11 tháng 12, 2014
26 tháng 11, 2014
CÂY LƯỢC VÀNG QUÝ HƠN VÀNG

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, dịch ép từ cây lược vàng rất giàu các chất kích thích sinh học có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư.
Dân gian dùng cây lược vàng chữa bệnh loét dạ dày tá tràng, lợi tiểu, ngăn ngừa và điều trị các khối u trong cơ thể. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Canada, dịch ép từ cây lược vàng rất giàu các chất kích thích sinh học có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư. Những chất này còn có khả năng chữa lành các bệnh mắt, viêm loét dạ dày tá tràng, hen suyễn, và nhiều bệnh khác nữa. Nó làm tăng quá trình biến dưỡng, làm tăng khả năng bảo vệ cơ thể và đồng thời thúc đẩy quá trình tái sinh (đổi mới) các tế bào trong cơ thể.
“Cây giỏ” lợi không nhỏ
Cây lược vàng có tên tiếng Anh là “basket plant” (cây giỏ – vì thường được trồng trong những giỏ nhỏ để trong nhà) tên Latinh là Callisia fragrans, thuộc họ thài lài Commelinaceae. Chính nhờ thành phần các chất sinh học hiện diện trong cây có tác dụng hiệu quả trên cơ thể người, mà cây lược vàng đang được nhiều nước quan tâm nghiên cứu.
Bài gốc: Cây lược vàng quý hơn vàng
Bài gốc: Cây lược vàng quý hơn vàng
Labels:
Cây cối với đời sống
25 tháng 11, 2014
THÔNG ĐIỆP CHO NGƯỜIYÊU HUỆ ĐỎ
Trong vài năm vừa qua, dù không có đất vườn, mọi thứ cây cối đều trồng trong chậu, nhưng nhờ cất công nhân giống nên LT có được một vốn liếng kha khá về huệ đỏ (cả trăm củ). Đến mùa tết xử lý cho huệ ra hoa, ngoài màu vàng của cổ mai hoa huyền bí thiêng liêng, từ trong ra ngoài, ai đến chơi nhà LT cũng phải “trầm trồ” về sắc đỏ rực rỡ của cơ man nào là huệ.
Tuy nhiên, LT vẫn hiểu lấy một điều, cái phúc đức trời cho mà cứ “cu cu” ẳm hưởng một mình thì rất dễ biến thành… họa. Thế nên LT đã vô tư tặng giống cho rất nhiều thân hữu và cũng đã rất lấy làm sung sướng trong cái sự sung sướng của mọi người…
Thấm thoát thời gian trôi. Nay đã bước vào những ngày đầu tháng 10 âm lịch, cũng là lúc người yêu quý huệ đỏ phải để tâm đến thứ mà mình yêu, mình quý. LT tôi bổng dưng nhớ đến các thân hữu mà mình đã… lỡ tặng giống quý này. Nên mới gửi thông điệp này để những ai yêu và có Huệ đỏ, thì phải xử lý, ngay từ hôm nay…
Cách làm như sau:

Đầu tháng 10 âm lịch, ta lựa chọn trong đám xuân xanh ấy những củ giống tốt, to, tròn, mẩy để mà nhổ chúng lên. Rồi cắt bỏ rễ, lá, rữa sạch, hong khô. Sau đó đem đặt vào chỗ khô và thoáng khí. Lưu ý tránh nơi ẩm ướt, tạt mưa, chuột cắn, mèo tha và cả người ta... ăn cắp…
Đến khoảng hạ tuần tháng 11 âm lịch, Người yêu Huệ đỏ cần quan sát thật kỹ củ giống của mình để mà có hướng xử lý cho hợp lý, hợp tình. Chẳng kể là củ to, củ nhỏ, cùi chỏ hay dái tai, bạn phải phải vạch áo từng em một để nhìn cho rõ. Nếu cố gắng đến mấy vẫn chẳng thể nhìn thấy được cái vòi thì 40 ngày. Còn em nào mới sờ vô đã nghe thấy được cái sự lồng ngồng, bức bách, không biết dị thì cứ tính cho 30 ngày để đặt giống…
Thế là Mùng Một Tết, cầu được ước thấy, người yêu Huệ đỏ sẽ có Huệ đỏ để đón mừng Xuân mới.
