26 tháng 11, 2014

CÂY LƯỢC VÀNG QUÝ HƠN VÀNG

Bài viết về cây lược vàng khá hay và bổ ích, xin chép lại làm tư liệu và giới thiệu với mọi người...

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, dịch ép từ cây lược vàng rất giàu các chất kích thích sinh học có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư.
Dân gian dùng cây lược vàng chữa bệnh loét dạ dày tá tràng, lợi tiểu, ngăn ngừa và điều trị các khối u trong cơ thể. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Canada, dịch ép từ cây lược vàng rất giàu các chất kích thích sinh học có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư. Những chất này còn có khả năng chữa lành các bệnh mắt, viêm loét dạ dày tá tràng, hen suyễn, và nhiều bệnh khác nữa. Nó làm tăng quá trình biến dưỡng, làm tăng khả năng bảo vệ cơ thể và đồng thời thúc đẩy quá trình tái sinh (đổi mới) các tế bào trong cơ thể.

“Cây giỏ” lợi không nhỏ

Cây lược vàng có tên tiếng Anh là “basket plant” (cây giỏ – vì thường được trồng trong những giỏ nhỏ để trong nhà) tên Latinh là Callisia fragrans, thuộc họ thài lài Commelinaceae. Chính nhờ thành phần các chất sinh học hiện diện trong cây có tác dụng hiệu quả trên cơ thể người, mà cây lược vàng đang được nhiều nước quan tâm nghiên cứu.

Bài gốc: Cây lược vàng quý hơn vàng


Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Canada, dịch ép từ cây lược vàng rất giàu các chất kích thích sinh học có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư. Những chất này còn có khả năng chữa lành các bệnh mắt, viêm loét dạ dày tá tràng, hen suyễn, và nhiều bệnh khác nữa. Nó làm tăng quá trình biến dưỡng, làm tăng khả năng bảo vệ cơ thể và đồng thời thúc đẩy quá trình tái sinh (đổi mới) các tế bào trong cơ thể.
Toàn cây chứa các chất có hoạt tính sinh học gồm flavonoid, steroid và nhiều khoáng tố vi lượng có lợi cho sức khoẻ. Chất flavonoid đóng vai trò như vitamin P có khả năng làm bền mạch máu và tăng tác dụng của vitamin C. Những hoạt chất này còn có tác dụng giảm đau, an thần, kháng viêm, hoạt huyết, được dùng để chữa lành vết thương, vết bỏng, vết bầm tím. Dân gian dùng làm phương thuốc chữa bệnh loét dạ dày tá tràng, lợi tiểu, ngăn ngừa và điều trị các khối u trong cơ thể. Hai chất flavonoid được xác định là quercetin và kaempferol. Quercetin là một chất chống oxy hoá tế bào mạnh, có khả năng kháng ung thư và tăng sức bền thành mạch, còn hữu ích trong trường hợp dị ứng, chảy máu thành mạch, viêm thận, thấp khớp, bệnh tim mạch, bệnh mắt và các bệnh nhiễm trùng. Kaempferol giúp củng cố mao mạch, nâng đỡ thể trạng, tăng sự đào thải nước tiểu và khả năng kháng viêm, được dùng chữa viêm nhiễm, dị ứng và bệnh đường tiết niệu. Hai chất này hợp đồng cộng lực, nhờ đó mà hiệu quả điều trị được gia tăng.
Chất steroid trong cây chính là phytosterol. Chất này có hoạt tính estrogen, tác dụng sát khuẩn, chống xơ cứng và kháng ung thư. Cây lược vàng còn có khả năng tẩy uế không khí ô nhiễm trong phòng, phóng thích những chất có ích cho việc điều trị các bệnh thuộc đường hô hấp.

Coi chừng tác dụng phụ

Gần như loại thảo dược nào cũng có khả năng gây tác dụng phụ và cây lược vàng không là ngoại lệ. Các tác dụng phụ thường gặp nhất của việc sử dụng thảo dược này là tổn thương các dây thanh quản, gây dị ứng phát ban và sưng phù, đặc biệt là ở những người có hệ miễn dịch suy yếu và dễ dị ứng. Do đó, chỉ được chấp nhận sau khi có ý kiến của bác sĩ.
Tóm lại, cho dù đã được nghiên cứu nhưng đôi khi các kết quả vẫn chưa đủ để tạo chứng cứ khoa học cho một loại thuốc mới, nên vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết cách sử dụng, liều lượng, dạng thích hợp, không nên tự ý sử dụng và luôn nhớ một loại thuốc không thể chữa được nhiều bệnh cùng lúc.

