Bận nhiều việc, thời gian qua tôi ít được viếng thăm và trò chuyện cùng các bạn. Hôm nay trở lại, tôi xin được nhẹ nhàng bày tỏ ý kiến của mình về tác phẩm này, theo lời đề nghị một vài chiến hữu thân.
Dáng dấp ngạo ngễ và uyển chuyển. Thân cành có đủ bộ một cành rơi và một cái ngọn vươn vươn tự đắc. Thân võ thì xù xì đầy dấu vết thời gian, cùng với một vài mút lũa khá điệu nghệ… Mọi thứ trên sản phẩm này dường như nhất loạt muốn minh chứng, diễn đạt một điều mà người làm cây nào cũng muốn có: Một tác phẩm giá trị.
Vâng! Tôi thừa nhận đây là “một tác phẩm giá trị” với điều kiện là phải đi kèm với một cái nhìn... dễ tính mà thôi. Nhưng khốn nỗi, với người chơi cây và cả đạo chơi cây chân chính được gìn giữ bao đời nay thì khó có thể có một cái nhìn hời hợt, dễ tính và có thể dễ… bị mua chuộc đến vậy. Chỉ xin được đưa ra 3 nhận xét về 3 bộ phận chính của cái gọi là tác phẩm này: Phần ngọn, thân và gốc.
- Cái ngọn ư? Vâng cứ gọi nó là cái ngọn cho công bằng. Nhưng hãy xem xét lý do và cả ý đồ của tác giả khi trình làng một tác phẩm hoàn chỉnh lại có một cái dây cột, kéo phần ngọn khá lộ liễu như thế?
Hẳn ai cũng biết, bộ phận ngọn của bất kỳ một cây nào cũng đều chứa rất nhiều đỉnh sinh trưởng và là những đỉnh sinh trưởng quan trọng nhất của một thực thể thực vật sống, nó quyết định cho sự tồn tại, phát triển của thực thể này, nó đáng được tôn trọng hay ít nhất là sự cẩn trọng tối thiểu. Thế nhưng, đáng tiếc thay cái đầu tàu quyết định cho tương lai ấy lại bị chính tác giả - người cha tinh thần của nó đang tâm… dùng dây cột lại để kéo giật một cách thô bạo. Theo tôi, đó là một lối bạo hành trong cây cảnh. Mà bạo hành thì dù với hình thức nào, ở đâu cũng đáng được lên án và tiêu diệt nhằm tránh đi những tội ác hay chí ít là mầm mồng của tội ác có thể có về sau.
- Phần thân cây, tác giả cố ý để lại vài mẫu lũa, thoạt trông rất là “điệu nghệ”. Nhưng hãy chờ xem chúng có còn là điệu nghệ không khi đó là những vết gãy, nhọn, sắc cạnh…, là dấu tích, hệ quả của những cuộc bẽ gãy hết sức cẩu thả mà lẽ ra sau nỗi trút giận lên cây, ít nhất tác giả phải bình tâm dành thời gian trau chuốc, che đậy đi sự tàn nhẫn của mình. Nhưng rõ ràng là tác giả đã bỏ mặc cho cây tự “lo” cho vết thương của mình. Vậy thì không phải bình cũng đủ thấy tính cách và cái tâm của tác giả khi “làm “ cây này.
- Cuối cùng xin được xem vào cái gốc cây và cũng là cái gốc… của vấn đề.
Dẫu có nhẫn đến mấy ta cũng khó có thể kìm hãm được sự khó chịu khi phải nhìn một tác phẩm vào hàng “giá trị” như thế này lại được đứng trên nền tảng của một cái gốc teo tóp với vài ba cái rễ lèo tèo chỉ vừa đủ để nâng cái thân hình nặng trịch, ỏng ẹo với cái bụng to tướng, giống hệt dáng dấp của mấy … đại gia rững mỡ thời nay mà thôi.
Đến đây thì lòng yêu… nước đã khiến tôi tưởng tượng ra tác giả - một ông “tàu" to béo, bụng phệ, kênh kiệu, luôn luôn xem thường thiên hạ mà không hề nghĩ chỗ này chỗ kia mình cũng thuộc hàng chẳng ra gì.
Đấy! “tác phẩm giá trị” này, dưới một góc nhìn vào hàng… cẩn thận thứ chót thiên hạ như tôi là vậy. Kính mong các bậc cao… cây bỏ qua sự khinh suất nếu có và xin được nghiêng mình thọ giáo.
Lê Thạnh – Dailoc - Comaihoa
Sửa lần cuối bởi Dailoc; 27-07-2010 lúc 02:41 PM.
0914.026.345 - Comaihoa@gmail.com
______________________________
TocTien:
Ngọn và Thân,nghe Bác phân tích ,đánh giá và phê bình .Theo em cảm nhận thì Bác ko có cảm tình với Bonsai ngoại thì phải.
Theo em ,cây Thông mà các Bác đang bình luận là một cây chưa hoàn thiện.Vì vậy những đánh giá ,bình luận của Bác chưa thể phản ánh hết những gì tác giả muốn gửi gắm vào nó.Em chỉ có đôi dòng cùng Bác vậy,có gì làm Bác ko vui mong Bác bỏ qua cho."
_______________Dailoc:
Cảm ơn Toctien đã có ý kiến phản hồi.
Bạn nói đúng và tôi cũng hiểu rằng chỉ khi “có ở trong chăn mới biết… không có rận”!
Thú thật với bạn tôi cũng có chơi và làm được một ít cái gọi là cây cảnh, trong đó cũng có vài cây thuộc họ thông tùng nên tôi cũng hiểu được phần nào cái nhọc nhằn của người làm cây. Tuy nhiên, đó là dưới góc độ người làm cây mà thôi, tôi không nhìn nhận với góc độ đó. Ở đây, khi đã đóng vai một người thẩm định tác phẩm, vác mắt soi cây, tôi nghĩ không được phép vì thương mà bỏ qua những lỗi lầm, những khiếm khuyết thể hiện rõ ràng trên tác phẩm. Làm cây cũng là sáng tác, trước hết nghệ nhân phải bỏ ra nhiều công sức và tâm huyết thì mới mong có được một tác phẩm giá trị chứ không ai lại bỏ qua những lỗi kỹ thuật một cách dễ dàng, để rồi lại phải… kể lể cái nỗi nhọc nhằn của mình (vì cây thông cứng, khó làm quá...) để mong… được bà con thông cảm, khi tác phẩm trình làng.
Lê Thạnh – Dailoc - Comaihoa
Sửa lần cuối bởi Dailoc; 01-08-2010 lúc 10:26 AM.
Bài viết trên sau khi đăng trên Diễn đàn Caycanhviet.vn đã có rất nhiều ý kiến phản hồi, nhiều chiều. Đa phần là sự phản đối về tính... cự đoan của bài viết.
Trả lờiXóaCó lẽ bạn đọc sẽ khó nhìn nhận đúng bản chất của sự việc, xung quanh bài viết này. Đây là bài viết có dụng ý là... chê. Chê cùng cực để tìm ra chân lý. Để các bạn hiểu thêm bài viết, Comaihoa xin đăng lại bài phản hồi của tôi trên một diễn đàn về chuyện này. Mời xem tại đây:
http://comaihoa.blogspot.com/2012/05/anh-gia-ve-loi-binh-cua-mot-loi-binh.html