Xin đừng vội cho là tôi viết sai chính tả. Tôi viết “mãnh mai” là sự cố ý để diễn đạt một… mãnh gỗ của cây mai, chứ chưa phải là sự “mảnh mai” như cách hiểu thông thường về một điều "trông có vẻ yếu nhưng dễ ưa" (Từ điển Tiếng Việt).
Đúng vậy. Đây thật sự là một mãnh gỗ của cây còn sót lại sau khi bị một sự cố cưa cắt nghiêm trọng nào đó. Nhưng điểm khác biệt chính là ở chỗ mãnh gỗ này lại có đầy đủ các yếu tố của một thực thể sống, đang trên đà phát triển để tạo thành một... tác phẩm nghệ thuật gây nhiều cảm xúc. Tôi phát hiện ra nó trong vườn bạn tôi, bỏ quên lâu ngày. Đó là một cây mai cổ thụ, thời chiến tranh ngày xưa đã bị đạn bom phát cắt ngang thân. Sau đó phần gốc còn lại cũng bị mối tấn công đến nỗi chỉ còn một mãnh gỗ. Và kỳ diệu thay, cái mãnh gỗ còn sót lại đó đã bất chấp tất cả để vươn lên trở thành một thực thể sống hiên ngang, cho tới bây giờ…
Khi tôi mang cây từ vườn bạn về, cây còn hoang sơ lắm. Sau vài năm chăm tỉa bây giờ cây đã khẳng định được một sự tồn tại và vươn lên rất kỳ diệu của mình: Mãnh Mai Kỳ Mộc!
Cây thuộc loại mai đọt xanh miền trung, không ghép. Bộ rễ dưới gốc hầu như không thể nhìn thấy. Vì toàn bộ chỉ là rễ chùm, không có chiếc rễ lớn nào cả. Có lẽ do xưa kia mối mọt đã ăn cả rồi. Gốc thân đã bị mất hết phần ruột, còn lại một nữa phần da, tạo nên mặt cắt hình chữ C hoàn chỉnh, đường kính khoảng hơn 30 cm. Chiều cao từ mặt chậu lên đến ngọn khoảng 2 mét. Có 3 chi, một chính và 2 chi phụ mọc hai bên, tạo nên thế “tam tài” (phước lộc thọ) tương đối chỉnh. Dù thiếu “đế” nhưng nhìn tổng thể cây cho ta một cảm xúc rất đặc biệt. Cảm xúc về sự tái sinh kỳ diệu và một nghị lực phi thường…
Đưa cây ra chỗ thoáng |
Vào mùa hoa các năm rồi cây vẫn cho hoa nhưng lúc ấy còn đang trong giai đoạn thuần dưỡng, tạo tác nên tôi không để nhiều hoa. Năm nay cây phát triển tốt, khẳng định được sức sống mạnh, tôi đưa cây ra nơi thoáng đãng hơn để chăm sóc.
Chắc chắn Xuân 2013 tới đây sẽ là mùa hoa đầu rực rỡ nhất của cây.
Mặt lưng của mãnh gỗ |
Tiếp tục uốn sữa |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét