5 tháng 8, 2024

NỢ LẦN ĐÂN


Ơ kìa! Tường vi nở trên sân


Sắc hồng hoà quyện bóng phù vân
Bối rối ta lục tìm trong gió
chẳng kiếm ra chút ý vần…
Hoa ơi! Xin hãy cho ta… nợ
Đến khi hết thiệt cái lâng lâng
Tìm được ý vần ta trả trất
Chớ nào có dám mãi lần đân…

14 tháng 9, 2023

KINH ĐIỂN SUISEKI

 
Vâng! Đó chính là cái tên do tôi đặt cho viên đá – một tác phẩm đá cảnh nguyên bản (suiseki) trong vài tháng trước đây để chuyển tải những cảm nhận ban đầu của mình từ một sản vật có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên này. Lúc ấy, do quá phấn kích về tác phẩm, tôi cũng đã chia sẻ nội dung này lên fb nhưng xem ra không mấy gây được chú ý đáng nói nào từ anh em chơi đá.

Trong trạng thái hơi thất vọng vì ít người đồng cảm với mình, bổng dưng sáng nay tôi nhận được tin nhắn từ vài người bạn (xứ Bắc) muốn chia sẻ lại viên đá với tinh thần rất phấn chấn và tha thiết. Thế là trong tâm trạng cũng phấn chấn và tha thiết như thế, tôi xin quay trở lại với chủ đề cũ để chia sẻ về những thông điệp thú vị mà mình cảm nhận được xung quanh viên đá. Vừa để làm vui và cũng là để trả lại sự công bằng khả dĩ cho một tác phẩm thuộc hàng…. "Kinh điển" trên lĩnh vực nghệ thuật Suiseki.  

Đây là viên đá nguyên bản, hoàn toàn tự nhiên, có kích thước khá khiêm tốn (khoảng 6x8x4 cm), hoa văn chính có màu trắng vàng trên nền đá đen mịn, với độ tương phản cao, thể hiện rất rõ ràng và sinh động về hình ảnh đặc trưng của một tác phẩm đá cảnh nguyên bản. Trong đó, tác phẩm đã thể hiện phần "đá" với hình tượng một chủ đề nào đó, vừa trừu tượng vừa cụ thể. Bên dưới là phần "đế gỗ" (daiza), được thể hiện rất đặc trưng, kích thước tương ứng với "tác phẩm", tối giản đến mức vừa đủ để cố định "viên đá", vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cho toàn bộ "tác phẩm" - Là chủ đề của tác phẩm chính có thật ngoài đời, tên là "Kinh điển Suiseki". 

Nhưng điều rất rõ ràng là, "tác giả" chính đã tạo tác ra tác phẩm này, dĩ nhiên không phải là con người, mà đó chính là đấng Tạo hóa/Thiên nhiên đã phóng tác và lưu truyền lại cho nhân loại từ nhiều triệu năm trước. Do vậy có thể được xem đây như một thông điệp thiêng liêng của Tạo hóa để định hướng cho cả một lĩnh vực nghệ thuật lớn của Nhân loại trong tương lai – Nghệ thuật Đá cảnh tự nhiên - Suiseki.

Với ý tưởng đó rõ ràng đây phải là tác phẩm vào hàng sơ khai, đặt nền móng nghệ thuật, xứng đáng với danh hiệu "Kinh điển" để biểu tượng cho Nghệ thuật Đá cảnh tự nhiên (Suiseki) đương đại. Điều đáng nói là "Kinh điển Suiseki" lại được đấng Tạo hóa thiêng liêng khai tạo ngay trên Đất Quảng, Đất Việt thân yêu của chúng ta từ nhiều triệu năm trước. Và hiện nay nó đang được trưng bày trên kệ đá của một người được mệnh danh là Dị Nhân Tóc Trắng, chuyên làm những chuyện chướng kỳ ở Tam Kỳ, Quảng Nam... 

Xin trân trọng giới thiệu với quý bạn bè, thân hữu gần xa. Kính chúc những ngày tháng an vui luôn đến với tất cả các quý vị…

 

Tam Kỳ, Ngày 14/9/2023

LT – Dị nhân Bonsai Ngược




12 tháng 7, 2023

Giới thiệu tác phẩm đá cảnh nghệ thuật: KINH ĐIỂN SUISEKI

 



 TÁC PHẨM SƠ KHAI

 

Triệu năm về trước tại nơi này

Bộ môn Đá cảnh đã sơ khai

Tác phẩm đầu tiên được phát thảo

Lưu giữ đầu nguồn bấy đến nay…

 

Lê Thạnh

 


Tên tác phẩm này là "Kinh điển Suiseki".

Vâng! Xin hãy quan sát thật kỹ. Đây chính là một viên đá suối, đã được hoàn chỉnh đầy đủ bệ và đá với hoa văn trắng trên nền đá đen mịn để hình thành một tác phẩm đá cảnh nguyên bản (suiseki) đúng nghĩa. Điều quan trọng thú vị đáng nói ở đây chính là hoa văn họa tiết trung tâm thể hiện chủ đề tư tưởng chủ yếu của tác phẩm cũng lại là hình ảnh của… một tác phẩm đá cảnh nguyên bản.

Có thể hiểu và nghĩ rằng, hình ảnh được "phát thảo" trên viên đá (hình ảnh một tác phẩm đá cảnh) chính là diện mạo sơ khai cho hướng đi chủ đạo của một bộ môn nghệ thuật đương đại: Nghệ thuật đá cảnh nguyên bản (suiseki). Và cũng rất rõ ràng, tuổi của viên đá nguyên bản thế này đương nhiên phải được tính bằng đơn vị… triệu năm (khoa học địa chất đã khẳng định điều này). Điều đó cũng có nghĩa là cách đây hàng triệu năm, Tạo Hóa đã phát thảo nên một hình ảnh sơ khai nhằm định hướng cho một bộ môn nghệ thuật, tất yếu sẽ phải hình thành và phát triển trong khoảng… triệu năm sau trên Thế gian. "Tác phẩm Sơ Khai" đó đã được ông "Tạo Hóa" sáng tác và sau đó chọn đầu sóng, ngọn gió của Sông Tranh, là khu vực thượng nguồn của sông Thu Bồn, Đất Việt để lưu giữ cho con người về sau. May mắn thay, vào một ngày đẹp trời cuối năm 2022 tại đầu nguồn Sông Tranh, "Tác phẩm Sơ Khai" đã được một cậu thanh niên Xứ Quảng dễ thương tìm thấy, và chỉ ít lâu sau (7/2023) lại được Dị Lão tóc bạc phát hiện "mang" về…

Một tin vui có thể thuộc hàng… "chấn động" trong Nghệ thuật Đá Cảnh đương đại vừa xảy ra trên chính quê hương của chúng ta! Từ thông tin này, chúng ta càng thấy tự hào hơn được là dân Xứ Quảng, chính là vùng đất thiêng hiếm hoi đã được Tạo Hóa chọn để khai sinh ra một bộ môn nghệ thuật lớn của Nhân Loại – Nghệ thuật đá cảnh nguyên bản (Suiseki)!...