MỘT SỐ CÁCH DÙNG CÂY LƯỢC VÀNG

Đặt cạnh bệnh nhân: cây lược vàng có khả năng tẩy uế không khí ô nhiễm trong phòng, phóng thích những chất có ích cho việc điều trị các bệnh thuộc đường hô hấp. Nên đặt những chậu cây lược vàng bên cạnh chỗ nằm của bệnh nhân viêm phổi hoặc ung thư phổi.
Dạng dầu:
Cách 1: lấy toàn cây lược vàng đem ép lấy dịch, bã còn lại đem phơi khô. Khi đã khô thì bẻ vụn ra ngâm trong dầu ô liu, đậy kín trong khoảng ba tuần. Sau đó trộn chung và lọc qua gạc mỏng, cho hỗn hợp dầu vào trong lọ thuỷ tinh màu, cất nơi mát.
Cách 2: cắt cây lược vàng thành những mảnh nhỏ rồi cho hết vào một nồi chịu nhiệt, rót dầu thực vật vào nồi rồi đem bỏ vào lò hầm ở 40oC trong tám giờ. Sau đó lọc qua gạc mỏng, cho hỗn hợp dầu vào trong lọ thuỷ tinh màu, cất ở nơi mát. Loại dầu này được dùng trị bệnh ngoài da hoặc để xoa chữa các chứng viêm khớp, cứng khớp hoặc bôi để xoa bóp giảm đau toàn thân.
Dạng thuốc mỡ:
Cắt nhỏ toàn cây và nghiền nát trong cối. Sau đó trộn với vaselin hoặc bột kem nhão để tạo thành một hỗn hợp theo tỷ lệ 2 : 3. Cho khối thuốc mỡ vào lọ thuỷ tinh màu, để nơi tránh ánh sáng. Cách bào chế khác là ép lấy dịch chiết của cây và trộn với vaselin hoặc kem theo tỷ lệ 1 : 3, sau đó cũng cho vào lọ đậy kín, bảo quản nơi mát. Thuốc mỡ này được dùng để bôi lên các vùng da bị tê cóng, bầm tím, viêm loét da, và còn được áp dụng để chữa các trường hợp viêm khớp, cứng khớp và đau nhức.
Chú ý: nên chọn những cây có ít nhất 9 – 10 đốt trở lên (không ngắn dưới 20cm), và có màu tím sậm vì lúc đó hàm lượng chất kích thích sinh học trong cây đạt mức tối đa.
Chất steroid trong cây chính là phytosterol. Chất này có hoạt tính estrogen, tác dụng sát khuẩn, chống xơ cứng và kháng ung thư. Cây lược vàng còn có khả năng tẩy uế không khí ô nhiễm trong phòng, phóng thích những chất có ích cho việc điều trị các bệnh thuộc đường hô hấp.