Thông điệp này LT tôi xin gửi tận tay và mong quý thân hữu vì chút tình thân mà lưu tâm để làm cho trọn vẹn. Nếu có điều gì không phải vui lòng bỏ quá cho…
Lê Thạnh
Labels:
Các vấn đề kỹ thuật
13 tháng 11, 2014
7 tháng 10, 2014
Mã đáo Thành công - Viên đá của Xuân Giáp Ngọ.
![]() |
Viên đá do anh Hồ Văn Thành sưu tầm và đặt tên là Gọi Sáng, án ngữ trên kệ đá nhà anh tại Duy Xuyên đã nhiều năm nay. Tết Giáp Ngọ vừa rồi, nhờ mối thâm tình tri kỷ cùng chút nhân duyên, LT được anh đồng ý chuyển giao. Và khi về đến Tam Kỳ, "Gọi Sáng" (gà cho năm dậu) đã thoát thân trở thành “Mã Đáo” (ngựa cho năm ngọ) để cùng với Tri âm, đón chào Xuân mới...
Với sự có mặt trang trọng của "Mã đáo Thành công" ngay chính diện phòng khách đón Xuân, năm rồi LT được hưởng một cái tết đầy ý nghĩa và hết sức hãnh diện...
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây...
Lâu lắm rồi không gặp lại anh Thành, trên trang Fb của anh cũng vắng. Bổng dưng nhớ đến anh. Có lẽ giờ này anh đang lặn lội những chốn thâm sơn để hòa mình vào thiên nhiên với những thú vui muôn thuở... Xin gửi vài thông điệp hỏi thăm sức khỏe và kính chúc anh Vạn sự May mắn, Thành công trên mọi bước đường.
Lâu rồi anh chẳng vào “phây”
Hỏi thăm sức khỏe dạo này ra sao?
Tiếng gà Gọi Sáng hôm nao
Bây giờ Mã Đáo dạt dào tình thâm…!
Tam Kỳ, sáng 07/10/2014
LT
_________________________________
Ghi chú: Ảnh nhỏ trong hình là một bức tranh ngựa của Từ Bi Hồng.
Labels:
Đá cảnh nghệ thuật,
Giới thiệu tác phẩm
11 tháng 9, 2014
NGUYỆT QUẾ, KHẾ GÂN…
Cây nguyệt quế ngay sau mùa hoa rộn ràng đón Trung thu năm trước đã được cắn răng “quy hoạch” lại. Có rất nhiều khu giải tỏa trắng và cũng nhiều nơi được cấp phép khởi công làm lại từ đầu… Sau 1 năm khẩn trương thi công, dù diện mạo công trình còn rất khiêm tốn, chưa thể bằng ai song do sâu nặng nghĩa tình, cây trả ơn người bằng một đợt hoa nhẹ nhàng để đón Trung thu. Hoa ít nhưng được một cái là ngào ngạt hương thơm, rơm rả cả khu vườn…
Nguyệt quế là thế,
đến lượt cây khế.
Chỗ để ngặt nghèo,
khó có ảnh hay.
đến lượt cây khế.
Chỗ để ngặt nghèo,
khó có ảnh hay.
Hắt ra ngoài chụp ảnh thì ngược sáng, tối om. Úp vô tường thì khó tìm được một chỗ để “khom” cho đàng hoàng để mà bấm máy… Thì thôi xin đưa bức ảnh tàm tạm trong chừng mực có thể để cây khỏi hờn và đỡ tủi thân, khi trên cành cẩn thận kiểm đếm thì thấy có đến gần 70 trái xanh, to nhỏ, tỏ rõ một vị chua lè lè…
Labels:
Bình luận tác phẩm,
Bonsai,
Giới thiệu tác phẩm
9 tháng 9, 2014
Bonsai trồng ngược: Hồng ngọc mai lại ra hoa.
Suốt mùa nắng, hồng ngọc mai ra hoa liên tục. Nếu chăm sóc tốt, mỗi đợt hoa rộ cách nhau khoảng 50 ngày.
Lần này cũng thế, lại ra hoa. Dĩ nhiên đợt hoa sau bao giờ cũng nhiều và đẹp hơn đợt hoa trước...
Tam Kỳ, 10/9/2014
Lê Thạnh
Lần này cũng thế, lại ra hoa. Dĩ nhiên đợt hoa sau bao giờ cũng nhiều và đẹp hơn đợt hoa trước...
Tam Kỳ, 10/9/2014
Lê Thạnh
Labels:
Bonsai,
Giới thiệu tác phẩm
24 tháng 8, 2014
LINH SAM ĐỔ…
Xem thêm:
Ba năm trưởng thành của cây linh sam
Labels:
Bonsai,
Giới thiệu tác phẩm
7 tháng 8, 2014
Chuyện lạ: Cây biết thổi kẹo cao su
Video về một loài cây có thể thổi kẹo cao su giống con người đã khiến cư dân mạng thích thú.
Cây bắt ruồi (Venus flytrap) là loại cây ăn thịt côn trùng, thường sống ở vùng lầy lội ở Bắc và Nam Carolina (Mỹ). Lá của chúng giống như vỏ sò, gồm 2 mảnh khớp vào nhau. Mép lá có gai nhọn và rất nhạy cảm. Khi con mồi của cây như ruồi, nhện, ong… chạm vào, lá sẽ đóng lại trong nháy mắt giống như một cái bẫy.
Mới đây, trên internet đã xuất hiện đoạn video ghi lại một thử nghiệm, trong đó một người đàn ông thử đưa vào cây bắt ruồi mẩu kẹo cao su. Kết quả cây bắt ruồi có thể thổi kẹo cao su như con người.
Hương Giang (Dân Trí)
Hương Giang (Dân Trí)
6 tháng 8, 2014
10 công dụng tuyệt vời của bã cà phê

1. Phân bón
Bã cà phê được người làm vườn rất ưa chuộng vì nó thích hợp để làm phân bón. Khi trộn với các chất dinh dưỡng trong đất, bã cà phê làm cho đất màu mỡ, giàu axit hơn. Cây cối sẽ phát triển mạnh trong đất axit vì nó có thể nhận được nhiều chất dinh dưỡng từ đất. Nếu bạn có một nguồn cung cấp bã cà phê, hãy giữ lại và làm cho vườn cây của bạn nở hoa quanh năm.
2. Chải lông cho vật nuôi
Trộn bã cà phê với một chút nước và bạn đã có một dung dịch tuyệt vời làm đẹp cho thú cưng. Bôi dung dịch này lên lông của con vật, nó sẽ có làm mềm lông, làm màu lông đẹp hơn. Hơn thế, nhiều người còn cho rằng bã cà phê có thể diệt được các loài bọ chét cũng như ký sinh trùng khác.
Labels:
Cây cối với đời sống
7 tháng 7, 2014
Quảng Nam hay cãi (3)
Bài 3: Cãi như... đặc sản
Người Quảng khác người cả trong... chuyện chơi. Rắn Mừng Xuân Quý Tỵ, TP làm từ đá và cây gỗ nguyên bản (không chế tác) TP Lê Thạnh |
Ít có tính cách nào riết róng, thâm
thúy, bực mà thương, cười mà giận... đến mức thành "đặc sản" của một
tính cách như chuyện cãi cọ của người Quảng Nam . Nhưng nó cũng là tiền đề đầu
tiên của cải cách, tiền phong: "Cãi để luôn luôn đổi mới và phát
triển"...
