hẳn sẽ còn ấn tượng hơn.

Xin hãy chờ xem...





4 tháng 9, 2013

Cây sung để bàn làm việc

Cách đây vài năm, thấy cây sung ở cơ quan (cũ) sây quả, tôi hái vài quả chín mọng rồi đem về ươm, mọc lên rất nhiêu cây con. Thời gian sau, khi cây con đã cứng cáp, tôi bứng đi trồng. Trong số đó, có một cây tôi ghép vào viên đá san hô, rồi “chôn” sâu vào chậu lớn để nuôi dưỡng…

Giờ đây đã bốn năm trôi qua, cây sung ôm đá dần dần thành thục và đã bắt đầu ra quả, tạo nên một bộ bonsai bám đá cũng hay hay. Có nhiều phương án để xử lý: tiểu cảnh, non bộ… nhưng tôi chỉ muốn để nguyên trong chậu cao, làm thế thác đỗ, để bàn làm việc.






Bình luận tác phẩm: Con thuyền lướt sóng – Thạch Đà Suiseki

Bình luận tác phẩm:
Con thuyền lướt sóng – Thạch Đà Suiseki

Tình cờ nhìn thấy một tác phẩm đá cảnh trình làng trên mạng. Bổng cao hứng “phê”. 
Trước khi gửi cho tác giả, bèn gửi cho… mình.
(LT-Comaihoa)

Lướt sóng - TP Thạch Đà Suiseki

TP của Andy Lau
(tương tự)

Con thuyền lướt sóng ra khơi với cánh buồm no gió là một hình tượng, ý tưởng hay, từng được khai thác thành công trên rất nhiều loại hình nghệ thuật. Với bộ môn đá cảnh NT cũng không là ngoại lệ, người chơi đá sẵn sàng khai thác hình tượng của cánh buồm, con thuyền, sóng biển để thổi hồn vào trong tác phẩm của mình, và đã từng có nhiều tác phẩm sinh động, mang lại nhiều cảm xúc.

Tuy nhiên, nếu để ý kỹ một chút ta sẽ thấy các tác phẩm thành công đều (phải) thực hiện theo hướng buồm nhẹ hơn thuyền. Nếu thuyền là đá thì buồm phải là gỗ. Thuyền là gỗ thì buồm phải là vải, võ cây hay chí ít cũng là một thứ chất liệu tương đương với gỗ… Ít có TP nào thành công theo hướng ngược lại…

Do vậy, dù viên đá (cái thần chính của TP) khá “nhuyễn”, đen, bóng, ẩn hiện nhiều gân sớ, rất hợp với cánh buồm; dù chiếc thuyền gỗ được nghệ nhân có tay nghề chạm khắc khá công phu, các chi tiết của chiếc thuyền được cố ý thể hiện ở mức độ vừa phải nhằm tương xứng với viên đá, hợp thành một bộ tạo hình khá hoàn chỉnh… Nhưng toàn bộ tác phẩm bằng 2 chất liệu chủ đạo là gỗ và đá này vẫn rất khó thuyết phục được “trái tim” của người thưởng lãm, bởi cái cảm giác… trái quy luật luôn luôn phảng phất, ám ảnh và chi phối.  


Đó là một điều đáng tiếc!

Lê Thạnh-Cổ Mai Hoa
05/9/2013

Linh sam - Tri Kỷ: Lại ra hoa.






Ảnh chụp ngày 02/9/2013


2 tháng 9, 2013

Hoa tường vi e ấp..





Điều kỳ diệu đã xảy ra với cây Tường vi Cánh mỏng: Ra hoa.
Chỉ mới hơn 1 tháng, làm “thị thực nhập cảnh" cho cây tường vi về vườn. Sau thủ tục cắt sửa, thay chậu, những tưởng để cây ra hoa cũng phải mất hàng năm. Thế nhưng hôm qua điều kỳ diệu đã xảy ra, cây tường vi đã ra nhiều nụ và nỡ hoa. 
Bé bỏng, e ấp, xinh xinh...

20 tháng 8, 2013

7 tháng 8, 2013

Hồng ngọc mai






Có 2 cây hồng ngọc mai be bé, dáng đỗ, đang tạo tác. Chưa có ý định trình làng nhưng vì thương cây chẳng phụ công người, ra hoa trong một dịp hết sức đặc biệt, nên đưa ảnh lên trang để làm kỷ niệm...



Cây này chi tàn còn kém nhưng bộ rễ khá đẹp.



1 tháng 8, 2013

Sự đổi màu thú vị của cây sộp, đọt đỏ

Ảnh này đã được trang Rau rừng Việt Nam
đăng lại để minh họa cho loài sộp lá đỏ
Cây sộp đọt đỏ - còn có các tên khác như trâu cổ, vảy ốc, một số nơi còn gọi là cây túc - có tên khoa học là Ficus pisocarpa Blume thuộc họ dâu tằm, chi vả (Ficus), là loài cây thân gỗ, nhiệt đới, có mặt ở nhiều vùng miền trên thế giới.