Đôi lời bình phẩm xung quanh một tác phẩm mới, để chia sẻ cùng quý anh em bạn bè thân cho vui. Trong bài viết tác giả có cố ý pha thêm vài chút "dốc dó" để làm màu cũng chỉ để cho vui. Nếu có làm ai đó khó chịu thì cũng kính mong lượng tình bỏ quá dùm cho.

Thân chào và kính chúc Ngày mới An lành!

Tam Kỳ, 12/7/2023

LT

 

15 tháng 6, 2023

CÂY SUNG THẰN LẰN - TRÂU CỔ - DƯỢC LIỆU CHÍNH ĐỂ CHẾ TÁC MỘT LOẠI RƯỢU QUÝ RIÊNG DÀNH CHO ĐÀN ÔNG TUỔI TRUNG NIÊN

LeThanh: Tác dụng tích cực của loại dược liệu này đã được khẳng định trên các tài liệu y khoa và thực tiễn đời sống. Đặc biệt là món rượu quả sung thằn lằn một món rượu danh giá, với sự kết hợp tuyệt hảo của sắc, hương và vị, có khả năng mang lại sức khỏe, niềm vui và hạnh phúc thật sự cho nhiều người, nhất là quý ông đang vào độ tuổi trung niên…

 Đặc tính sinh học

Cây sung thằn lằn, một số nơi còn gọi là cây trâu cổ, sung dây, vẩy ốc, bị lệ thực v.v… có tên khoa học là Ficus Pimila L. Thuộc họ dâu tằm Moraceae. Vốn là một loài cây rừng tự nhiên đã được người Việt xưa sử dụng làm thuốc từ lâu đời và được xem như một dược liệu quý, dễ tìm lại có phổ sử dụng rộng cho nhiều đối tượng con người khác nhau.

Cây sung thằn lằn có khả năng sinh trưởng tốt trong nhiều môi trường khắc nghiệt khác nhau, chịu được thời tiết nắng hạn và cả mưa dầm xứ lạnh. Hiện nay, sung thằn lằn được phân bố nhiều trên các vùng rừng núi Tây Bắc, Tây Nguyên. Tại các tỉnh thành khác, cây sung thằn lằn được nhiều nhà vườn, biệt thự sử dụng để trồng tập trung, tạo cảnh quan và cải thiện các điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Nếu được cắt tỉa tỉ mẫn và công phu, cây sung thằn lằn có thể tạo nên những mãng xanh rộng lớn, có thể phối hợp với các loài cây khác để tạo nên những không gian điệu nghệ trong nghệ thuật sân vườn…

Cây sung thằn lằn là loài thân leo, có khả năng bám vào đá, bê tông hoặc cây xanh cổ thụ bằng những nốt rễ đặc biệt, không có vòi tua bám như các loài dây leo khác. Lá dày, mặt trên trơn, mặt dưới nhám. Thân lá có nhiều mũ trắng. Tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, nếu vùng miền ôn hòa (như Nam bộ, Tây Nguyên) cây sung thằn lằn có thể ra quả quanh năm không theo mùa. Tuy nhiên, vùng có khí hậu khác biệt, nắng mưa rõ rệt như Bắc trung bộ, Bắc bộ thì cây sung thằn lằn lại ra hoa kết quả vào các tháng mưa lạnh (tháng 11, 12) và quả sẽ già, chín vào các tháng nắng hè (khoảng từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm).


Ảnh 1: Bên ngoài khung cửa sổ

Trái thằn lằn đong đưa…

Công dụng dược liệu

Dược liệu từ cây sung thằn lằn được dùng chủ yếu là quả và đôi khi dùng cả rễ, thân, cành và lá, có tên thuốc là bị lệ thực, lương phấn quả, vương bất lưu hành.

Theo đông y, quả sung thằn lằn có tính thanh mát, vị ngọt. Ngoài ra, trong cả thân và quả thằn lằn rất giàu rutin, là chất chống oxy hóa có cấu trúc flavonoid với khả năng hoạt động mạnh để loại bỏ các gốc tự do phát triển trong tế bào.

Theo các sách cổ như Thần nông bản thảo, Bản thảo cương mục và nhiều tài liệu y khoa hiện nay đều có ghi quả sung thằn lằn có tác dụng bổ dương, chữa được di tinh, liệt dương cho nam giới; chữa được chứng tắc tia sữa, ít sữa cho mẹ bầu; điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ; trị các chứng đau lưng, đau nhức xương khớp cho người cao tuổi; điều trị bệnh lỵ, trĩ, phù thũng, bí tiểu, táo bón, khó tiêu, thoát vị bẹn, viêm đường tiết niệu, chống xơ vữa động mạch, phòng ngừa tăng huyết áp, kiềm chế cơn đau tim, phòng ngừa ung thư cho mọi người, mọi giới khác nhau…

Thân dây cây sung thằn lằn có vị hơi đắng tính bình, cùng với rễ có tác dụng khu phong hoạt lạc, hoạt huyết giải độc; dùng trị phong thấp tê mỏi, sang độc, ung nhọt và kinh nguyệt không đều. Lá sung thằn lằn có vị hơi chua, chát, tính mát, có tác dụng tiêu thũng giải độc, viêm đau nhức khớp. Nhựa cây sung thằn lằn dùng để bôi ghẻ lở, hắc lào. Ngoài ra, quả sung thằn lằn chín có thể chế biến thành món thạch giải khát hoặc làm mứt dẻo ăn rất thơm ngon.

Trên nhiều tài liệu y khoa chính thống khẳng định, các bài thuốc chữa bệnh từ cây sung thằn lằn được đánh giá là ít có tác dụng phụ, điều mà nhiều người thường lo ngại khi sử dụng thuốc nói chung. Tuy nhiên, với bất cứ loài dược liệu nào dù có quý đến đâu cũng phải cân nhắc dùng đúng và đủ liều, khi sử dụng chứ tuyệt đối không được lạm dụng. Khi dùng sung thằn lằn với mục đích làm thuốc hay thực phẩm thì cũng phải tuyệt đối tuân thủ điều này.


Ảnh 2: Nguyên liệu đã được phơi khô, sao vàng, khử thổ

Về rượu quả sung thằn lằn – Món rượu quý dành cho đàn ông tuổi trung niên:

Đặc tính quý của cây sung thằn lằn trong việc sử dụng làm dược liệu đã trình bày trên đây, được nhiều tài liệu y khoa cổ và hiện đại khẳng định, là một đặc tính tuyệt vời không còn gì phải bàn cải. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây đối với nam giới nói chung và đàn ông ở vào tuổi trung niên tiền lão (40 – 70 tuổi) nói riêng, đó là sự kết hợp của 2 đặc tính quý trên cùng một loại dược liệu – quả sung thằn lằn. Hai đặc tính quý đó chính là khả năng cải thiện được sức khỏe tình dục và đồng thời lại có thể chế biến thành một loại rượu có màu sắc, hương vị rất riêng và tuyệt hảo.