Các bài thuốc từ cây lược vàng

1/ Dùng lược vàng + mật gấu trị ung thư bao tử
50gr lá cây lược vàng tươi giã nát chắt lấy nước cốt (hoặc ăn cả bã cũng tốt) +1 giọt mật gấu. Ăn sống ngày 1 lần lúc đói no đều được (đói tốt hơn), liên tục 1 tháng là khỏi bệnh.
2/ 50gr lá lược vàng tươi giã nát chắt lấy nước cốt (hoặc ăn cả bã cũng tốt) + 5 giọt dấm ăn làm từ chuối ăn sống trị mất ngủ, đái tháo đường, đầy hơi không tiêu, xơ gan cổ trướng, u gan lành tính, viêm ống dẫn mật, sỏi mật (dạng bùn), ngộ độc thức ăn, ho do viêm phế quản lâu ngày, do viêm họng, bệnh vảy nến, làm sáng mắt, bệnh bạch cầu, chứng cảm mạo phong hàn.
Dùng liên tục 5 ngày nghỉ 5 ngày uống tiếp. Thời gian sử dụng 1 tháng.
3/ Nhai nát 1 lá tươi vào buổi trưa sau khi ăn liên tục 5 ngày chữa:
- Đau đầu do thần kinh yếu.
- 5 ngày liên tục buổi sáng sau khi ăn sáng chữa sài đẹn ở con nít.
- Đắp 1 lần 10 – 20 phút lên vết bị bầm tím tan máu bầm.
4/ Ngâm rượu: 100gr lá tươi + đốt + mắt + 0,5 lít rượu trắng chữa phù thũng, bệnh mộng du, mất ngủ, táo bón, u nang buồng trứng, rối lọan tiền đình, cảm mạo phong hàn, yếu sinh lý, xuất tinh sớm, di tinh, mộng tinh, kém trí nhớ (bệnh down), thần kinh phân lập (điên khùng do mất trí thông minh không phải bệnh do tà nhập), đục thủy tinh thể ở người già, ngủ thấy ác mộng do yếu thần kinh, vôi hóa đốt sống, đau khớp, nhức mỏi, suy nhược thần kinh, sỏi mật, viêm túi mật, viêm phúc mạc cấp, sạn thận, xơ gan cổ trướng, no hơi ăn không tiêu.
Lưu ý: mục 4 ngày uống 2 lần sau khi ăn, lần 1 muỗng canh, chỉ dùng liên tục 1 tháng vì tính hàn của thuốc. Nếu chưa hết bệnh phải dừng sử dụng thuốc 1 tháng sau đó mới uống tiếp.
5/ 50 gr cây màng màng (bòng bong) + 150gr lá tươi ngâm với 1 lít rượu trắng để chỗ mát 1 tháng dùng chữa ung thư (ác tính) bạch cầu, sài đẹn, mộng du, ngủ mơ thấy ác mộng, yếu sinh lý, liệt dương, hiếm muộn, xơ gan cổ trướng, dái nước, giang mai.
Cách dùng như sau:
Uống 10cc (khoảng 1 muỗng canh/ lần) / 2 lần / ngày cho mỗi loại bệnh liên tục 10 ngày .
Lưu ý: kiêng ăn bắp (ngô), đu đủ ruột đỏ, cam, mít, nhãn nên ăn trái cây có nhiều dương như: dâu tây, ổi, mãng cầu xiêm, táo tàu khô (táo đỏ), khổ qua, mãng cầu ta, rau muống, canh mùng tơi nấu nấm rơm, yaourt, sữa chua (kefir).
6/ 2 lá lược vàng + 7 – 9 lá mùng tơi (nam 7 lá nữ 9 lá) giã nhuyễn vắt lấy nước cốt uống (hoặc ăn cả bã cũng tốt) vào buổi tối sau khi ăn liên tục 5 – 10 ngày trị các bệnh nóng gan do hỏa vượng, viêm gan siêu vi A,B,C, gan nhiễm mỡ, lở miệng do nóng, chống viêm loét ngoài da, ngủ thấy ác mộng do thần kinh yếu, chứng ra mồ hôi chân tay ở người lớn và đổ mồ hôi trộm ở trẻ em, đau đầu do yếu thần kinh, parkinson (chứng rung tay chân ở người già và người lớn dâm dục quá độ), đầy hơi ăn không tiêu. Riêng viêm gan siêu vi B,C phải dùng liên tục 1 tháng.
7/ 2 lá lược vàng + 10gr rau om (rau ngổ) tươi giã nhuyễn vắt lấy nước cốt uống (hoặc ăn cả bã cũng tốt) vào buổi sáng sau khi ăn liên tục 5 – 10 ngày trị các bệnh đầy hơi ăn không tiêu, nám da do gan nóng, kích thích tiêu hóa ăn ngon miệng ở người mới ốm dậy, tiêu mỡ ở người mắc bệnh béo phì, sài đẹn ở trẻ em, chứng mất ngủ ở người già, phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới, gan nhiễm mỡ, hiếm muộn, máu nhiễm mỡ, cận thị, yếu sinh lý, xuất tinh sớm. Riêng các bệnh gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ phải dùng liên tục 1 tháng, nếu chưa hết bệnh ngưng uống 1 tháng rồi mới sử dụng tiếp tục cho đến lần thứ 3 là hết bệnh.