Ở Việt Nam, cây sộp có hai loài chính là sộp lá lớn (đại túc) và sộp lá nhỏ (kim túc). Vốn là loài cây có sức sống mạnh, ưa nước, chịu hạn, không kén đất và đặc biệt là sức tái sinh võ rất mãnh liệt nên từ lâu ở Việt Nam đã được giới chơi cây cảnh ưa thích để nuôi trồng tạo tác nên những tác phẩm cây cảnh giá trị, bằng nhiều phương thức tạo hình phong phú: Chơi nước, ghép đá, bonsai, tiểu cảnh, đại thụ sân vườn…

Theo Kỷ sư Hồ Đình Hải, tác giả trang web “Rau rừng Việt Nam”, lá non của cây sộp (loài sộp lá lớn) được dùng làm rau ăn, tính mát, giải độc. Theo Bác sỹ Hoàng Xuân Đại (BáoNông nghiệp Việt Nam), thân, quả, lá cây sộp được dùng làm thuốc trong các trường hợp giải độc, tráng dương…

28 tháng 7, 2013

Tường vi: Xả dây, chỉnh tàn!





Không vừa lòng với những gì đang có, dù có làm đau cho cây, tôi vẫn quyết định: Xả dây, làm lại tàn, thay chậu cao, cắt rễ... (sau lần đục sửa gốc rễ, cắt tỉa gọn cành hôm trước).

Nhìn có vẻ "trống" hơn trước, nhưng rõ ràng là tương lai sẽ rộng mở hơn nhiều sau bước đột phá (hay phá hại?) này...


24 tháng 7, 2013

Cây Tường vi

Sau nhiều ngày chờ đợi, hôm qua cây tường vi đã về đến và "chễm chệ ngồi trước sân nhà LT".

Nỗi vui mừng về sự có mặt của cây tương vi đẹp khiến tôi một lần nữa nghĩ lại điều từng nghĩ: "Trời không cho ai tất và cũng không lấy hết của ai". Quả đúng như vậy sau khi bị vụt khỏi tay mình một cây lộc vừng quý thì cũng chính từ cái sự "vụt khỏi tay" đó là lý do chính để tôi có được cây tường vi này...

Thôi, chuyện kể cho có đầu có đuôi cũng khá dài dòng. Biết thế được rồi. Khi khác, có nhiều thời gian hơn, tôi sẽ trở lại chuyện này...

23 tháng 7, 2013

Nghệ thuật từ những chiếc lá...

Chỉ từ những chiếc lá cây, hãy xem trí tưởng tượng của con người "bay cao, bay xa" tới đâu với một loạt sáng tạo đơn giản nhưng thú vị...

KHOẢNH KHẮC CUỘC SỐNG QUA LÁ CÂY

Sử dụng những chiếc lá cây, nghệ sĩ người Malaysia - Tang Chiew Ling mang đến dự án sáng tạo kết hợp giữa những hình vẽ 2D và lá cây, khắc họa khoảnh khắc cuộc sống đáng yêu. 

Đó chỉ đơn giản là ký ức tuổi thơ qua việc thả diều trên cánh đồng, thổi bong bóng xà phòng hay cảnh tượng lãng mạn đi bộ dưới trời mưa, những tác phẩm sắp xếp lá cây dưới đây mang đến không ít cảm xúc giản dị và cảm động cho người xem.

(Nguồn tham khảo: FaithisTorment)

Biến lá cây thành sáng tạo "không ai ngờ tới" 1

22 tháng 7, 2013

Hồng Ngọc Mai/ Áng Mây Hồng

Được “nhặt” ở góc vườn của người bạn, cây hồng ngọc mai này lúc đầu có “bộ dạng’ rất nghèo nàn: Là 2 cây dính liền với nhau từ gốc, vươn thẳng lên 2 thân, cùng vài tán lá rất đơn sơ. Hồng ngọc mai vốn là của hiếm, không thể “hoang phí” những gì thuộc về “vốn tự có” của cây, nên tôi đã làm cây theo hướng tận dụng tối đa những gì cây đang có, hạn chế đến mức thấp nhất việc phải cắt bỏ thân cành, cố “tranh thủ” tạo nên một khối hoa, càng lớn càng tốt về sau.

Thế là sau hơn nữa năm tạo tác, bây giờ cây đang thuộc về cái thế… hổng giống ai, trong bộ 99 thế và phong cách bonsai! Nhưng bù lại, đây là một khối mây vần vũ, lung ling với cơ man nào là hoa, là nụ, hồng hào, huyền ảo, lung linh… Đó là hiện tại. Tôi còn đang nghĩ đến, với cái sự sai hoa thế này, vài tháng sau nếu tỷ lệ đậu quả cao, cái “áng mây hồng” hôm nay, hiễn nhiên sẽ biến thành một… khối Ngọc Hồng Vĩ Đại…
Xin chờ xem. Còn bây giờ, mời bạn tạm vui với hình ảnh một Áng mây Hồng đi đã…