Để có được hủ rượu sung thằn lằn như ý, bạn cần có một lượng nguyên liệu đủ già và sạch. Quá trình chế biến cũng không đến mức quá cầu kỳ phức tạp. Theo kinh nghiệm của nhà vườn (Bonsai Ngược), quả sung thằn lằn già được cắt nhỏ phơi khô. Ít nhất phải được phơi đủ 3 ngày dưới trời nắng to. Sau đó, nguyên liệu được sao vàng khử thổ, sao dưới lửa than và khử thổ trên đất thịt, đúng như quy trình chế biến nam dược truyền thống. Điều kỳ lạ là khi còn tươi và cả khi được phơi khô, quả sung thằn lằn hầu như không có mùi gì đặc biệt. Nhưng đến khi chúng được sao vàng đủ độ thì từ chảo thuốc sẽ bốc lên một mùi hương rất đặc biệt. Chính mùi hương này sẽ tương tác với cái vị "nhẫn nhẫn" (đắng nhẹ) đặc trưng, cùng với màu rượu cánh dán trong vắt để tạo nên cái danh giá của một loại thức uống tuyệt hảo riêng dành cho cánh đàn ông tuổi trung niên.


Ảnh 3: Nguyên liệu và thành phẩm…

Theo kinh nghiệm cá nhân tại nhà vườn (Bonsai Ngược), để có một hủ rượu sung thằn lằn đặc sắc với sự kết hợp của hương, sắc, vị đặc trưng tuyệt hảo, ta nên dùng chỉ một loại nguyên liệu là quả sung thằn lằn, mà không cần kết hợp với các dược liệu khác (đỗ đen chẳng hạn) như nhiều tài liệu khuyến cáo. Với 1 kilogam dược liệu đã chế biến (quả sung thằn lằn đã sao vàng khử thổ) có thể ngâm được với 8-10 lít rượu ngon. Loại rượu để ngâm thường được chọn, tốt nhất phải là loại rượu trắng do các công ty rượu uy tín sản xuất. Vì chỉ có rượu được sản xuất tại các nhả máy uy tín, có giấy phép lưu hành mới trang bị được đầy đủ trang thiết bị và công nghệ lọc khử andehit. Rượu nấu theo phương pháp thủ công khó có thể đảm bảo được tiêu chuẩn này (nồng độ andehit). Thường rượu Voka Hà Nội chính hãng, 39,5 độ do Công ty Cổ phần Rượu - Bia - Nước giải khát Hà Nội sản xuất là một sự lựa chọn đúng đắn. Sau khi ngâm khoảng 1 tháng, bầu rượu sung thằn lằn đã có thể khui niêm tiếp khách.


Ảnh 4: Khu nhà được bao bọc bởi một dàn sung thằn lằn sung mãn

Kết luận:

Rõ ràng là cây sung thằn lằn (trâu cổ, bị lệ thực) không chỉ là loại cây không thể thay thế trong một số trường hợp của nghệ thuật tạo cảnh quan cho sân vườn, biệt thự, mà đây còn là một loài cây dược liệu quý giá thuần Việt, mang lại nhiều lợi ích và sức khỏe cho con người. Tác dụng tích cực của loại dược liệu này đã được khẳng định trên các tài liệu y khoa và cả thực tiễn đời sống. Đặc biệt là món rượu quả sung thằn lằn một món rượu trứ danh, với sự kết hợp tuyệt hảo của sắc, hương và vị, có khả năng mang lại sức khỏe, niềm vui và hạnh phúc thật sự cho nhiều người, nhất là quý ông đang vào độ tuổi trung niên./.

Lê Thạnh

Dị nhân Bonsai Ngược

_____________________________________

Tài liệu tham khảo:

- "Quả thằn lằn tốt cho hai giới"; "Tráng dương nhờ trâu cổ" (Tạp chí Sức khỏe và đời sống):

- "Tác dụng của cây thằn lằn" (Theo trang vinmec.com)

- "Trâu cổ thuốc bổ quý ông" (Báo điện tử VTV).

10 tháng 5, 2023

Ý nghĩa chính thống và duy nhất của một từ thuần Việt: BÍ CẢNH

 



              
            Để hiểu rõ ý nghĩa của một từ thuần Việt, sử dụng các bộ Từ Điển Tiếng Việt thông dụng là giải pháp duy nhất đúng đắn và khoa học. Dưới đây là kết quả tra cứu từ 2 bộ từ điển trực tuyến (Bách khoa toàn thư Tiếng Việt và Từ điển Tiếng Việt Trực tuyến) và 2 bộ từ điển lớn của Việt Nam (Đại nam Quấc âm tự vị và Đại từ điển tiếng Việt) về ý nghĩa chính thống của từ BÍ CẢNH, khi đang có nhiều ý kiến khác nhau về từ ghép này.


1)    Nghĩa của từ "BÍ":

+ Theo Bách khoa toàn thư – Wikipedia tiếng Việt: htpp://www.vi.Wikipedia.org

Bí: Là một từ trong tiếng Việt để chỉ trạng thái bế tắc (ví dụ: bí bách) hoặc tắc nghẽn (ví dụ: bí tiểu, bí thở).

+ Theo Từ điển Tiếng Việt trực tuyến - http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/Dict/

Bí: có nghĩa là:

1. dt. (thực) Loài cây song tử diệp cùng họ với bầu, quả dùng nấu canh và làm mứt

2. tt. 1. Tắc, không thông: Bí tiểu tiện 2. Khó khăn, không có lối gỡ được

+ Theo Đại từ điển Tiếng Việt – Tác giả Nguyễn Như Ý (Chủ biên) NXB Văn hóa Thông tin 1998:

Bí có các nghĩa là: “Không thông thoáng, không thoát ra ngoài được”, “Bế tắc, không sao tìm ra lối giải quyết”, “Kín riêng, không công khai” (tính từ) và là “Loài cây lấy quả làm rau” (danh từ).

+ Theo "Đại Nam Quấc âm Tự vị" – Tác giả Huỳnh Tịnh Pulus Của, SaiGon Imprimerie Rey, Curiol & C – Rues Catinat & d’Ormay 1896:

Bí có nghĩa là: “Ngẹt, bít, kín nhiệm” (c) và là “loại dây xanh trái lớn” (n).

Như vậy, có thể tóm tắt nghĩa của từ bí như sau:

"Bí" là một từ thuần Việt, có ý nghĩa tùy thuộc vào hướng sử dụng là danh từ hay tính từ. Là danh từ thì "BÍ" là một loài thực vật, có hoa quả, dùng làm thực phẩm như rau, được trồng nhiều ở Việt Nam. Nếu là tính từ, tì "BÍ" để chỉ trạng thái bế tắc, không thông suốt, không có lối thoát đối với người hoặc vật.

2)    Nghĩa của từ "CẢNH":

+ Theo Bách khoa toàn thư – Wikipedia tiếng Việt:

1. dt. 1.Toàn bộ sự vật trước mắt thu hút sự chú ý hoặc tác động đến tình cảm (cảnh leo teo); Sự việc diễn biến với những chi tiết có liên quan với nhau, gợi nên những phản ứng trong tâm tư, tình cảm (nhớ cảnh giang hồ); Sự tồn tại về mặt vật chất hay tinh thần; tình trạng, thực trạng, tình cảnh (cảnh nước mất, nhà tan); Hình ảnh sự vật được ghi lại bằng phim (cảnh quay); Phần của vở kịch diễn ra trên sân khấu với sự bài trí không thay đổi; Cái để ngắm, để giải trí (cây cảnh).

·  2 dt. Thứ nhạc cụ người thầy cúng thường dùng, gồm một thanh la nhỏ nối vào giữa một cái vòng kim loại, có cán để cầm.