Nói về tính cách hay cãi của người Quảng Nam có lẽ không
ai có những nhận định sâu sắc như nhà văn Nguyễn Văn Xuân. Ông được xem là nhà
Quảng Nam Học với rất nhiều nghiên cứu khảo sát, tinh tường thú vị đến… sợ!
Cuộc đời với bao biến thiên thăng trầm của ông ít nhiều cũng là âm ba của một
nhân cách ngay thẳng âm thầm, hoặc cương trực đấu tranh trực tiếp hay gián tiếp
về lẽ phải của sự cãi.
Tôi được biết nhà
văn, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Xuân qua cha tôi. Ông là một nhân cách lớn. Hay
cụ thể, một nhân cách Quảng. Mọi nghiên cứu về Quảng Nam mà không "bước
qua" những gì Nguyễn Văn Xuân đã viết, đã để lại là... vô giá trị!.
Labels:
Các vấn đề văn hoá
Quảng Nam hay cãi (2)
Bài 2: Mở miệng ra là cãi
Trần Cao Vân lập thuyết Trung thiên
dịch, cãi nhau về thiên – địa – nhân. Phan Khôi viết Việt ngữ nghiên cứu tranh
cãi về ngôn ngữ tiếng Việt. Phan Chu Trinh cãi lại các nhà cứu nước cũ bằng tư
tưởng duy tân… Đó là một trong số ít những người Quảng Nam hay cãi
lừng lẫy vĩ đại đã đi vào lịch sử.
Quảng
Chúng tôi chỉ đề cập đến cái cách “mở
miệng ra là cãi” của người Quảng Nam trong giao tiếp hàng ngày.
Câu hỏi thể nghi vấn luôn luôn thường trực
khi người Quảng mở miệng ra bằng những phương ngữ đặc trưng như bài thơ của
Phan Khôi từng viết:
Làm sao cũng chẳng làm sao
Dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi
Làm chi cũng chẳng làm chi
Dẫu có làm gì cũng chẳng làm sao
Thiên nhiên hùng vĩ có làm nên tính cách con người Đất Quảng? Ảnh: LT cùng nhà thư pháp Hồ Công Khanh trong chuyến tìm đá ở đầu nguồn Mò - O , Đại Sơn, Đại Lộc - tháng 02/2009. |
Cái chi? Cây chi? Con Chi? Làm chi? Răng
rứa? Mô? Mà răng?... là những câu trả lời trước một vấn đề được đặt ra trong
đối thoại cho tới khi vấn đề sáng tỏ thì người Quảng mới chịu kết thúc bằng
“Rứa hỉ!”.
Không bao giờ bằng lòng với một câu khẳng
định, dù đó là sự thật, nên trong cuộc sống hàng ngày có lẽ người Quảng hay cãi
“moi” được nhiều thông tin nhất.
Có thể chia người Quảng hay cãi thành hai
loại là “Người Quảng hoài nghi” và “Người Quảng hàm hồ”.
Labels:
Các vấn đề văn hoá
Quảng Nam hay cãi
Bài 1: Quảng Nam hay cãi, do đâu?
Đã có nhiều giả định về nguyên nhân
nguồn gốc của tập quán nầy. Phần lớn các giả định tỏ ra không mấy thiện cảm, có
thiên hướng tiêu cực về tính hay cãi nầy. Thậm chí có người cho rằng dân vùng
Quảng Nam tính tình hung hãn hung hăng, nóng nảy nên hay cự cãi.
Người viết bài nầy mạo muội đưa ra giả định cho rằng tính hay
cãi của người Quảng Nam có
liên quan đến hoàn cảnh, vị trí địa lý của đất Quảng Nam . Đó là mối liên quan giữa đất
và người. Điều nầy dễ nhận ra ở đất và cây. Tùy theo thổ nhưỡng thổ ngơi mà cây
ra trái lại có vị khác nhau. Quýt ở Giang Nam vốn ngọt nhưng nếu bứng đem
trồng ở Giang Bắc thì "có giỏi tay trồng cũng hóa chua" (thơ Hoàng
Lộc).
Phong
tục, tập quán của người dân Quảng Nam
gắn liền với phong cảnh, phong thổ, thổ nhưỡng, thổ ngơi của đất Quảng Nam . Quảng Nam có những
con sông lớn như Cẩm Lệ, Thu Bồn... bồi đắp phù sa màu mỡ cho những nương dâu,
ruộng lúa phì nhiêu tươi tốt. Sông sâu, nước trong, núi non hùng vĩ đã hun đúc
nên con người Quảng Nam
có tư chất thâm trầm, nói năng bộc trực, tính tình thẳng thắn, thật thà chất
phác.
Labels:
Các vấn đề văn hoá
27 tháng 6, 2014
26 tháng 6, 2014
Kiều hùng - loài cây có vẻ đẹp quyến rũ
| |||||
Trong
một khoảnh khắc nào đó, người ngắm hoa lại bắt gặp những chú ong nhỏ lượn lờ
tìm góc hạ cánh để hút mật hoa hay một vài chú bướm vàng nho nhỏ đang say sưa
với bầu mật ngọt, vỗ nhẹ đôi cánh mềm bên chòm nhị đỏ. Chữ "kiều"
mang nhiều nghĩa khác nhau, trong đó có 4 nghĩa có thể dùng cho trường hợp này
là: (1) những lông dài ở đuôi chim, (2) mềm mại đáng yêu, (3) duỗi dài ra, (4)
vút cao; chữ "hùng" có nghĩa là nhị (nhị đực). Hoa của loài cây này
mang rất nhiều nhị màu hồng hay đỏ vươn dài, vút cao tua tủa, mảnh mai, mềm
mại, gặp gió thoảng nhẹ sẽ lung linh rất huyền ảo.
|
Labels:
Cây cối với đời sống,
Chuyện cây cảnh
24 tháng 6, 2014
CHUYỆN LẠ CÓ THẬT VỀ CÁI GIẾNG CỔ.
Cách đây khá nhiều năm, cũng là thời gian tôi trở lại công tác tại Đại Lộc, trong một lần lặn lội đi tìm cây cảnh, tôi có cùng vài anh em khác phát hiện một cái giếng nước cổ vô cùng đẹp và lạ.
Ảnh cái giếng xưa, trong khuôn viên cơ quan Huyện Ủy Đại Lộc, chụp 01/2009 (không phải cái giếng trong câu chuyện) |
Vốn thích sưu tầm cây cảnh cùng những vật lạ, chuyện lạ, Tôi cùng anh em lân la tìm cách … mua lại cái giếng này để về ghép lại... chơi. Nhưng, dân làng ở đây đã ngăn cản với một thái độ vô cùng cương quyết. Thế rồi, nản lòng, chúng tôi đành gạt bỏ ý định nhưng trong lòng thật là tiếc.
Mãi sau này, tình cờ hỏi chuyện, tôi mới biết đó chính là cái giếng thiêng ở làng S, quê tôi, mà xung quanh nó còn có rất nhiều câu chuyện kỳ lạ được người dân lưu giữ và truyền tụng... (xin được chia sẻ vào lúc khác)
Bây giờ, nhiều năm đã trôi qua. Nghĩ về quảng thời gian ngao du đây đó, về cái giếng cổ ngày xưa mà lòng tôi rất đỗi nôn nao. Chợt nghĩ, hồi đó nếu mua được cái giếng này mang về, chuyện gì sẽ xảy ra?....
ĐL, 21/5/2009
Lê Thạnh
(Chép lại để lưu, 06/2014)
18 tháng 6, 2014
VIÊN ĐÁ LẠ

Chúc
mừng bạn đã có được viên đá lạ!
Với những gì quan
sát được qua ảnh, theo kinh nghiệm cá nhân, tôi nghĩ đây là viên đá nguyên bản,
chất liệu thuộc loại đá mắc ma, trầm tích, có độ cứng rất cao, là tiêu chuẩn đầu tiên để nó có thể trở thành một tác phẩm đá cảnh nghệ thuật/Suiseki.