Lưu ý: kiêng ăn hải sản tôm cua mực, thịt bò.
8/ 2 lá lược vàng + 10gr bạc hà (rọc mùng) tươi giã nhuyễn vắt lấy nước cốt uống (có thể ăn cả bã lược vàng cũng tốt) vào buổi sáng sau khi ăn liên tục 10 – 15 ngày trị các bệnh đầy hơi ăn không tiêu, mất ngủ, ngủ thấy ác mộng do yếu thần kinh, khan tắc tiếng do cảm phong hàn, chứng điên khùng do thần kinh phân lập (không phải do tà nhập) - chỉ bớt bệnh điên khùng chứ không thể khỏi hẳn, rối loạn tiền đình, mộng du, đau đầu do yếu thần kinh, bổ thần kinh dẫn đến ngủ ngon đối với người già, ngủ nói lảm nhảm do yếu thần kinh. 
9/ Một số nhận xét về tài liệu chỉ dẫn cách sử dụng cây lược vàng:
- Ngâm lá cây lược vàng với rượu thì tốt, nhưng ngậm rượu lá cây lược vàng thì “mùng màn méo” (méo mặt vì men răng bị mòn do lớp men tác dụng tốt với axít có trong rượu thuốc).
- Đun nấu (việc hãm lá lược vàng như hãm trà (chè) xanh) làm “méo” (giảm) tính chất của thuốc.
- Ngâm rượu ngắn ngày (15 ngày) như tài liệu nói trên chưa đủ thời gian để thuốc phát huy hết tác dụng có trong lá cây, chồi, mắt, mặt khác rượu chưa phân hủy hết men có thể gây hại do men rượu.
- Sử dụng bài thuốc như tài liệu hướng dẫn dài ngày (liên tục như tác giả trình bày) gây cảm mạo phong hàn do tính hàn (mát) của cây thuốc.
- Nhai lá tươi như theo tài liệu hướng dẫn có thể gây ngứa miệng, ngứa chân tay. Muốn tránh bị ngứa nên vò nát trước khi ăn.
- Cây lược vàng chỉ có thể có tác dụng chữa một số bệnh như Thầy chỉ dạy trong 8 bài thuốc nói trên chứ không phải chữa bá bệnh.
Bệnh nổi mẩn, ngứa: Vào hè cả nhà tôi, đặc biệt là các cháu nhỏ đều bị nổi mẩn ngứa, bà của các cháu dùng lá lược vàng cho các cháu nhai nuốt nước, bã xát vào những chỗ nổi mẩn ngứa 3 lần là khỏi hẳn (trước khi dùng bã để xát phải lau rửa chỗ ngứa cho sạch). Có lần đứa cháu ngoại (học sinh lớp 7) đang giờ học bị nổi mẩn ngứa khắp người. Về nhà bà ngoại cho cháu nhai lá lược vàng bã chà sát vào những chỗ nổi mẩn đỏ, cơn ngứa của cháu dịu hẳn rồi khỏi nhanh! Buổi chiều cháu lại đi học bình thường, không nổi ngứa nữa...
Bệnh ho khan kéo dài: Các cháu nhà tôi vì không giữ ấm cổ trong những ngày rét lạnh, trước đây khi các cháu bị ho thường phải mua “bổ phế” hoặc “A-tô-xin” cho các cháu dùng, thường 2, 3 lọ mới khỏi. Lần này bà các cháu lại dùng lá lược vàng bắt các cháu nhai kĩ nuốt cả nước lẫn bã cũng 3, 4 lần là khỏi hẳn.
Bệnh sưng chân răng và nhức răng: Những ngày đầu tháng 4 vừa qua, tôi bị sưng mộng răng, nhức nhối, má xưng như lên quai bị... Tôi đã dùng 3 lá lược vàng nhai kĩ nuốt nước, còn bã đẩy nhẹ vào chỗ chân răng đau ngậm. Một ngày tôi làm 3 lần như vậy (sáng, trưa, tối) trước lúc ăn cơm. Trước khi nhai xúc miệng nước muối pha loãng. Tôi làm như vậy 3 ngày liền, má hết xưng, chân răng không đau nhức nữa!
Bệnh côn trùng cắn: Tôi lên vườn đi vào chỗ lá mục, bị con gì đốt vào cổ chân bị ngứa và có hiện tượng xưng tấy. Tôi được bà vợ ra chậu cảnh hái cho lá lược vàng bắt tôi nhai nuốt nước, lấy bã trà sát vào chỗ xưng tấy nhiều lần. Sớm sau ngủ dậy không đau nhức nữa, vầng đỏ cũng không còn...
Bọ rời leo: Thằng cháu tôi đêm ngủ bị con “bọ rời leo” làm da nổi phồng rộp gây ngứa khó chịu. Chúng tôi cũng dùng lá lược vàng bắt cháu nhai kĩ nuốt nước, còn bã chà xát lên chỗ nổi phồng rộp thấy khỏi ngứa ngay tức khắc, da khô thành vẩy rồi tự bong.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét