Vâng! Chào các bạn. Có tôi đây! Lâu quá, nay gặp lại anh em xin có đôi lời bình... loạn.
Trước đây thì tôi có vài bài “chê” hơi quá quắc, khiến cho có bạn phải lên tiếng điều chỉnh, và cũng do cái quá quắc đó mà cảm giác của tôi bị chai sạn một thời gian dài. Nay thì “trường đời” đã kịp cho tôi nhìn nhận lại để sống sao cho phải phép, người thương thì may ra mới dễ dàng hội nhập được. Thế nên lần này thì xin được…khen cây cho nó vui cửa vui nhà.



Trước hết, Nói về câu nói của người xưa “có gốc mới có ngọn”. Có nghĩa là cái gốc là nền tảng, nó phải có trước, phải được chăm chút cho tử tế thì mới mong có được cái thân, cái ngọn đàng hoàng…
Nói điều này là tôi muốn nêu lên một… cơ sở rất vững chắc để khen lấy khen để cái ông đại nhân người Tàu đã làm nên cái tạm gọi là tác phẩm này. Cái việc ông này coi trọng cái gốc thể hiện trên tác phẩm này thật đáng nễ. Coi trọng đến nỗi ông ta xem cái… ngọn chẳng ra gì. Mà có phải là cái ngọn không nữa, bị bẻ gãy một cách thô bạo, cụt ngũn, tàn nhẫn… Không có gì lạ. Đó là cái cách độc đáo để đại nhân này thể hiện đẳng cấp tôn sùng… cái gốc cây của mình. Đáng khen thay cho ông ta đấy chứ!
Thảo nào, “nhất đế nhì thân, không cần cái ngọn” mà lại!



Điều thứ hai đáng khen cho tác phẩm và người làm ra tác phẩm này là sự… biến hóa khôn lường, sáng tạo (!) của việc sử dụng niêm luật vào cây cối. Đây đúng là sự thể hiện một đẳng cấp rất cao của việc… tráo trở, biến không thành có, biến dỡ thành hay, biến ngày thành.... đêm tối...


Xem kìa, không sáng tạo sao được, khi cành rơi của tác phẩm lẽ ra phải xuất phát từ một vị trí đẹp, điểm dương, thì ở đây lại đi từ chỗ… lõm mà ra. Hơi vô duyên một chút nhưng rõ ràng đây là lối thể hiện tài tình của việc… phá phách! Ồ xin lỗi! lại gõ sai chính tả rồi – phá cách. Thế thì sự “vô duyên” tạm thời đó đã biến thành duyên lúc nào chẳng đặng!


Rồi điều cuối cùng muốn nói ở đây là một chi bé xíu, chi nhất từ dười lên cong cong, ngạo ngễ tạo cho ta một ấn tượng tuyệt vời về cái… đuôi chuột. Vâng. Cũng đúng thôi, lũ chuột muôn đời là kẽ thù của nhà nông, nên cũng muôn đời là kẻ thù của… đại nhân cây cảnh mà thôi. Kính nễ cho tư tưởng kiên định với kẻ thù của ông ta, chuyển tải tài tình lập trường... giai cấp vào tác phẩm.


Chỉ vài chi tiết kể ra sơ sài thế này thôi cũng đủ xếp “Quái phẩm” (xin lỗi lại nhầm từ) – tác phẩm bạch quả này vào hàng… thất hủ! Không, … bất hủ!


Cảm ơn các bạn lại cho tôi cơ hội… khen cây để lấy lại thăng bằng !


Thân!