Labels:
Bình luận tác phẩm
Những con quạ ‘thành tinh’ biết nói tiếng người ở Hải Phòng
(VTC News) - Nghe chuyện quạ “thành tinh”, biết nói tiếng người, thậm chí hát Quốc ca, chúng tôi liền tìm đến phường Đông Hải
Quạ… thành tinh
Thời gian gần đây, người Hải Phòng đồn đại ầm ĩ về những con quạ… thành tinh thuộc sở hữu của “đại gia” nuôi chó dữ Pitbull nổi tiếng đất cảng. Nghe chuyện quạ “thành tinh”, biết nói tiếng người, thậm chí hát Quốc ca, chúng tôi liền tìm đến phường Đông Hải (Hải An, Hải Phòng), gặp anh Mai Quang Tuấn.
Vừa bước chân vào khu nhà tối om với nhằng nhịt hệ thống chuồng trại, chúng tôi giật mình bởi những tiếng nói rành rọt: “Có khách, có khách…”, rồi “Chào sếp, chào sếp…”, “Hê lô, anh ơi, Tuấn ơi”.... Chúng tôi nhìn quanh quất không thấy ai. Lát sau mới phát hiện ra tiếng của 3 con quạ đen sì đậu trên ngọn cây.
3 tháng 6, 2014
30 tháng 5, 2014
LINH SAM ĐÓN CHỜ TRI KỶ…
Vào dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 vừa rồi thấy cây linh sam ra hoa rực rỡ, tôi “cõng” cây từ trên ban công xuống sân vườn để có cái vui chào khách đến thăm.
Nhưng sáng nay, đẹp trời hoa lại nỡ sum suê. Tôi mang cây vào, trang trọng đặt ở chính diện phòng khách.
Labels:
Giới thiệu tác phẩm
14 tháng 5, 2014
RANG RÂY – LOÀI CÂY KHÔNG THÍCH GẦN NGƯỜI…
Từng cố gắng mang về thuần dưỡng nhưng hầu hết đều chết.
Theo lời bà con Cơ Tu cây rang rây không thích… sống gần với con người (?).
Trước Tết Giáp Ngọ tôi có dịp đi công tác miền núi mấy ngày.
Biết tôi chơi cây cảnh và thích sưu tầm những thứ lạ, anh em đồng nghiệp ở Nam
Giang có giới thiệu với tôi một loài cây rất đặc biệt ở đây. Đó là cây RANG
RÂY.
Đây là một loài cây sống chủ yếu trên các vùng núi cao, được
đồng bào Cơ tu thu hái để làm gia vị cho thực phẩm rừng, đặc biệt là các món
nhấm. Lá cây rang rây có chứa một loại tinh dầu có mùi thơm khá đặc trưng và
rất mạnh. Chỉ cần một chút lá bẳng cỡ móng tay cái giã nát đều với một chén
muối hạt là ngay lập tức chén muối được tẩm một hương vị vô cùng đặc biệt. Và cũng
chỉ cần chừng ấy lá, vò nát trong tay là bàn tay của bạn y như là sẽ
được tẩm một mùi thơm đặc biệt suốt một buổi không phai.
27 tháng 4, 2014
VÀI THỨ VUI NGÀY LỄ
Sắp được nghỉ lễ nhiều ngày, nhận được một số lời hứa của bạn
bè đến chơi. Ngẫm thân hữu, bạn bè đã dành thời gian trong dịp lễ để thăm mình
quả là sự quý hóa nên chủ nhà không thể không lo vài thứ để đón chào. Trong số đó,
xin tiết lộ vài thứ vui đang được chuẩn bị để chờ tri kỷ ghé thăm…
Cây hồng ngọc với đợt hoa mới
Còn đây là lộc vừng chỉ vài hôm nữa là đồng loạt bùng hoa…
Labels:
Bonsai,
Giới thiệu tác phẩm
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)