·  3 tt. (H. cảnh: phía trước cổ) ở cổ: Động mạch cảnh.

+ Theo Đại Từ điển Tiếng Việt (đã dẫn):

"Cảnh" có nghĩa là “Tình trạng, tình hình”; “Biên giới, cõi” hoặc “Canh phòng, canh gát”.

+ Theo Đại nam Quấc âm tự vị (đã dẫn):

"Cảnh” có nghĩa là “Kiểng bày ra, cách cuộc bày ra” và là “Cõi, bờ cõi” (c)

Như vậy, các bộ từ điển lớn (đã dẫn trên đây) đều có chung nhận định về ý nghĩa của từ đơn "cảnh": Đó là không gian vật chất hoặc ngữ cảnh tâm lý trong đời sống con người. Ngoài ra "cảnh" còn để chỉ một số loại nhạc cụ, vị trí phía trước cổ trong cơ thể người…

             3) Nghĩa thông dụng của từ ghép "BÍ CẢNH":

Trên các bộ Từ điển thông dụng đã nói trên, không tìm thấy từ ghép "bí cảnh". Tuy nhiên, từ điển không giải thích từ ghép này hoàn toàn không có nghĩa là từ này không tồn tại. Đây là tình huống bình thường xảy ra trong các bộ sách từ điển Tiếng Việt xưa nay, khi từ ghép không có hoặc ít được sử dụng nên tác giả không đưa vào sách. Trong các tình huống đó, nghĩa chính thống từ ghép chính là sự kết hợp nghĩa của các từ đơn hợp lại.

Từ lý do đó, để xác định được ý nghĩa của bộ từ ghép "BÍ CẢNH" là phải thông qua ý nghĩa thông dụng của hai từ đơn "bí" và "cảnh" kết hợp lại. Trên cơ sở các viện dẫn trên đây, ý nghĩa đó được xác định như sau:

Bí cảnh là từ để chỉ trạng thái bế tắc, tắc nghẽn, không lối thoát của một sự vật, một không gian hoặc một trạng thái tinh thần của một thực thể (là con người hoặc sinh vật khác), cho dù thực thể trong trạng thái đó đã cố gắng hết sức để thoát khỏi trạng thái này.

             4) Một dị bản gán ghép về mặt ý nghĩa của từ "BÍ CẢNH":

Qua tìm hiểu, trao đổi với một số nhà sư và người am hiểu về Phật Pháp, từ "Bí cảnh" xuất hiện trong một số tài liệu Phật Giáo là dùng để chỉ một trạng thái siêu thực, có tính cao quý, thanh tịnh trong đạo Phật. Xuất xứ của từ này trong các tài liệu Phật giáo, được cho là phiên âm từ kinh sách cổ, không phải xuất xứ tiếng Việt và cả tiếng Hán. Rất có thể đây là từ phiên âm từ tiếng Phạn cổ.

Tuy nhiên, nếu đây là tiếng Phạn cổ (hoặc bất cứ ngôn ngữ nào khác), lại dùng các âm tiết của tiếng Việt để phiên âm (đọc) và diễn đạt (viết) bằng một ý nghĩa dị biệt với ý nghĩa gốc của từ này thì rõ ràng đây là một sự gán ghép tùy tiện, chưa chuẩn xác và phản khoa học.    

                 5) Kết luận:

Bí cảnh là một từ thuần Việt, được ghép từ hai từ đơn: "bí" và "cảnh", để chỉ một trạng thái bế tắc, tắc nghẽn, không lối thoát của một sự vật, một không gian hoặc một trạng thái tinh thần của một thực thể (là con người hoặc sinh vật khác), cho dù thực thể trong trạng thái đó đã cố gắng hết sức để thoát khỏi trạng thái này.

Trong tiếng Việt, ý nghĩa này của từ bí cảnh là có cơ sở khoa học và duy nhất đúng. Ngoài ra, từ bí cảnh, trong tiếng Việt không có ý nghĩa ngoại lai nào khác. Sự gán ghép một ý nghĩa khác cho từ Bí cảnh, lại dùng chính tiếng Việt để diễn đạt là sự gán ghép tùy tiện, không chính thống, không được tiếng Việt công nhận, cho dù xuất xứ của nó từ đâu.

            Tam Kỳ, 11/05/2023

           Lê Thạnh

 

20 tháng 1, 2023

HƯƠNG MAI TỬU – TÊN MỘT LOẠI RƯỢU VI PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Kính gửi Quý Công ty TNHH Mai Vàng  Tết, TP Hồ Chí Minh.


Tôi tên là Lê Thạnh, là Kỷ lục gia – Dị nhân Bonsai Ngược, ngụ ở Quảng Nam.


Hôm nay tình cờ tôi tiếp cận được thông tin từ Quý công ty Mai Vàng Tết về những thông điệp về Hương Mai Tửu – Rượu Hoa Mai. Tôi rất vui và tâm đắc về sản phẩm và các nội dung do Công ty chia sẻ trên trang Facebook. Xin được chúc mừng Công ty về một sản phẩm độc đáo và hữu ích.

Tuy nhiên, khi xem các nội dung từ trang Web và Facebook của Công ty, tôi đã phát hiện ra một vài vấn đề trong các nội dung mà quý Công ty đã quảng bá cho sản phẩm "Hương mai tửu" của mình. Xin được trình bày như sau:

Vào năm 2011, tôi có viết một bài báo, có tựa đề "Món ngon quê nhà", đăng trên tập san Xuân Đại Lộc, do Sở Thông tin Truyền thông Quảng Nam cấp phép xuất bản (Giấy phép số 01/GP-STTTT, cấp ngày 07/01/2011). Trong bài viết của tôi có 2 phần. Phần đầu là tiểu mục "Rượu Hương mai – Hương vị của đất trời vào xuân" và phần 2 là "Cá niên – Món nhấm hai lần đưa bạn lên mây". Trong Phần 1 của bài viết là nội dung về rượu hương mai, tôi đã tập trung trình bày những ý tưởng và thực tế về hoa mai vàng và các biện pháp kỹ thuật để điều chế Rượu Hương mai. Bài viết này, tôi đã đăng lại với chế độ công khai trên trang  Blog cá nhân (trang comaihoa.bolospot.com) và trang facebook của mình để chia sẽ cùng mọi người.

https://comaihoa.blogspot.com/2013/03/ruou-huong-mai-huong-vi-cua-at-troi-vao.html

Nói về các nội dung quảng bá sản phẩm "Hương mai tửu – Rượu hoa mai" của Công ty, sau khi tìm hiểu, xem xét rất kỹ các nội dung về món rượu "Hương mai tửu– Rượu hoa mai" của Công ty đã đăng trên trang Facebook/huongmaituu (lập ngày 22/6/2022) và trang web huongmaituu.com tôi nhận thấy Công ty đã tự ý sử dụng một số nội dung, từ ngữ, kỹ thuật, v.v… trong bài viết nói trên của tôi. Bao gồm các nội dung như sau:


- Về tên thương phẩm "Hương mai tửu":

Với tiêu đề bài báo "Rượu Hương mai – Hương vị của đất trời vào xuân", tôi đã xác lập cho món rượu này của mình một cái tên, ngay từ những năm 2011. Đó chính là "Rượu Hương Mai". Đến lúc ấy, chưa từng có tác giả nào dùng tên gọi này. Và đây chính là sản phẩm riêng có của bản thân tôi, tác giả bài viết.

