15 tháng 2, 2011

Bí quyết nhà vườn: Kỹ thuật chiết cây mai vàng đại thụ - Bài gốc của chính tác giả.


           Bạn đang có một cây mai lớn nhưng chi cành nằm ở tầm quá cao. Bạn muốn cắt ngắn cây xuống để nuôi lại cây gốc nhưng bộ chi cành ở tầng trên thì quá đẹp và bạn không muốn bỏ chúng. Vậy thì không cớ gì bạn lại không nghĩ đến việc chiết cây để biến một cây chưa đẹp thành 2 cây được rút ngắn độ cao theo ý muốn, trong đó một cây có bộ gốc đẹp, một cây có bộ chi cành đẹp. 

Để làm được điều đó, xin mách bạn kỹ thuật chiết cả cây sau đây. Đây là kỹ thuật đơn giản, đã được nhóm nghệ nhân Cổ mai hoa Đại Lộc thực hiện thành công và đã cho ra đời rất nhiều sản phẩm đẹp.

Quảng cáo giúp con gái:
Shop Cỏ Mây chuyên bán hàng giỏ xách chế tác bằng thảo mộc, vừa dễ thương, vừa thân thiện, vừa bền, vừa giá rẻ. 
Thân ái kính mời các độc giả ủng hộ cho con gái nhà Comaihoa, qua trang fb:

CỎ MÂY

 Ảnh 1: Cây lớn có chi cành quá cao, cần chiết.

Trước hết bạn khoanh, cắt 2 đường cắt song song, cách nhau khoảng 10 cm. Lột bỏ hết võ, sau đó cạo sạch lớp võ lụa (tượng tầng) bám bên ngoài phần gỗ nhưng nhớ phải thật nhẹ tay, không để phạm vào phần gỗ. Lấy bao nilon bọc quanh chố cắt để chống nước xâm nhập. Khoảng vài tháng sau sẽ xuất hiện một lớp võ tái sinh ven vết cắt, lấn dần vào chỗ thân trống đã bóc võ (khoảng 2 cm) là lúc bạn bắt đầu bó chiết.


Ảnh 2: Khoanh, cắt 2 đường song song cách nhau khoảng 10 cm

Chất liệu để chiết là giá thể được nhào trộn bằng một hỗn hợp gồm: Xơ dừa mục, tóc vụn, tro trấu, đất cát pha, phân bò hoai, mỗi thứ có liều lượng bằng nhau. Tốt hơn hết, hỗn hợp này phải được nhào trộn và ũ kỹ trong vài tháng. 
Dùng thuốc kích thích ra rễ (loại thông dụng có bán trên thị trường) bôi kỹ vào vết thương đã liền da và trộn đều trong hỗn hợp chiết. Bọc hỗn hợp chiết đã được ẩm hoá vào quanh vết cắt bằng bao ny lon dày, nhiều lớp. Che nắng cho chỗ chiết.



Ảnh 3: Phần gốc sau khi chiết, được cấy ghép chi cành mới.

Khoảng 5-6 tháng sau, khi bộ rễ mới phát triển nhiều, dày, già là lúc ta có thể dùng cưa cắt đi phần trên, vô chậu chăm sóc. Phần dưới được xử lý như một cây mới: cấy ghép hoặc chờ cho tái sinh thân cành mới. Lúc đó, từ một cây phôi ban đầu bạn sẽ có 2 cây lớn. Một cây từ phần trên của cây cũ có bộ chi cành đẹp được giữ lại và bộ rễ hoàn toàn mới. Một cây từ phần dưới của cây cũ, được giữ nguyên bộ rễ đẹp ban đầu, được cấy ghép tạo chi tàn mới.
Chúc các bạn thành công!

Ảnh 4: Cây chiết từ phần ngọn sau quá trình chăm nuôi trở thành một sản phẩm mới.

 Lê Thạnh (Dailoc - Comaihoa)
(Bài viết đã được rất nhiều trang web cây cảnh trích đăng)


Ngọn sau khi được tách khỏi cây chủ

Phần gốc sau khi được lấy đi cây ngọn

Phần ngọn đang được hoàn thiện để trở thành một cây đẹp

Một phần gốc còn lại 

Xem thêm: Cây lộc vừng đẹp nhất Việt Nam



2 nhận xét:

  1. Thân gửi bạn đọc.
    Bài viết về kỹ thuật chiết cây mai gốc lớn trên đây, trong nhiều năm qua đã được rất nhiều bạn đọc quan tâm và nhờ áp dụng kỹ thuật này, nhiều bạn đã tự mình thực hiện thành công. Xin gửi lời chúc mừng đến các bạn.
    Trong quá trình thực hiện, có vấn đề gì về kỹ thuật các bạn vui lòng chia sẻ ngay trên trang blog này hoặc có thể gọi điện về số 0914.026.345 (Mr. Thạnh). Tác giả sẵn sàng trao đổi và qua đó cũng có thể học hỏi thêm kinh nghiệm từ các bạn.
    Chúc các bạn sức khỏe và nhiều thành công hơn.

    Lê Thạnh
    Comaihoa@gmail.com - 0914.026.345

    Trả lờiXóa