Thế nhưng với cụm từ "Hương mai tửu", là tên thương phẩm của quý công ty hiện nay, tôi cho rằng Công ty đã sử dụng chính phát kiến của tôi mà chưa được sự đồng ý trước.


- Về cụm từ "Đất trời vào xuân". 

Cũng như trên đã dẫn, bài viết của tôi có tựa đề "Rượu Hương Mai – Hương vị của đất trời vào xuân" là sản phẩm trí tuệ của tôi đã được cấp phép xuất bản chính thức. Nhưng rất tiếc, trên trang web huongmaituu.com và cả trên trang facebook của quý công ty đều tự tiện sử dụng lại cụm từ này ("Hương mai" và "Đất trời vào xuân").


- Về sử dụng nguyên cả đoạn văn:

Với tiêu đề "Rượu hoa mai có tác dụng gì", trên trang facebook.com/huomngmaituu đăng ngày 13/7 của Quý Công ty có đoạn:

"Nhiều người hỏi tôi uống rượu Hương mai có “việc” gì không? Tôi có đem việc này hỏi ý kiến của người bạn là bác sỹ đông y, anh bảo nếu làm đúng quy trình trên, nhất là không đưa vào rượu những chất lạ khác thì rượu Hương mai cũng sẽ tốt cho người dùng như một loại phấn hoa rừng, tất nhiên là với mức độ vừa phải, không quá lạm dụng. Anh còn cho biết, không chỉ nhụy hoa mà cả võ cây mai vàng cũng có thể dùng để ngâm rượu, có tác dụng trợ tiêu hóa, bồi bổ cơ thể…" 

https://www.facebook.com/huongmaituu/posts/116162881149606 

Rất tiếc đây lại chính là đoạn văn tôi đã viết trên bài báo, từ hơn 11 năm trước. Nguyên văn như sau:

"Nhiều người hỏi tôi uống rượu Hương mai có “việc” gì không? Tôi có đem việc này hỏi ý kiến của người bạn là bác sỹ đông y, anh bảo nếu làm đúng quy trình trên, nhất là không đưa vào rượu những chất lạ khác thì rượu Hương mai cũng sẽ tốt cho người dùng như một loại phấn hoa rừng, tất nhiên là với mức độ vừa phải, không quá lạm dụng. Anh còn cho biết, không chỉ nhụy hoa mà cả võ cây mai vàng cũng có thể dùng để ngâm rượu, có tác dụng trợ tiêu hóa, bồi  bổ cơ thể…"

Quý Công ty đã chép nguyên văn, không sai đến một cái dấu phẩy!


- " Để từng giọt rượu Hương mai tự tan ra trên đầu lưỡi…Tất cả như hòa quyện lại, đồng hành cùng với sự đẫm – thoảng – tan – bay qua làn hương huyền ảo, thoáng hiện, rất riêng của một loài hoa cao quý…" Đăng ngày 11/7/2022 (không có tiêu đề).


https://www.facebook.com/huongmaituu/posts/115310077901553 


Đây lại là đoạn văn trong bài viết của tôi, được Công ty chép và sử dụng lại nguyên văn mà không có bất cứ chú thích xuất xứ nào!…


Trên đây chỉ là một vài nội dung điễn hình mà quý Công ty đã chép lại, sử dụng lại một cách "tự nhiên" từ chính bài báo đã được cấp phép xuất bản do tôi (Lê Thạnh) là tác giả, bài: "Rượu Hương Mai – Hương vị của đất trời vào xuân", khi chưa hề có sự đồng ý chính thức nào từ tác giả. Trên trang facebook và cả trang web của Công ty còn rất nhiều nội dung tương tự… Tôi cho rằng việc làm nói trên của Công ty là sự vi phạm hết sức ngang nhiên về Quyền tác giả.


Từ những lý do trên, qua thông điệp này, tôi yêu cầu Quý Công ty phải chấm dứt ngay việc sử dụng trái phép Tài sản Trí tuệ của người khác, bằng cách xóa ngay mọi từ ngữ, hình ảnh, ý tưởng về Rượu Hương mai, do chính tôi là tác giả. Đồng thời tôi cũng yêu câu Công ty phải có sự xin lỗi công khai (trên báo chí, truyền thông) về việc làm trái phép của mình.

Nếu Quý Công ty không thực hiện yêu cầu này thì buộc lòng tôi phải nhờ đến Pháp luật can thiệp.

Trân trọng kính báo!

LT Tôi tên là Lê Thạnh, là Kỷ lục gia – Dị nhân Bonsai Ngược, ngụ ở Quảng Nam.


Hôm nay tình cờ tôi tiếp cận được thông tin từ Quý công ty Mai Vàng Tết về những thông điệp về Hương Mai Tửu – Rượu Hoa Mai. Tôi rất vui và tâm đắc về sản phẩm và các nội dung do Công ty chia sẻ trên trang Facebook. Xin được chúc mừng Công ty về một sản phẩm độc đáo và hữu ích.

Tuy nhiên, khi xem các nội dung từ trang Web và Facebook của Công ty, tôi đã phát hiện ra một vài vấn đề trong các nội dung mà quý Công ty đã quảng bá cho sản phẩm "Hương mai tửu" của mình. Xin được trình bày như sau:

Vào năm 2011, tôi có viết một bài báo, có tựa đề "Món ngon quê nhà", đăng trên tập san Xuân Đại Lộc, do Sở Thông tin Truyền thông Quảng Nam cấp phép xuất bản (Giấy phép số 01/GP-STTTT, cấp ngày 07/01/2011). Trong bài viết của tôi có 2 phần. Phần đầu là tiểu mục "Rượu Hương mai – Hương vị của đất trời vào xuân" và phần 2 là "Cá niên – Món nhấm hai lần đưa bạn lên mây". Trong Phần 1 của bài viết là nội dung về rượu hương mai, tôi đã tập trung trình bày những ý tưởng và thực tế về hoa mai vàng và các biện pháp kỹ thuật để điều chế Rượu Hương mai. Bài viết này, tôi đã đăng lại với chế độ công khai trên trang  Blog cá nhân (trang comaihoa.bolospot.com) và trang facebook của mình để chia sẽ cùng mọi người.

https://comaihoa.blogspot.com/2013/03/ruou-huong-mai-huong-vi-cua-at-troi-vao.html

Nói về các nội dung quảng bá sản phẩm "Hương mai tửu – Rượu hoa mai" của Công ty, sau khi tìm hiểu, xem xét rất kỹ các nội dung về món rượu "Hương mai tửu– Rượu hoa mai" của Công ty đã đăng trên trang Facebook/huongmaituu (lập ngày 22/6/2022) và trang web huongmaituu.com tôi nhận thấy Công ty đã tự ý sử dụng một số nội dung, từ ngữ, kỹ thuật, v.v… trong bài viết nói trên của tôi. Bao gồm các nội dung như sau:


- Về tên thương phẩm "Hương mai tửu":

Với tiêu đề bài báo "Rượu Hương mai – Hương vị của đất trời vào xuân", tôi đã xác lập cho món rượu này của mình một cái tên, ngay từ những năm 2011. Đó chính là "Rượu Hương Mai". Đến lúc ấy, chưa từng có tác giả nào dùng tên gọi này. Và đây chính là sản phẩm riêng có của bản thân tôi, tác giả bài viết.

Thế nhưng với cụm từ "Hương mai tửu", là tên thương phẩm của quý công ty hiện nay, tôi cho rằng Công ty đã sử dụng chính phát kiến của tôi mà chưa được sự đồng ý trước.


- Về cụm từ "Đất trời vào xuân". 

Cũng như trên đã dẫn, bài viết của tôi có tựa đề "Rượu Hương Mai – Hương vị của đất trời vào xuân" là sản phẩm trí tuệ của tôi đã được cấp phép xuất bản chính thức. Nhưng rất tiếc, trên trang web huongmaituu.com và cả trên trang facebook của quý công ty đều tự tiện sử dụng lại cụm từ này ("Hương mai" và "Đất trời vào xuân").


- Về sử dụng nguyên cả đoạn văn:

Với tiêu đề "Rượu hoa mai có tác dụng gì", trên trang facebook.com/huomngmaituu đăng ngày 13/7 của Quý Công ty có đoạn:

"Nhiều người hỏi tôi uống rượu Hương mai có “việc” gì không? Tôi có đem việc này hỏi ý kiến của người bạn là bác sỹ đông y, anh bảo nếu làm đúng quy trình trên, nhất là không đưa vào rượu những chất lạ khác thì rượu Hương mai cũng sẽ tốt cho người dùng như một loại phấn hoa rừng, tất nhiên là với mức độ vừa phải, không quá lạm dụng. Anh còn cho biết, không chỉ nhụy hoa mà cả võ cây mai vàng cũng có thể dùng để ngâm rượu, có tác dụng trợ tiêu hóa, bồi bổ cơ thể…" 

https://www.facebook.com/huongmaituu/posts/116162881149606 

Rất tiếc đây lại chính là đoạn văn tôi đã viết trên bài báo, từ hơn 11 năm trước. Nguyên văn như sau:

"Nhiều người hỏi tôi uống rượu Hương mai có “việc” gì không? Tôi có đem việc này hỏi ý kiến của người bạn là bác sỹ đông y, anh bảo nếu làm đúng quy trình trên, nhất là không đưa vào rượu những chất lạ khác thì rượu Hương mai cũng sẽ tốt cho người dùng như một loại phấn hoa rừng, tất nhiên là với mức độ vừa phải, không quá lạm dụng. Anh còn cho biết, không chỉ nhụy hoa mà cả võ cây mai vàng cũng có thể dùng để ngâm rượu, có tác dụng trợ tiêu hóa, bồi  bổ cơ thể…"

Quý Công ty đã chép nguyên văn, không sai đến một cái dấu phẩy!


- " Để từng giọt rượu Hương mai tự tan ra trên đầu lưỡi…Tất cả như hòa quyện lại, đồng hành cùng với sự đẫm – thoảng – tan – bay qua làn hương huyền ảo, thoáng hiện, rất riêng của một loài hoa cao quý…" Đăng ngày 11/7/2022 (không có tiêu đề).


https://www.facebook.com/huongmaituu/posts/115310077901553 


Đây lại là đoạn văn trong bài viết của tôi, được Công ty chép và sử dụng lại nguyên văn mà không có bất cứ chú thích xuất xứ nào!…


Trên đây chỉ là một vài nội dung điễn hình mà quý Công ty đã chép lại, sử dụng lại một cách "tự nhiên" từ chính bài báo đã được cấp phép xuất bản do tôi (Lê Thạnh) là tác giả, bài: "Rượu Hương Mai – Hương vị của đất trời vào xuân", khi chưa hề có sự đồng ý chính thức nào từ tác giả. Trên trang facebook và cả trang web của Công ty còn rất nhiều nội dung tương tự… Tôi cho rằng việc làm nói trên của Công ty là sự vi phạm hết sức ngang nhiên về Quyền tác giả.


Từ những lý do trên, qua thông điệp này, tôi yêu cầu Quý Công ty phải chấm dứt ngay việc sử dụng trái phép Tài sản Trí tuệ của người khác, bằng cách xóa ngay mọi từ ngữ, hình ảnh, ý tưởng về Rượu Hương mai, do chính tôi là tác giả. Đồng thời tôi cũng yêu câu Công ty phải có sự xin lỗi công khai (trên báo chí, truyền thông) về việc làm trái phép của mình.

Nếu Quý Công ty không thực hiện yêu cầu này thì buộc lòng tôi phải nhờ đến Pháp luật can thiệp.

Trân trọng kính báo!

LT

13 tháng 10, 2022

BÁT TỤ BẢO TRONG ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

LT: Bát tụ bảo - Một loại vật phẩm phong thủy có nguồn gốc tự nhiên đang được ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên, tài liệu về chúng hiện đang còn rất tản mạn, khó truy cập. Bài viết dưới đây là kết quả của sự góp nhặt, tổng hợp và biên tập lại theo hướng bình dân, dễ đọc. Thân ái chia sẻ cùng anh em thân hữu quan tâm.

 

   Ảnh 1: Một tác phẩm bát tụ bảo dạng 1 của tác giả , chế tác từ đá tự nhiên 100%. Lớp ngoài mã não, lớp trong là thạch anh trắng. (Ảnh Lê Thạnh)

 BÁT TỤ BẢO LÀ GÌ?

Bát tụ bảo là vật phẩm phong thủy, có nguồn gốc tự nhiên, đặc biệt là đá thạch anh tự nhiên, thạch anh tím có kết tinh dạng hốc, được chế tác chủ yếu bằng phương pháp vật lý (cắt, gọt, đánh bóng…) để tạo nên một tác phẩm bát tụ bảo nghệ thuật và phong thủy. Bát tụ bảo thường ở dạng trứng, ổ, hốc, hang... bên trong phủ những tinh thể thạch anh hay còn gọi là noãn thạch hoặc gọi là trứng đá.

Từ bát tụ bảo được giới chuyên môn đặt ra và đã được các cộng đồng nghệ nhân công nhận, để chỉ tác dụng tích tụ những năng lượng bên trong, giúp tăng cường vượng khí và thu hút tài lộc cũng như may mắn cho con người trong tầm ảnh hưởng.

Hiện nay, trên thế giới và cả nước ta, bát tụ bảo được tìm thấy phổ biến ở 3 dạng:

- Dạng thứ nhất, được khai thác tự nhiên được kết tinh từ lớp mã não bên ngoài, bao bọc lớp thạch anh hoặc nhũ can thạch tự nhiên bên trong. Nghệ nhân chế tác chỉ tác động xử lý mặt ngoài của viên đá, cắt và mài bóng rồi đặt tất cả lên một đế gỗ (gỗ quý) để tạo nên một tác phẩm bát tụ bảo hoàn chỉnh.

Với dạng này, bát tụ bảo có kết tinh từ đá mã não bên ngoài và bên trong là các tinh thể hốc thạch anh hoặc các nhũ can thạch tự nhiên. Một sự kết hợp hoàn hảo này như một món quà thiên nhiên ban tặng cho con người. Sự cộng hưởng giữa hai loại đá mang tính phong thủy cao như đá mã não và đá thạch anh đã tạo nên một năng lượng từ trường tuyệt vời giúp thu hút và tích tụ những năng lượng tốt tạo nên ý nghĩa và công dụng giúp cho cuộc sống con người cảm thấy nhẹ nhàng và thuận lợi trong mọi công việc. Đồng thời cuộc sống cũng trở nên hài hòa và tốt đẹp hơn.

30 tháng 9, 2022

TỔNG QUAN VỀ HỔ PHÁCH (AMBER)


Ảnh 1: Tác phẩm hổ phách tại Nhà Dị nhân Lê Thạnh
(ảnh Lê Thạnh)
 

Hổ phách là gì?

Hổ phách là loại nhựa cây hóa thạch được tìm thấy trong các cây cổ thụ lâu đời. Hổ phách còn có tên khoa học tiếng anh là Amber. Trái với suy nghĩ của nhiều người, hổ phách không thực sự là một loại đá quý. Trên thực tế, những viên đá này lại chính là nhựa cây hóa thạch có tuổi từ 30 đến 90 triệu năm.

Tinh thể đá hổ phách amber được đánh giá cao vì màu có sắc ấm và vẻ đẹp của chúng, được chạm khắc thành các món đồ trang sức và được trao đổi giữa các nền văn hóa trong hàng nghìn năm thời cổ đại.

Mảnh hổ phách lâu đời nhất từng được phát hiện có độ tuổi ước tính khoảng 320 triệu năm. Những viên đá ít hơn khoảng dưới 100.000 năm tuổi có giá trị thấp hơn nhiều.

Hầu hết hổ phách bán ở Việt Nam có màu vàng, cam hoặc nâu đất. Rất ít những viên hổ phách xanh lam được chào bán vì độ quý hiếm và độc đáo của nó.

Hổ phách và hổ phách non thường được xác định bằng niên đại của viên đá (độ tuổi). Hiện nay ở Việt Nam, các phòng kiểm định đơn lẻ thường không có đủ thiết bị để giám định niên đại viên đá. Do vậy một số phòng kiểm định sẽ đưa ra kết quả không chính xác giữa hổ phách và hổ phách non.

19 tháng 9, 2022

Tại sao lại có tên hoa dâm bụt?

 

  •   


Hoa tên là Dâm bụt là phiên âm cổ Hán - Việt từ tiếng Phạm là Jambu/Jum bu, tiếng Pali cũng vậy: Jum bu. Tên khoa học của nó là Eugenia jampulana. Khi để chỉ vùng đất có cây Jum bu thì người ta chuyển thành Jam bu - dvipa (Phạm), Jam bu-dipa (Pa li). Hán điển ghi: “Diêm phù, tiếng Phạn là jambu, là tên cây” (閻浮,梵語 jambu,乃樹之名).

Loài hoa này vốn ở Ấn Độ, theo Phật giáo Bắc truyền mà lan tỏa. Trung Hoa cổ xưa có nhiu cách chuyển ngữ để gọi tên loài hoa này.

Cách thứ nhất là chuyển phiên âm từ Phạm sang Hán: Diêm phù [閻浮], Thim phù [譫浮], Thiệm bộ [贍], Chiêm bộ [瞻部], Diệm phù [剡浮], Nhiễm bộ [染部], Tim mô [謨]. Các từ có chữ “thụ” kèm theo là từ ghép cố định. Ở đây ta thấy âm tiết Jam/Jum đã chuyển thành Diêm, Diệm, Thim, Nhiễm, Tim. Âm tiết Bu hoặc Bu-d được chuyển thành âm Phù, Bô, Mô.

Cách thứ hai là một phần phiên âm một phần dịch nghĩa: Ví dụ như Phật tang [佛桑], Phù tang [扶桑]. Ở đây, người ta dùng âm Phù hay Phật để phiên âm Bu hay Bu-d (Bu-d là cách đọc nối âm trong địa danh Bu-dvipa hay Bu-dipa, có sách còn ghi Budvipa/Budipa, không có dấu gạch nối), còn Tang là loài cây dâu.

Cách thứ ba là dịch sang chữ và nghĩa Hán hoàn toàn: đó là cây Mộc cận/cẩn [木槿], Chu cận/cẩn朱槿. Chữ “mộc” mang nghĩa là cây. Chữ “chu” có nghĩa là đỏ. Chữ “cận/cẩn” là để chỉ một loài hoa tương ứng có ở Trung Hoa.

Các từ điển đối ngữ đu dịch các tên hoa trên đây sang tiếng Việt là Dâm bụt. Trong “Phật quang đại từđiển”, các mục viết liên quan đến loài hoa Dâm bụt này ta thấy:

- Mục Diêm phù đề 閻浮提 viết: “Phạm: Jambu-dvipa, Pali: Jambu-dipa. Cũng gọi Diêm phù đ. Thiệm bồ đ, Diêm phù đ tì ba, Diêm phù, Phạm: Jambu là tên cây; đ, Phạm: dvipa, là châu. Dịch cả Phạm Hán thì gọi là Diêm phù châu, Thiệm bộ châu, Thim phú châu. Gọi tắt là Diêm phù… Châu này là châu phương Nam trong bốn đại châu Tu Di cho nên cũng gọi là Nam Diêm phù đ…”.

- Mục Diêm phù đàn kim viết: “Phạm: Jambunada-suvarna. Ý nói loại vàng được sản xuất từ dòng sông Na đa (nada, đàn) chảy qua rừng cây Diêm phù (Jambu)…”.

Đặc biệt mục Diêm phù thụ viết: “Diêm phù, Phạm; Pali: Jumbu cũng gọi là Thiêm phù thụ, Thiệm bộ thụ…, gọi tắt Diêm phù. Tên khoa học là Eugenia jambulana. Thuộc loại cây cao lá rụng. Vốn sinh ở Ấn Độ, nở hoa, kết trái vào khoảng tháng 4, tháng 5, quả mầu tía đậm, vị hơi chua, hột có thể dùng làm thuốc…”.

Trong tiếng Việt để chỉ loại cây này có các từ như: Dâm bụt, Râm bụt, Bông bụt, Bồng bụt, Bông bụp, Dâu bụt, Dâng bụt…

Trong đó phải nói tên Dâm bụt là phổ dụng hơn cả. Cũng vì thế nó là khởi nguồn cho những ý kiến bàn bạc v tên hoa này nên như thế nào. Các từ điển như Tự điển Việt Nam của nhóm Khai trí Tiếđức, Từ điển Việt HánTừ điển tiếng Việt thông dụng lựa chọn cách ghi Dâm bụt.

Tên Râm bụt cũng được nhiu người ghi, chủ yếu là để tránh âm “Dâm” (dễ bị hiểu nhầm thành 淫) vốn không hợp với nhà Phật, với Bụt. Nhưng khi pháâm, người Bắc Bộ nói chung vẫn gọi là Dâm bụt.

Tên Bông bụt hay Bồng bụt chủ yếđược nói năng từ Nghệ Tĩnh trở vào phía Nam. Bông có nghĩa là hoa trong từ ghép “bông hoa”. Chữ Bông bụt này đã được các từ điển ở Nam bộ như Việt Pháp từ điển của Trương Vĩnh KýĐại Nam quấc âm tự vị của Huỳnh - Tịnh Paulus Của ghi nhận (mục từ Bông).

Tên Bồng bụt hay Bông bụp là từ địa phương. Ít phổ biến.

Tên Dâu bụt chắc là lấy loài dâu có lá cành khá giống với Dâm bụt để gọi, tránh được chữ “dâm” và cũng có thể là ai đó đã chuyển dịch từ hai chữ Phật tang âm Hán - Việt (Phật = Bụt, Tang = Dâu). Ít phổ biến.

Tên Dâng bụt dù khá gần âm với Dâm bụt nhưng v ngữ âm khó chuyển đổi. Vả lại nó cũng chỉ là ý kiếđ xuất của cá nhân trong bàn luận chứ dân dã không dùng.

Xem những tên hoa được trích ra ở trên, chúng ta thấy rằng, vốn Jambu, Jumbu, đất Jambu-dvia, nghĩa của nó không liên quan gì trực tiếđếĐức Phật cả. Vậy tại sao nó lại mang nghĩa Phật?

Vấn đ ở chỗ, thứ nhất, Hán cổ đã dùng âphù”để phiên âm tên Đức Phật: Buddha trong tiếng Phạm và Pali vốn đã được phiên thành các chữ là Phù đà, Phù đồ, Phù đầu trước cả khi phiên là Phật, Phật Đà. Ấn tượng mạnh mẽ về Đức Phật, v Phật giáo đã khiến người ta liên hội âm Phù trong Diêm phù đ với biểu tượng Phật. Thứ hai, loài cây hoa này xuất phát từ cõi Diêm phù đ, một trong bốn đại địa của Ấn Độ quanh núi Tu Di huyền thoại nên ấn tượng nghĩđó càng mạnh mẽ. Thế là từ đó, ta thấy sự chuyển tự đã khẳng định nghĩa của nó từ Phù tang sang Phật tang (cây dâu nhà Phật). Đến lúc này thì ý nghĩa v nhà Phật, Đức Phật đã hoàn toàn ấn định.

Chữ Bụt của tiếng Việt cũng vốn là một cổ Hán ngữ của chữ Phù/Phật, cho nên ý nghĩa v loài hoa này gắn với nhà Phật là sự tiếp biến tự nhiên.

Nhưng bây giờ xem lại ta lại thấy giữa Jam/Jum => Dâm, giữa Bu/Bu-d (nối âm) => Bụt quả là gần gũi v ngữ âm hơn các cách phiên Hán tựLiệu chăng, âm nàđã vào tiếng Việt qua con đường truyn giáo trực tiếp của các nhà sư Ấn Độ ở trong dân gian? Chắc là nó lưu giữ một hình thức phát âm cổ hơn.

Nhưng cũng có thể suy luận theo sự tương sánh thường thấy về âm đọc, giữa Diêm - Dâm mà nhiều âm khác cũng như thế. Ví dụ; Nghiệm - Ngẫm (trong Ngẫm nghĩ), Nhiệm - Nhậm (trong nhậm chức, nhậm sự), Liễm - Lậm (trong lậm tiền, ăn lậm), Hiềm - Hầm (trong giận dữ hầm hầm), Điểm - Chấm, Điểm - Lấm (trong lấm tấm), Triêm - Trấm/Rấm (trong trẩm nước, rấm nước), Yểm - Ẩm (trong ẩm ướt). Còn từ Phù hoặc Phật tương sánh với Bụt cũng là điều thường găp.

Nói tóm lại, chúng ta có cách chuyển ngữ từ Phạm sang âm Việt cổ:

                                                            JAMBU/JAMBU-D => DÂM BỤT.

Và, một lần nữa, ta thấy Dâm ở đây trong nghĩa gốc gác vốn chả gắn gì với dâm bôn, dâm dục, cũng như Bụt ở đây chả gắn gì với Đức Phật cả. Có thể thừa nhận sự lây nhiễm nghĩa trong nói năng thường nhật nhưng cũng cần hiểu cái gốc gác hữu lý của nó.

Viếđếđây, tôi lại nhớ bài thơ Mộc cận của Ức Trai Nguyễn Trãi trong phần Hoa mộc môn:

                                                     Ánh nước hoa in một sắc hồng

                                                    Vẩn nhơ chẳng bén Bụt là lòng

                                                     Chiu mai nở chiu hôm rụng

                                                     Sự lạ cho hay tuyệt sắc không.

Bài thơ nằm trong truyn thống hiểu Bụt là nhà Phật nhưng qua lăng kính của nhà Nho. Dù hoa thường trồng bên bờ ao, bóng hoa in xuống nước, nhưng vẫn giữ màu hồng tinh khôi của nó, không h bén chút vẩn nhơ. Nó không chút vẩn nhơ vì đã đạt được cái tâm Phật (Phất tức thị tâm, tâm tức thị Phật). Nhưng biết đâu, Nguyễn Trãi, với ba chữ “bụt làm lòng”, cụ ngầm muốn đề xuất một tên gọi “Tâm Bụt” cho loài hoa này. Hai chữ “chiu” trong văn bản không phải là “buổi chiu” như ta thường nghĩ. Nó là một từ chỉ một trạng thái thời gian, không gian, tâm trạng, sự việc mà tính xác định là không hoàn toàn cụ thể. Có chiu phong vận, có chiu thanh tân (Nguyễn Du), Người xuống ngựa, khách dừng chèo/Chén qunh mong cạn, nhớ chiu trúc ty (Phan Huy Ích). Ở đây ta phải hiểu là: chừng mai nở chừng hôm rụng, nghĩa là ban mai thì nở mà chiu hôm đã rụng. Sự vô thường của cuộc đời ngắn ngủi. Đếđây ta có thể liên hệ với hai câu thơ trong bàCận hoa của Thôi Đạo Dung thời vãn Đường:

                                                     Cận hoa bất kiến tịch

                                                      Nhất nhật nhất hồi tân

                           (Đừng ngắm dâm bụt vào chiu tối/Mỗi ngày nó lại nở vào buổi mới)

Nhưng ThôĐạo Dung không mở hướng thơ theo triết lý thin. Nguyễn Trãi thì khác: Sự lạ cho hay tuyệt sắc không, tức là sự đẹp đẽ kia cho ta thấy đã đạt đến tột cùng cái lý sắc sắc không không.

Mà vẫn chưa hết, ba chữ “tuyệt sắc không” còn hàm cái ý là: duy chỉ có sắc mà thôi. Đúng vậy, Dâm bụt quả là chỉ có sắc mà không có hương. Một chút chơi thơ mỉm cười tinh tế của cụ Ức Trai. Chúng ta lại nhớ câu thơ của Ngô Thì Nhậm cũng viết v hoa Dâm bụt:

                                                     Tố chất vô hương thùy dữ đ

                                                     Hồng nhan bất mị cánh kham liên.

                                          (Vốn không có hương nên không ai đố kỵ

                                           Má hồng mà không khêu gợi nên lại càng thương).

Cái sự tên hoa Dâm bụt theo tôi là vậy.

NGUYỄN HÙNG VĨ - Văn Hóa Nghệ An
http://vanhoanghean.com.vn/van-hoa-va-doi-song/k2-extra-field-groups/cuoc-song-quanh-ta/14871-tai-sao-lai-co-ten-hoa-dam-but